CHUẨN BỊ HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm (Trang 35)

4. Xả áp và chỉnh tốc độ về 0.

5. Tháo và kiểm tra bề mặt tiếp xúc của khối thử. Điểm đánh dấu do vòng thử để lại phải ở chính giữa (từ trái qua phải và từ trên xuống dưới) bề mặt tiếp xúc.

6. Nếu điểm đánh dấu không ở chính giữa, điều chỉnh lại cho thích hợp theo mục IV. Điều chỉnh khối thử

7. Thực hiện lại các bước từ 1 đến 6 cho đến khi điểm đánh dấu ở chính giữa.

8. Cho nước cất đầy cốc thử.

9. Bôi mỡ cắt (loại thô) vào bề mặt vòng thử và bề mặt tiếp xúc của khối thử.

10.Chỉnh tay đòn để vòng thử tiếp xúc với khối thử.

11.Đặt cốc lên giá đỡ và nâng cốc lên cho nước ngập vòng thử và khối thử.

12.Chỉnh tốc độ tới 100 RPM và áp lực 150 lb. Chạy thiết bị trong 6 giờ, thay nước và bôi mỡ cắt 2 giờ/lần.

13.Sau 6 giờ, làm sạch mỡ cắt dư và sử dụng mỡ mài (loại tinh) để thay thế. Chỉnh tốc độ tới 120 RPM và giảm áp xuống 75 lb, rồi chạy thiết bị trong 4 giờ. Thay nước và bôi mỡ mài 1 giờ/lần.

14.Quá trình kiểm tra hoàn thiện sau 10 giờ. Dùng Acatone làm sạch mỡ bám trên khối thử và vòng thử.

15. Trở lại bước 9 mục I, tiếp tục làm thí nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH KHỐI THỬ:

Khối thử có thể được điều chỉnh theo chiều ngang (trái qua phải) hoặc theo chiều dọc (trên xuống dưới).

 Điều chỉnh khối thử từ trái qua phải:

1. Nới lỏng đầu bulông nối tại vị trí vỏ bọc màu nâu.

2. Dùng mỏ lết xoáy đầu nối momen. Trục sẽ di chuyển qua trái hoặc phải phụ thuộc vị trí trục bên trong vỏ bọc.

3. Siết chặt đầu bulông nối trong vỏ bọc.  Điều chỉnh khối thử từ trên xuống dưới:

—————————————————————————————————————————

36 2. Nới lỏng đai ốc trên đầu nối momen.

3. Chỉnh khối thử về chính giữa đối diện vòng thử và điều chỉnh đai ốc (trên xuống dưới) để cho đai ốc tiếp xúc với vỏ bọc trong khi khối thử ở chính giữa trên vòng thử.

4. Siết chặt đầu bulông nối.

V. BẢO DƯỠNG:

1. bi trong trục chính cần được tra mỡ định kỳ. Nếu có tiếng kêu rít phát ra từ trục chính, cần bôi mỡ bôi trơn ổ trục chịu được nhiệt độ cao ( là loại mỡ N. 12601) thông qua phía sau của nó.

2. Phía trên trục chính ổ bi được bít kín và sẽ chỉ được thay thế khi có thể nhìn thấy đầu mút trục chính . Đầu mút được xác định bởi những dao động quá mức của số đo momen. Để thay thế ổ bi:

a. Tháo vỏ che đai truyền.

b. Tháo bánh răng khỏi trục chính.

c. Tháo 4 vít phía dưới bánh răng và tháo tấm chắn để lộ ra ổ bi.

d. p vòng bi lên từ phía dưới, trượt ổ bi lên trên và tháo ra khỏi trục chính.

e. Trượt ổ bi mới xuống trục chính vào đúng vị trí.

f. Lắp tấm chắn trở lại, siết chặt.

g. Lắp bánh răng, đai truyền và vỏ che đai truyền. Kiểm tra sức căng đai truyền.

3. Giữ bảng điều khiển sạch và khô. Dung dịch có thể thấm vào các bộ phận điện và gây nguy hiểm và hư hại thiết bị.

—————————————————————————————————————————

37 4. Định kỳ tháo vỏ che đai truyền và kiểm tra sức căng đai truyền. Đảm bảo đai truyền không bị tuột khi động cơ bị hỏng. Để tăng sức căng, nới lỏng bulông lắp ráp động cơ mặt sau thiết bị. Trượt động cơ theo hướng tay vặn điều chỉnh momen sau đó siết chặt bulông lắp ráp. Lắp lại vỏ che đai truyền.

