Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu:

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở việt nam (Trang 27)

III. Các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam:

2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu:

• Tù do hóa hơn nữa , mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, từ đó tăng khả năng thích ứng nhanh, tạo môi trường cạnh tranh năng động. Chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.

- Đề nghị nhà nước công nhận quyền kinh doanh xuất khẩu của các cá nhân

- Cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu hàng hóa như doanh nghiệp Việt Nam

- Tiến hành minh bạch, bình đẳng và phổ biến rộng rãi các khoản ưu đãi dành cho sản xuất và xuất khẩu cho tất cả các nhà đầu tư.

- Xác định lai cơ cấu mặt hàng trọng điểm để đề xuất chính sách khuyến khích đầu tư.

• Nâng cao hiệu quả của công tác xuc tiến thương mại, nâng cao kĩ thuật và văn hóa trong hoạt động ngoại thương.

- Tiến hành các chương trình xúc tiến thương mại có trọng điểm

- Đẩy mạnh liên kết xúc tiến thương mại giữa các địa phương thông qua các hiệp hội ngành hàng

- Nâng cao ý thức phát triển thương hiệu hàng hóa để đảm bảo quyền sở hữu đối với mặt hàng xuất khẩu.

• Công tác quản lí hoạt động xuất khẩu cần chặt chẽ hơn, từ khâu thu mua hàng cho tới khâu xuất hàng. Tránh tình trạng tranh mua tranh bán dẫn đến giá tăng giả tạo, tạo nên sự hỗn loạn trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp đầu mungxk cà phê cần phải nắm vững nghiệp vụ về cà phê và kinh doanh trên lĩnh vực này. Cán bộ kinh doanh mặt hàng cà phê của các công ty xuất khẩu cần phải được đào tạo qua các khóa học về phẩm chất, quy

cách cà phê, thị trường và giá cả cà phê để có thể đàm phán với người mua nước ngoài, đảm bảo được thu nhập có lãi trong khi vẫn được uy tín với khách hàng

• Nhà nước cũng cần có những chính sách trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong những trường hợp giá cà phê bị giảm mạnh, hay cho nhòng nhà xuất khẩu cà phê những điều kiện vay tín dụng ưu đãi giúp họ giải quyết khó khăn về vốn để thực hiện công tác thu mua hàng xuất khẩu được tốt và chủ động hơn.

• Nhà nước cần áp dụng một chính sách thuế mềm dẻo đối với việc sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có như vậy mới khuyến khích được người trồng và kinh doanh cà phê trong lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn.

• Nhà nước cần thống nhất quản lý công tác giám định cà phê xuất khẩu, có chương trình đạo tạo cho cán bộ giám định, phổ biến cho họ những kinh nghiệm thực tế để giám định một cách hiệu quả hơn.

V. LỜI KẾT

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển và trong sự cất cánh chung của nền kinh tế, ngành cà phê Việt Nam với những cơ hội mới và tiềm năng sẵn có đã có những bước tiến nhảy vọt và gặp hái được được những kết quả to lớn, là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu khu vực và thế giới, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn.

Nhưng ngành cà phê của Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết: vấn đề về công tác quy hoạch, về quản lý sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.

Tuy nhiên, với những lợi thế về điều kiện tư nhiên, tiềm năng phong phú về nguồn lực cũng như chính sách phát triển đúng đắn, kịp thời. Chúng ta có thể hy vọng một tương lai tươi sáng cho ngành cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở việt nam (Trang 27)