Phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở vườn quốc gia Ba Vì (Trang 43)

Để phân tích và xử lý thông tin học viên đã sử dụng cáccông cụ chính nhƣ: a. Công cụ DPSIR

Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trƣờng) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nƣớc và xã hội để bảo vệ môi trƣờng) [Thông tƣ Số: 08/2010/TT-BTNMT].

Phƣơng pháp DPSIR dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trƣờng, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR đƣợc sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.

Phƣơng pháp này giúp học viên đánh giá đƣợc hiện trạng, thuận lợi, khó khăn trong quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích Vƣờn quốc gia Ba Vì, từ đƣa ra đƣợc phƣơng án quản lý hiệu quả và công bằng hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo các tiêu chí của pháp luật hiện hành (Luật Đa dạng sinh

36

học, Nghị định hƣớng dẫn…) nhằm bảo vệ nguồn gen và các tri thức truyền thống, góp phần phát triển bền vững Vƣờn quốc gia.

b . Công cụ SWOT

SWOT là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trƣờng bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn:

1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống đƣợc xem nhƣ là hoàn cảnh môi trƣờng bên trong.

2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trƣờng bên trong, tình trạng trong tƣơng lai và hoàn cảnh môi trƣờng bên ngoài.

Dùng phân tích SWOT để tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong các phƣơng án quản lý ABS hiện có của Vƣờn, xác định các cơ hội và thách thức nhằm đƣa ra đƣợc phƣơng án quản lý hiệu quả và công bằng hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phù hợp với tình hình thực tế của Vƣờn.

37

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở vườn quốc gia Ba Vì (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)