Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

  • Mục tiêu của đề tài 1. Mục tiêu tổng quát
    • Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu

      Nợ xấu có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại vì khi không thể kiểm soát được nợ xấu sẽ kéo theo rủi ro rút tiền đồng loạt trên thị trường, dẫn đến khủng hoảng tín dụng không thể khắc phục, từ đó gây ra biến động của hệ thống ngân hàng ở các mức độ khác nhau, rất bất lợi cho sự phát triển của Ngân hàng Thương mại và toàn nền kinh tế nói chung. Ngoài việc tập trung tìm kiếm và đưa ra các thông tin liên quan đến đề tài thông qua việc tìm hiểu và chạy mô hình các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam thì sau khi bài khoá luận được hoàn thành các kết quả có được từ nghiên cứu về đề tài này sẽ được tổng hợp, hệ thống hoá lại và đóng góp vô như các bằng chứng đã được xác thực củng cố cho các nghiên cứu trước và làm nền tảng cho các nghiên cứu về sau.

      CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC

      Cơ sở lý thuyết

        - Theo Ủy ban basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): "trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc các khoản nợ được cho là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau đây xẩy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on banking Supervision 2002) BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khi khả năng thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể. Như vậy, lãi suất của các khoản vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế nhận được" (Đinh Thị Thanh Vân, 2012) - Tại Việt Nam: khái niệm nợ xấu xuất hiện từ khi quy định về phân loại nợ,. trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo thông tư số 11/2021/TT-NHNN. "Quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. ❖Các chỉ tiêu dùng để phản ánh và đo lường nợ xấu:. Chỉ tiêu này nhằm cho biết hiệu suất và khả năng thu hồi nợ đối với các khoản cho vay khách hàng từ đó không chỉ phản ánh được khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng mà còn đánh giá được chất lượng và rủi ro tín dụng ngân hàng đang đối mặt. Nếu chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cao điều này cho thấy rủi ro tín dụng đang tăng cao và chất lượng tín dụng đang bị giảm xuống. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xáu dùng phân tích tình hình chất lượng của các khoản tín dụng tại ngân hàng. Thông qua việc đánh giá về thời gian trễ hạn của các khoản vay và bao gồm cả tiêu chí đánh giá rủi ro cho các khoản tín dụng này có thể phản ánh được chất lượng tín dụng của các khoản vay và khả năng quản lý có hiệu quả hay không các khoản tín dụng này. Nếu chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu càng cao sẽ càng cho thấy ngân hàng đang gặp phải rủi ro tín dụng cao và chất lượng tín dụng đang bị giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu:. ■ Nguyên nhân khách quan:. Môi trường tự nhiên: những hoạt động liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên. ngoài môi trường như các vấn đề với sự biến động của thời tiết như có bão, lũ, động đất, mưa lớn kéo dài hay hạn hán đều có thể gây ra những ảnh hưởng lớn nhất định đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Nếu hoạt động sản xuất không thuận lợi và ảnh hưởng lên tình hình sản xuất kinh doanh một cách khó khăn thì doanh. nghiệp dễ bị thất thu thua lỗ hay giảm lợi nhuận vậy nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng vì lợi nhuận thu về không đủ để đáp ứng chi phí bỏ ra góp phần gia tăng thêm nợ xấu cho các ngân hàng. Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội: đóng vai trò là các trung gian tài chính, rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị trong nước, chính sách tài khóa … Khi có những biến động trong nền kinh tế liên quan đến chính trị chung không được ổn định cùng với việc áp dụng các hành lang pháp lý chưa chù hợp hay chịu ảnh hưởng quá nhiều từ sự ảnh hưởng của các cuộc suy thoái, khủng hoảng trong nền kinh tế thế giới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, gây khó khăn cho các hoạt động tín dụng tại ngân hàng, rủi ro nợ xấu cũng ngày càng gia tăng. ■ Nguyên nhân chủ quan:. Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng: hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Một số điều luật đã có nhưng chưa được triển khai như về phát mãi tài sản, cầm cố, các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất …) điều này gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với lĩnh vực ngân hàng.

        Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1. Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

          Phạm Thị Mỹ Huệ (2016) tìm ra được mối quan hệ tiêu cực đến nợ xấu nếu tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng vẫn giám sát chặt chẽ và quản lý tốt các khoản tín dụng sẽ làm giảm nợ xấu trái ngược lại với nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) khi cho thấy được mối quan hệ tích cực của tăng trưởng tín dụng và nợ xấu tại các ngân hàng thương mại đã nhìn theo khía cạnh tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng không đi kèm quản lý tốt chất lượng tín dụng làm nợ xấu gia tăng. Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR): nghiên cứu của các tác giả Messai và Jouini (2013), Phạm Thị Mỹ Huệ (2016) tìm ra được thêm tác động cùng chiều của dự phòng rủi ro tín dụng với nợ xấu tuy nhiên đến bài nghiên cứu của Makri và cộng sự (2014) cho thấy điều ngược lại khi dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu vì nghiên cứu này cho rằng dự phòng rủi ro tín dụng cao sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng nhờ chính sách thắt chặt của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng kiểm soát chặt chẽ các khoản vay có rủi ro cao và làm giảm nợ xấu.

          MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

          Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

          Tác giả chạy mô hình hồi quy lần lượt theo các phương pháp bình phương nhỏ nhất (PooledOLS), mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM). Nhằm mục đích tăng độ tin cậy và tính phù hợp cho kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật mô hình, bao gồm hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi.

          Mô hình nghiên cứu

            Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Lee và Rosenkranz (2019), Naili và Lahrichi (2022) cho rằng việc tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng chất lượng tín dụng không được cải thiện và không được quản lý một cách hiệu quả điều này làm tăng lên các khoản tín dụng có chất lượng kém góp phần khiến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng gia tăng. Yếu tố này cao thể hiện ngân hàng đang sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp và ít rủi ro hơn tuy nhiên điều này khiến cho lợi nhuận không đạt được mức mong muốn vì vậy các ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận nhanh chóng sẽ có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao, tiếp cận các khoản đầu tư rủi ro hơn điều này làm gia tăng các khoản cho vay kém chất lượng dẫn đến nợ xấu gia tăng.

            KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

            • Kết quả nghiên cứu

              Một giải thích khác cho kết quả này rằng khi ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải gia tăng quy mô tín dụng, để đảm bảo được sự tăng trưởng tín dụng kể cả khi nền kinh tế đang giảm dần sức nóng của việc tăng trưởng tín dụng để gia tăng lợi nhuận nhiều ngân hàng bất chấp theo đuổi các khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn để cho vay, chính vì điều này nợ xấu cũng ngày càng gia tăng. Điều này được giải thích theo tâm lý người tiêu dùng, thu nhập giảm hoặ không đủ chi trả nhiều loại phí khiến sức mua của người tiêu dùng cũng giảm vì họ muốn tiết kiệm cho các khoản phí ở tương lai gây ra sự hạn chế trong việc người dân đi vay ngân hàng trong thời điểm khó khăn khi lo sợ không có đủ tiền đóng lãi cho ngân hàng, ít người đi vay hơn hợp đồng đi vay ít xuống cũng sẽ khiến cho nợ xấu giảm xuống.

              Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan
              Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan