Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN

Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các KCN Xuất phát từ đặc điểm Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, bởi

Để thực hiện mục tiêu này NHNN và các TCTD trên địa bàn đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và kéo các nguồn vốn từ các địa phương khác về (chủ yếu là nguồn vốn từ các Hội sở chính của các NHTM) để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, nhất là nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong KCN. Cùng với việc đẩy mạnh công tác cho vay các ngân hàng và TCTD đã tích cực tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tín dụng, thực hiện nghiêm túc việc đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; tích cực xử lý nợ tồn đọng theo sự chỉ đạo của NHTW, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ quá hạn. Đầu tư tín dụng đã có bước chuyển hướng mạnh, tập trung vào đầu tư các ngành nghề có lợi thế của tỉnh, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Đặc biệt là các TCTD đã đầu tư tín dụng vào các KCN tập trung, KCN làng nghề và đa nghề.

Đi sâu phân tích, đánh gía chi tiết theo từng ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp trong KCN ta có bảng 2.3 Qua đó ta thấy vốn tín dụng đầu tư vào các KCN tập trung năm sau tăng cao hơn so với năm trước nhưng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng dư nợ và chiếm tỷ hơn 10 % so với tổng dư nợ đầu tư tín dụng trên địa bàn.

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh  thời kỳ 2006-2010
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006-2010

Những tồn tại và nguyên nhân của nó trong hoạt động tín dụng của các NHTM

Việc vay vốn ở các ngân hàng nước ngoài có điều kiện thuận lợi như khối lượng vay lớn, thời hạn vay dài, trong đó có thời gian ân hạn, thủ tục vay đơn giản, giải quyết cho vay nhanh chóng vì các doanh nghiệp này được Công ty mẹ ở nước ngoài bảo lãnh nên các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh có điều kiện thu thập thông tin các Công ty mẹ ở nước ngoài để ra quyết định cho vay. - Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN đa số các doanh nghiệp thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh lỗ: Nguyên nhân để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn hạch toán lỗ ở Việt Nam với thời gian dài (thông qua nâng giá đầu vào, vay vốn từ Công ty mẹ với lãi suất cao…) để hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế (doanh nghiệp KCN được miễn thuế lợi tức 10% trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi. - Các NHTM huy động vốn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nên các TCTD trên địa bàn vẫn phải đi vay lại các TCTD khác hoặc sử dụng nguồn vốn điều hoà theo hệ thống của mình dẫn đến các TCTD trên địa bàn chưa chủ động trong việc cấp tín dụng đối với một số dự án, phương án cần nhiều vốn đầu tư vào KCN hoặc chưa thoả mãn kịp thời khi doanh nghiệp nẩy sinh nhu cầu.

Qua phân tích đánh giá kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong KCN cho thấy: Trong thời gian qua tín dụng ngân hàng đã góp phần đáng kể trong việc đầu tư vốn tín dụng cho các doanh nghiệp trong KCN, tạo điều kiện phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hàng hoá xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhất là lao động tại địa phương.

Những định hướng về hoạt động ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015

Trên cơ sở thực tiễn hoạt động trong những năm đổi mới, theo định hướng đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam; Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu hoạt động chủ yếu phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh những năm tới như sau. - Một là, thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và các tác động tăng lãi suất, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các dự án. Đi đôi với việc mở rộng cho vay các ngân hàng và TCTD phải đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

- Bốn là, tiếp tục xem xét mở rộng mạng lưới hoạt động và thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, trước hết là công nghệ thanh toán, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại.

Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

- Từng bước phổ cập và hướng dẫn người dân (đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định ở khu vực thành thị), những người hưởng lương, làm quen với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, các sản phẩm tiền gửi, sản phẩm thanh toán như trả lương thông qua thanh toán thẻ ATM, thẻ điện tử, sử dụng tài khoản thấu chi, dịch vụ thanh toán công cộng, sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt…từ đó tạo ra nguồn vốn kết dư trong thanh toán để đưa vào kinh doanh giải quyết bớt một phần khó khăn về nhu cầu vốn. - Hai là: Mở rộng thành phần đối tượng liên doanh, liên kết trong phạm vị của tỉnh, toàn quốc và khu vực ASEAN: Trong thời gian qua hoạt động huy động vốn tại chỗ của các ngân hàng, Quỹ TDND trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong việc tạo lập nguồn vốn tại chỗ song kết quả nguồn vốn huy động được chỉ mới đáp ứng được 70-75% tổng dư nợ cho vay, các TCTD thường xuyên thiếu vốn khoảng trên dưới 1 000 tỷ đồng. Đối với công tác thẩm định dự án thông tin bao gồm nhiều loại như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh, thông tin về công nghệ, về trình độ quản lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư…Việc hoàn thiện hệ thống thông tin đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa ngân hàng và các ngành có liên quan.

Điều này xuất phát từ thực trạng hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang chiếm thị phần lớn hơn trong cho vay các doanh nghiệp trong KCN do họ đang có sự vượt trội so với các NHTM trên địa bàn tỉnh về trình độ công nghệ ngân hàng, đội ngũ nhân viên, thủ tục cho vay minh bạch, cụ thể.

Những kiến nghị để thực hiện các giải pháp

- Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN như các thông tin về tình hình tài chính, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, nhất là các thông tin từ Công ty mẹ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN…Các NHTM nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ giải quyết được các vấn đề về điều kiện cho vay, mở rộng tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng góp phần phát triển các KCN. - Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, các sản phẩm dịch vụ khác, đi đôi với việc đầu tư, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Home banking, internet banking, mobile bankinh, dịch vụ quyền chọn lựa, dịch vụ cho thuê tài chính, trả lương qua tài khoản, qua máy rút tiền tự động ATM… từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền điện tử, để thu hút khách hàng trong KCN. Ví dụ một cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp, dự báo thị trường và thẩm định các dự án đầu tư, kỹ năng đàm phán khách hàng… Đối với các cán bộ chủ chốt và đội ngũ kế cận cần phải đầu tư kinh phí và có chính sách đào tạo về quản trị ngân hàng bằng hệ thống các chỉ tiêu định lượng chứ không phải các chỉ tiêu định tính chung chung như các NHTM Việt Nam hiện nạy, những kiến thức về cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế….

- Thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng tư vấn cho các doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng như lập các dự án đầu tư trung và dài hạn, xây dựng những phương án vay vốn ngắn hạn, các thủ tục hồ sơ cần thiết để thiết lập quan hệ tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khác qua ngân hàng.