MỤC LỤC
Hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại vừa làm đa dạng loại hình sử dụng vốn, mang lại thu nhập, đồng thời còn là khoản dự trữ thứ cấp với các chứng khoán ngắn hạn, chất lượng cao. Hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động mua chứng khoán của Chính phủ và mua chứng khoán khác.
Hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng sau hoạt động cho vay là hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại vừa làm đa dạng loại hình sử dụng vốn, mang lại thu nhập, đồng thời còn là khoản dự trữ thứ cấp với các chứng khoán ngắn hạn, chất lượng cao. Hoạt động đầu tư bao gồm các hoạt động mua chứng khoán của Chính phủ và mua chứng khoán khác. Các hoạt động dịch vụ khác. b) Trung gian thanh toán. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng., ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng (ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán). Hoạt động này tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện các khoản thanh toán với nhau mà không phải mang theo một lượng tiền mặt và ngân hàng thực hiện thu phí của khách hàng. c) Dịch vụ quản lí ngân quỹ. Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời ngân hàng quản lí việc thu chi cho khách hàng, tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. d) Dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu. Hoạt động của các nhà xuất nhập khẩu bao gồm các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng như: tín dụng thư, nhận và xử lí chứng từ, ứng trước tiền, và các quy định về quản lí ngoại hối, thanh toán và chuyển tiền quốc tế. e) Dịch vụ bảo quản tài sản hộ.
Vậy ta có thể hiểu:”Hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của ngân hàng thương mại là việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên cơ sở hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra của ngân hàng, tạo sự phát triển vững chắc cho hoạt động ngân hàng và cũng đồng thời đáp ứng được chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được thể hiện ở chính sách ưu tiên phát triển ngành, chính sách phát triển kinh tế các địa phương, các vùng trong từng thời kỳ, chiến lược phát huy và nâng cao mọi mặt về cả đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản nhất là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó, hay lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí được xác định trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của ngân hàng thương mại trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng phản ánh mức độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân với lãi suất đầu vào bình quân cho nguồn vốn được sử dụng cho vay và đầu tư càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước đối với hệ thống các ngân hàng thương mại được thực hiện nhằm điều tiết lượng cung cầu về vốn của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu tạo khả năng vay vốn và hoàn trả nợ vay của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân, kiểm soát lạm phát, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó các chính sách khác như: Chính sách quản lí xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế và cũng tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại; Chính sách tài chính, là việc quy định của nhà nước về việc trích lập dự phòng rủi ro, chế độ chi phí, thuế, hạch toán kế toán, …; Chính sách quản lí ngoại hối và tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.
Chính vì chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên mà tốt thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh do sai phạm cá nhân, nên đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng hiện nay ngoài yêu cầu có trình độ tiếp nhận kiến thức mới, ứng dụng được các kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, có khả năng thích ứng nhanh với các sự thay đổi, còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Nếu việc tổ chức hoạt động bố trí sắp xếp lao động có khoa học, đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên môn, khả năng của lao động, tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra kiểm soát nội bộ thì sẽ nâng cao được năng suất lao động, phát huy năng lực nội tại, giảm thiểu sai sót, do vậy mà nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thương mại.
Việc nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới trang thiết bị hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện mở rộng phạm vị phục vụ khách hàng, triển khai được nhiều dịch vụ mới, nâng cao năng suất lao động, do vậy giảm được chi phí ngân hàng, hiệu quả ngân hàng được nâng cao.
Vì vậy, những năm gần đây, chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng để giữ và tăng thị phần đối với các khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh kinh doanh có hiệu quả, có dự án, phương án khả thi để đầu tư cho vay đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia của các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn như Dự án lưới điện quốc gia của Tổng Công ty truyền tải điện, các dự án trạm biến áp và lưới điện của Công ty điện lực. Mặc dù là nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đã thực hiện được một thời gian khá dài song chất lượng cán bộ vẫn còn kém, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo chi nhánh, sự quyết tâm của lãnh đạo và cán bộ phòng nghiệp vụ, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng đi vào ổn định và có sự phát triển., qua đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt cho công tác tăng trưởng tín dụng lành mạnh, và tạo một nguồn thu không nhỏ đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của cả chi nhánh.