VI. TÍNH TOÁN HỆ SỐ B I TR N:

1. Hệ số hiệu chỉnh = (số đo nước tiêu chuẩn)/(số đo nước thực tế)

2. Hệ số bôi trơn dung dịch = (số đo trên đồng hồ/100) x Hệ số hiệu chỉnh

—————————————————————————————————————————

38 MÁY ĐO pH

I. CHUẨN BỊ

1. Thiết bị và hóa chất cần thiết.

- Máy đo pH. - Điện cực pH bằng thủy tinh.

- Dung dịch hiệu chỉnh (pH 4, 7 và 10).

- Nhiệt kế thủy tinh, khoảng nhiệt độ từ 32oF tới 212o F. - Khăn mềm để lau khô điện cực.

- Nước chưng cất hoặc nước đã loại ion. - Bàn chải lông mềm.

- Dung dịch NaOH 0.1M và HCl 0.1M để phục hồi điện cực. - Mẫu dung dịch.

2. Hiệu chỉnh

- Làm sạch điện cực: rửa bằng nước cất và thấm khô. - Nhấn nút ―CAL‖ để bắt đầu hiệu chỉnh

- Nhúng điện cực vào dung dịch đệm pH 7.

- Bật máy đo, đợi 60s để giá trị pH đạt trạng thái ổn định. - Đo nhiệt độ của dung dịch đệm pH 7.

- Thiết lập nhiệt độ này trên nút ―temperature‖

- Hiệu chỉnh máy ở mức pH=7 bằng cách bấm nút ―HOLD END‖. - Rửa và thấm khô điện cực.

- Lặp lại các thao tác trên cho dung dịch hiệu chỉnh pH 4 và 10. Sử dụng dung dịch đệm pH 4 cho mẫu đo có pH dự đoán thấp hoặc dung dịch đệm pH 10 cho mẫu đo có pH cao. Thiết lập thang đo tới mức 4 hoặc 10 tương ứng, chú ý thiết lập nhiệt độ trước bằng nút ―temperature‖.

- Kiểm tra lại thang đo bằng dung dịch đệm pH 7. Nếu giá trị đo được bị thay đổi thì hiệu chỉnh lại tới mức 7 bằng nút ―CAL‖. Nếu thang đo không

—————————————————————————————————————————

39

được hiệu chỉnh chính xác, cần phục hồi lại hoặc thay thế điện cực (tham khảo các thao tác ở mục làm sạch).

- Nếu thang đo được hiệu chỉnh đúng, rửa và thấm khô điện cực. Sau đó nhúng vào mẫu cần đo và đợi 60s để giá trị đo ổn định.

- Đối với cả mẫu dung dịch lẫn mẫu nước lọc, đều cần ghi lại giá trị pH cùng với nhiệt độ của nó.

- Làm sạch điện cực kỹ càng để cho lần sử dụng tiếp theo. Khi lưu giữ, cần nhúng điện cực vào dung dịch đệm pH 7. Nước cất thường không được sử dụng để ngâm điện cực. Nếu dự định không sử dụng điện cực trong thời gian dài thì cần tháo pin ra khỏi máy.

II. THAO TÁC

1. Nhúng điện cực vào trong dung dịch và bật máy đo.

2. Đợi cho đến khi giá trị đo ổn định, thường là dưới 1 phút.

3. Ghi lại giá trị pH của dung dịch.

4. Tắt máy, rửa điện cực bằng nước cất và lau khô.

5. Cất máy đo vào hộp đựng máy.

III. BẢO DƯỠNG VÀ LÀM SẠCH

1. Cần làm sạch điện cực theo định kỳ, đặc biệt khi có dầu hoặc sét bám trên bề mặt điện cực. Làm sạch điện cực bằng bàn chải mềm và chất tẩy rửa loại nhẹ.

2. Phục hồi điện cực bằng cách ngâm điện cực vào dung dịch 0.1M HCl trong 10 phút, sau đó rửa bằng nước và tiếp tục ngâm vào dung dịch 0.1M NaOH trong 10 phút và rửa bằng nước rồi lau khô.

