Thể chế hoá chính sách nhà ở đối với người nghèo.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 26)

Nhà ở của đa số cán hộ nghèo, gia đình chính sách đang được đặt ra một chính sách lớn về xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các đô thị, vùng gặp thiên tai. Song vấn đề đặt ra, chuyển sang cơ chế thị trường thì nhà ở được coi là một hàng hoá, Nhà nước không thể dùng vốn ngân sách xây dựng nhà ở và phân phối cho người nghèo. Bởi vậy cần phải có một chính sách riêng về nhà ở cho người nghèo trên cơ sở thực hiện chiến lược ''tạo điều kiện về nhà ở cho nhân dân'' của Nhà nước. Mục tiêu của chính sách nhà ở cho ngườ nghèo là làm sao tạo mọi điều kiện để người nghèo có nhà ở. Nhưng chính sách đó chỉ được thực thi trên một cơ chế nhất định từ phía Nhà nước. Theo tôi chính sách nhà ở cho

người nghèo phải xác định rõ một số cơ chế có thể thực thi trong điều kiện thực tế về đất ở, về hạ tầng nhà ở, quỹ nhà công, nguồn tài chính huy động.

Về đất ở: Nhà nước có thể miễn giảm tiền đất, các loại thuế đất cho người nghèo khi họ được giao đất làm nhà ở. Đối với khu vực đô thị, Nhà nước cần mở rộng xây dựng nhà cao tầng để bán hoặc cho người nghèo thuê. Họ có thể được mua hoặc thuê ở các tầng trên với giá thấp hơn bởi các căn hộ tầng cao không phải chịu hoặc chịu tít tiền đất tính theo hộ số tầng ở. Đối với các khu vực nhà ở ''ổ chuột'' hoặc ở tạm của người nghèo, khi giải toả Nhà nước phải có chính sách đền bù riêng để họ có đủ chỗ ở tối thiểu.

Về hạ tầng nhà ở: Nói chung các khu nhà mới của dân nghèo đô thị, Nhà nước phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với các khu vực nhà tạm, nhà ''ổ chuột'' không phải di chuyển theo quy hoạch thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí và bằng các nguồn đóng góp khác để xây dựng và cải tạo từng bước hạ tầng tối thiểu cho sinh hoạt của dân cư.

Về quỹ nhà công: kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, họ vẫn duy trì một quỹ nhà công riêng để giải quyết nhà ở cho người trong xã hội. ở nước ta diện tích quỹ nhà công vừa ít lại vừa sử dụng lãng phí nên cần nhanh chóng có một cuộc thống kê, phân loại, điều chỉnh và khai thác triệt để quỹ nhà ở hiện có. Từ đó có thể tạo ra một quỹ nhà dư ra do sử dụng bất hợp lý để chuyển cho người nghèo thuê. Hiện nay tất cả các thành phố lớn đang có nhiều người nghèo và thu nhập thấp chỉ trông chờ được thuê nhà công với giá như hiện nay là họ có thể cải thiện được đời sống. Bởi thực tế thuê nhà ở tư nhân phải trả tiền thuê có khi gấp cả chục lần so với thuê nhà của Nhà nước. Bên cạnh đó quỹ nhà nói trên, thì Nhà nước cần khuyến khích hơn nữa phong trào xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách và neo đơn trong cộng đồng.

Về nguồn tài chính: Nhà nước có nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ nguồn tài chính cho các hộ nghèo tạo lập nhà ở, nhưng có 2 cách đang làm có nhiều kết quả cần phải tăng cường và mở rộng đó là:

Ngân hàng cho vay làm nhà với lãi suất thấp và thế chấp bằng chính ngôi nhà đó. Đối với những vùng nghèo và thiên tai, việc áp dụng lãi suất thấp để cho vay làm nhà sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho ngân hàng.

Chính quyền sở tại với tư cách thay mặt Nhà nước tại địa phương, thông qua các hội và đoàn thể kêu gọi các cơ quan, cá nhân... tài trợ cho các hộ nghèo làm nhà, có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 26)