Trong tổng thu nhập thì thu về hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Hà Nội ( luôn chiếm khoản 80% tổng thu nhập của chi nhánh). Thu từ hoạt động tín dụng bao gồm thu từ lãi cho vay, thu từ lãi đầu tư chứng khoán chính phủ, thu từ lãi vốn điều chuyển nội bộ, và thu khác. Điều này là do trong năm, chi nhánh đã thực hiện tăng trưởng tín dụng cú chất lượng, thể hiện rừ nột ở việc mức tăng trưởng của thu lói cho vay lớn hơn mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Thu từ lãi cho vay vẫn đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng thu nhập tù hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thu về điều chuyển vốn nội bộ là nguồn thu lớn thứ 2 trong thu nhập từ hoạt động tín dụng. b) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng về thu nhập, nâng cao về chất lượng từ hoạt động tín dụng, chi nhánh cũng luôn coi trọng và xác định việc tăng trưởng thu nhập nhập và chất lượng từ hoạt động dịch vụ. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công Thương đã mở rộng các khoản thu khác ngoài thu từ lãi cho vay còn có thu từ hoạt động dịch vụ, bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu dịch vụ bảo lãnh, thu dịch vụ ngân quỹ, thu dịch vụ ATM,… điều này phù hợp với xu thế phát triển của ngân hàng là mở rộng dịch vụ ngân hàng nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư để tập trung và đầu tư lại cho nền kinh tế nhằm tăng trưởng và phát triển thông qua đó ngân hàng cũng thu được phí dịch vụ. c) Thu từ hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác phần lớn là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Năm 2008 và năm 2009, tỷ giá hối đoái biến động bất thường, ngân hàng Nhà nước nhiều lần điều chỉnh biên độ đã ảnh hưởng đến quy mô hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Thu nhập khác gồm các khoản thu nhập liên quan đến việc thu hồi nợ đã xử lí rủi ro ngoại bảng, thu hồi thanh lí tài sản, và thu khác. Điều này chứng tỏ chi nhánh ngoài việc tiếp tục phát triển các hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động thu hồi nợ đã xử lí rủi ro ngoại bảng luôn được quan tâm thực hiện. Như vậy qua đây ta thấy: hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập này vẫn chưa hợp lí và vẫn còn bất ổn do vậy ngân hàng cần phải không ngừng nâng cao về mọi mặt để cân đối tỷ trọng của các khoản thu. Chi phí của ngân hàng. Chi phí của ngân hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Mỗi một loại nghiệp vụ khác nhau có một khoản chi phí khác nhau. Chi phí của ngân hàng bao gồm: chi phí dùng trả lãi và chi phí ngoài trả lãi. Cụ thể gồm: chi hoạt động huy động vốn, chi hoạt động dịch vụ, chi hoạt động khác, chi trả cho cán bộ nhân viên, chi công cụ lao động tài sản, và chi khác. Đơn vị: triệu VNĐ Năm. Số tiền Tỷ trọng. Số tiền Tỷ trọng. Chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động. Chi trả cho cán. Chi công cụ lao. Nhìn chung chi phí của chi nhánh tăng dần trong các năm qua. Điều này là do những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng không ngừng đầu tư mở rộng hoạt. a) Chi phí hoạt động huy động vốn. Trong tổng chi phớ của chi nhỏnh, ta thấy rừ chi phớ cho việc huy động vốn kinh doanh nhiều hơn các chi phí khác. Chi hoạt động huy động vốn bao gồm chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi trả lãi điều chuyển vốn nội bộ, và chi khác. Còn lại là chi phí liên quan đến việc phát hành giấy tờ có giá, chi trả lãi tiền vay, và chi phí khác. Ngân hàng vẫn chưa tiết kiệm được triệt để khoản chi phí huy động nên chi phí cho nguồn vốn huy động với lãi suất cao của ngân hàng là rất lớn. Điều này được thể hiện rừ nột qua tỷ trọng trả lói cho nguồn điều chuyển vốn nội bộ chiếm thứ hai trong tổng chi phí trả lãi huy động. b) Chi phí hoạt động dịch vụ. Để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ, ngân hàng phải bỏ ra chi phí cho hoạt động này. Chi phí cho hoạt động dịch vụ bao gồm: chi đóng gói bốc xếp và vận chuyển tiền, chi cho dịch vụ thanh toán, và chi khác. c) Chi phí hoạt động khác. Chi phí hoạt động khác là chi phí dùng để đầu tư, kinh doanh tạo nên thu nhập hoạt động khác. Chi phí hoạt động khác chủ yếu là chi phí về kinh doanh ngoại tệ. Năm 2009 chi phí kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh là do nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá hối đoái biến động bất thường. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước nhiều lần điều chỉnh biên độ nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngoại tệ khiến chi phí hoạt động này tăng đột biến. d) Chi trả cho cán bộ nhân viên. Chi phí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khoản chi phí lớn và chủ yếu trong tổng chi phí, nhưng để duy trì được hoạt động kinh doanh các ngân hàng còn phải chi trả cho cán bộ công nhân viên. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng cán bộ công nhân viên chi nhanh là việc thay đổi tiền lương ngày càng đảm bảo cho đời sống người lao động. Điều này chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên chi nhánh ngày càng được đảm bảo. e) Chi công cụ lao động, tài sản. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Hà Nội ). Việc tăng tổng thu nhập là do chi nhánh đã thực. hiện tương đối tốt công tác huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên vấn đề quản lớ chi phớ ngõn hàng lại thực hiện chưa được tốt. Điều này được thể hiện rất rừ qua tốc độ tăng chi phí còn cao hơn tốc độ gia tăng của thu nhập. Điều này cũng có thể phần nào hiểu được. Vì trong mấy năm qua, hoạt động kinh doanh của toàn ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cũng như chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Bắc hà Nội nói riêng còn phải chịu không ít khó khăn như:. - Giá cả hàng hoá tăng cao, lạm phát vượt mức chính phủ dự kiến, nhập siêu tăng mạnh. - Thiên tai dịch bệnh tại địa phương ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Thị trường tài chính có nhiều biến động bất thường. - Tình hình sản suất, kết quả kinh doanh của một số đơn vị gặp khó khăn, vốn chủ sở hữu thấp, sức cạnh tranh hàng hoá chưa cao, công nợ kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn trả vốn vay ngân hàng. Chính những khó khăn này đã góp phần đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng lên cao. Mặc dù hoạt động trong điều kiện khó khăn nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Bắc Hà Nội cũng đã hoàn thành được chỉ tiêu mà ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao. Lợi nhuận bính quân trên 1 cán bộ đạt 950 triệu đồng. Các chỉ số khác đánh giá hiệu quả kinh doanh:. +) Chênh lệch lãi suất.
Hai là, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần tăng quyền tự chủ cho chi nhánh trong hoạt động để nhằm mở rộng hoạt động của chi nhánh trong những năm sắp tới và nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.Cụ thể, ngân hàng Công thương nên xem xét trên cơ sở sự phát triển của chi nhánh về các hoạt động tiến hành giao thêm hạn mức mở L/C. - Cùng với việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước còn phải cung cấp cho các NHTM những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu., quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ, tư vấn cho các NHTM về những lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.