—————————————————————————————————————————

40 CÂN ĐIỆN TỬ PIONEER

I. CHUẨN BỊ

1. Đặt cân trên bề mặt phẳng và vững chãi. Tránh vị trí có nhiều gió, có rung động, có nguồn nhiệt hoặc có sự thay đổi nhiệt độ nhanh.

2. Bộ đếm, phần trăm, hoặc những đơn vị đo đặc trưng sẽ được kích hoạt trong menu Mode hoặc menu Unit.

3. Khối lượng mẫu cân phải nhỏ hơn giới hạn lớn nhất của cân.

II. THAO TÁC

1. Cắm điện vào và bật máy.

2. Nhấn nút O/T để giá trị đo của cân trở về 0, sau đó đặt mẫu cần đo lên đĩa cân.

3. Tắt máy, làm sạch và lau khô cân.

III. LƯU Ý AN TOÀN

1. Cần đảm bảo rằng điện thế cung cấp phù hợp với yêu cầu về điện thế đầu vào của bộ chuyển nguồn (AC Adapter).

2. Chỉ sử dụng cân ở những khu vực khô ráo.

3. Không dùng cân ở những nơi có môi trường khắc nghiệt.

4. Không làm rơi cân.

5. Không để cân nằm lật ngược hoặc để cân trên bề mặt dốc.

6. Chỉ những người được cho phép mới có quyền sửa chữa, bảo dưỡng cân.

IV. BẢO DƯỠNG VÀ LÀM SẠCH

1. Hướng dẫn sửa chữa: Tham khảo trong sách hướng dẫn (Pioneer Balances

Instruction Manual)

—————————————————————————————————————————

41 MÁY KHUẤY HAMILTON BEACH

I. CHUẨN BỊ

Dụng cụ và hóa chất cần thiết

1.Cốc khuấy bằng kim loại.

2.Máy khuấy.

3.Hóa chất cần trộn.

II. THAO TÁC

1. Đặt cốc đựng mẫu vào đúng vị trí trên máy khuấy và chạy máy ở tốc độ thấp (mức I) trong 1 phút.

2. Cho hóa chất vào theo thứ tự, điều chỉnh tốc độ khuấy theo yêu cầu.

3. Sau khi hoàn thành, tắt máy và lấy cốc đựng mẫu ra.

4. Làm sạch và lau khô.

III. LƯU Ý AN TOÀN

1. Nối đất trước khi đưa máy vào sử dụng.

2. Rút phích cắm ra khỏi ổ trước khi làm sạch hoặc bảo dưỡng, sửa chữa, và trước khi lắp hoặc tháo cánh khuấy.

3. Không xịt nước hoặc ngâm máy khuấy xuống nước.

4. Luôn sử dụng cốc đựng mẫu khi khuấy trộn.

5. Không cho thìa hoặc các đồ dùng khác vào cốc đựng mẫu khi đang khuấy trộn.

6. Không để cánh khuấy va chạm với thành của cốc đựng mẫu khi đang khuấy trộn.

—————————————————————————————————————————

42 IV. BẢO DƯỠNG VÀ LÀM SẠCH

1. Kiểm tra máy khuấy và cánh khuấy hàng ngày.

2. Sau 90 ngày sử dụng phải thay cánh khuấy 1 lần.

—————————————————————————————————————————

43 THIẾT BỊ NÉN SÉT

I. MÔ TẢ THIẾT BỊ

Công dụng: dùng để tạo mẫu thí nghiệm ở dạng rắn từ dạng bột, mẫu tạo

thành được dùng cho thiết bị Swell Meter.

1. Thiết bị nén: dùng piston thủy lực để tạo hình cho mẫu thí nghiệm. Có 2 piston thủy lực.

2. Cell Assembly: chứa mẫu dạng bộ

3. Bơm tay thủy lực

Hình 1.1

Ngoài ra còn có thêm Spacer 20mm

—————————————————————————————————————————

44 II. THAO TÁC

A. Tạo hình cho mẫu

1. Lắp phần Receiver vào mặt đáy có phần lõm của Cell Body, mặt lõm của

Receiver hướng xuống dưới. Đặt 2 phần này lên bàn, để cho Cell Body

nằm bên trên.

2. Cho 15 gram mẫu dạng bột vào Cell Body. Lắc nhẹ cho bột được đồng đều.

Mẫu cho vào không được quá 20 gram.

3. Đặt Spacer 20 mm vào Cell Body, sau đó là Piston theo hình sau:

Hình 2.1: Hình bên phải chỉ cách lắp Cell Body khi tạo hình cho mẫu Hình bên trái chỉ cách lắp Cell Body khi lấy mẫu ra khỏi Cell

4. Đặt Cell Assembly vào thiết bị nén, đóng valve bơm tay thủy lực, đặt ―ON‖ cho valve bên nào mình để Cell Assembly.

5. Dùng bơm thủy lực để nâng Cell Assembly lên trên, khi đạt 6000 psi thì ta chuyển valve sang ―OFF‖.

—————————————————————————————————————————

45

6. Duy trì áp suất 6000 psi trong 1 giờ đồng hồ.

B. Lấy mẫu ra khỏi Cell Body.

1. Mở valve cho bơm thủy lực.

2. Vặn từ từ valve bên Cell nào mình cần lấy mẫu về vị trí ―ON‖.

3. Đem Cell Assembly ra khỏi thiết bị nén, quay mặt lõm của Receiver hướng lên phía trên và gắn vào lại Cell Body.

4. Lấy Piston ra khỏi Cell Body, để thêm Spacer 14 mm vào, đặt Piston vào lại.

5. Đặt lại Cell Assembly vào thiết bí nén.

6. Thao tác đóng mở valve ở thiết bị nén và bơm thủy lực như bước tạo hình cho mẫu.

7. Dùng bơm thủy lực nâng Cell Assembly đến khi Piston lún hết vào trong

Cell Body thì dừng lại.

8. Xả valve và lấy Cell Assmebly ra.

—————————————————————————————————————————

46 MÁY ĐO LƯU BIẾN FANN 6 TỐC ĐỘ

I. CHUẨN BỊ

Thiết bị và hóa chất cần thiết.

- Máy đo độ nhớt Fann 6 tốc độ - Cốc gia nhiệt (Thermo cup).

- Nhiệt kế thân kim loại (metal stem thermometer) - Mẫu dung dịch.

II. THAO TÁC

—————————————————————————————————————————

47 III. ĐO LƯU BIẾN Ở 6 TỐC ĐỘ, ĐỘ NHỚT DẺO( PV), ĐIỂM CHẢY

DẺO (YP) VÀ ĐỘ NHỚT BIỂU KIẾN( AV):

1. Cắm dây điện của cốc gia nhiệt và máy đo độ nhớt vào nguồn điện có hiệu điện thế tương ứng.

2. Rót mẫu đã khuấy trộn vào cốc gia nhiệt và điều chỉnh sao cho bề mặt của dung dịch chạm tới mức quy định (scribed line).

3. Cắm nhiệt kế kim loại vào lỗ trên thân cốc để kiểm tra nhiệt độ. Gia nhiệt hoặc làm lạnh mẫu tới nhiệt độ yêu cầu. Khuấy nhẹ trong khi điều chỉnh nhiệt độ bằng cách cho máy chạy ở tốc độ 300RPM. Để kiểm tra nhiệt độ của mẫu dung dịch, dùng nhiệt kế kim loại cắm vào trong cốc mẫu và chờ cho số chỉ ổn định. Khi nhiệt độ đạt yêu cầu, bắt đầu quá trình đo.

4. Lần lượt đo độ nhớt ở các tốc độ 600, 300, 200, 100, 6, 3 RPM bằng cách điều chỉnh Motor speed switch và Gear shift rod để đạt được tốc độ mong muốn. Chú ý chỉ ghi lại giá trị độ nhớt tại các tốc độ khi giá trị đạt ổn định và chỉ thay đổi tốc độ vòng quay khi motor đang chạy.

5. PV (Plastic viscosity) = số đọc 600 – số đọc 300 (cP)

YP (Yield point) = PV – số đọc 300 (lb/100 ft2)

6. Độ nhớt biểu kiến AP (Apparent viscosity) = số đọc 600/2 (cP).

IV. ĐO GIÁ TRỊ ĐỘ BỀN GEL 10 GIÂY VÀ 10 PHÚT:

Khuấy mẫu ở tốc độ 600 RPM trong khoảng 15s, sau đó chỉnh Gear shift rod về tốc độ 6RPM rồi tắt motor bằng cách gạt Motor speed switch về nấc Off.

1. Đo gel 10 giây: Đợi trong 10s rồi gạt Motor speed switch về nấc Low, lúc

này tốc độ quay sẽ là 3RPM. Ghi lại giá trị số đọc lớn nhất đạt được (không phải giá trị ổn định), nếu sau khi tắt motor mà giá trị số đọc không trở lại 0 thì giá trị số đọc lớn nhất ghi lại ở trên chính là giá trị gel 10s, đơn vị: lb/100 ft2

—————————————————————————————————————————

48 2. Đo gel 10 phút: Lặp lại bước như trên nhưng thời gian đợi là 10 phút, nếu

sau khi tắt máy mà giá trị số đọc không trở lại 0 thì giá trị số đọc lớn nhất ghi lại chính là giá trị gel 10 phút,

đơn vị: lb/100 ft2 .

V. LƯU Ý:

1. Cần đảm bảo rằng điện thế cung cấp phù hợp với yêu cầu về điện thế đầu vào của máy đo độ nhớt và cốc gia nhiệt.

2. Không được gia nhiệt quá 200o F (93oC).

VI. BẢO DƯỠNG VÀ LÀM SẠCH

1. Làm sạch thiết bị bằng cách chạy ở tốc độ cao 600RPM rồi nhúng Rotor sleeve ngập vào trong nước hoặc dung môi khác (đối với trường hợp làm với dung dịch gốc dầu). Tháo Rotor sleeve bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ và kéo xuống. Dùng vải hoặc khăn sạch, khô để làm sạch quả Bob và các bộ phận khác.

2. Đối với cốc gia nhiệt: làm sạch bằng xà phòng hoặc nước sau mỗi lần sử dụng, chú ý không ngâm cốc trong nước.

3. Hiệu chỉnh định kỳ.

—————————————————————————————————————————

49 ĐO ĐỘ NHỚT BẰNG MÁY FANN 8 TỐC ĐỘ

I. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ VÀ CÁCH LẮP RÁP 1. Điều chỉnh thiết bị ở chế độ ―STOP‖ (xem hình 1.2)

2. Cấp điện cho thiết bị (dùng điện 110V, 50Hz)

3. Lắp thiết bị theo thứ tự sau:

Hình 1.1: Cấu tạo trục thiết bị Hình 1.2: Mặt trên của thiết bị

Nút điều chỉnh tốc độ (6) Cửa sổ đọc số đo (7) Drive Rotor (1) Splash Guard (2) Bob (3) R1 Rotor (4) Platform (5) Mặt trước Mặt trên Mặt sau Thanh trượt (8)

—————————————————————————————————————————

50

- Lắp (2) vào trục của (1) và đẩy lọt vào bên trong của (1) vừa ngay sát mét ngoài của (1)

- Lắp (3) vào trục của (1)

- Lắp (4) vào (1), chú ý vặn ren vừa đủ chặt để khi (1) quay thì (4) không bị rớt ra và dễ tháo lắp để vệ sinh khi sử dụng xong.

4. Bật công tắt điện ở mặt sau thiết bị, nhìn cửa sổ (7) sáng đèn để nhận biết.

5. Cho dung dịch cần kiểm tra vào cốc chứa, đặt cốc chứa lên bàn phẳng (5). Sau đó nâng bàn phẳng (5) lên dọc theo thanh trượt (8) để dung dịch ngập đến vạch định mức trên Rotor (4) (xem hình 1.3). Định vị bàn phẳng vào thanh trượt bằng ốc vặn trên bàn phẳng.

Hình 1.3: R1 Rotor (4) với vạch định mức dung dịch.

Chú ý: nếu sử dụng cốc gia nhiệt để chứa mẫu dung dịch để đo độ nhớt,

nhiệt độ tối đa cho phép sử dụng khi tiến hành đo là 190o

F (930C). Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho dung dịch bên trong phần rỗng của Bob (3) bốc hơi và gây nổ Bob.

—————————————————————————————————————————

51 II. HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ

Có 2 bộ công cụ hiệu chỉnh cho thiết bị 8-Speed Viscometer.

1. Bộ 1: bộ công cụ hiệu chuẩn dùng phương pháp cố định trọng lượng

Một phần của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)