MỤC LỤC
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho Ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Các thành viên trong ban lãnh đạo, ban kiểm soát cũng như ban điều hành của NHTMCP Tiên Phong đều là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản trị thương hiệu và marketing, tài chính Ngân hàng, chứng khoán, kế toán, quản trị kinh doanh, và đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các công ty, tập đoàn, Ngân hàng lớn, và đều tốt nghiệp tại các trường đào tạo danh tiếng trong và ngoài nước. Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN, kết thúc năm 2021, tổng đầu tư của TPBank vào trái phiếu chính phủ (TPCP) và trái phiếu các tổ chức tín dụng (TCTD) khác đạt gần 44 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 19% so với đầu năm ngoái, giúp đảm bảo dự trữ thanh khoản của Ngân hàng cũng như đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng, cũng như đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tư.
Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon. Cỏc chiến lược cốt lừi được đề xuất trong bản lộ trỡnh chiến lược phỏt triển cho ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025, được phân thành 11 nội dung chính: (1) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập; (2) Tăng cường năng lực thể chế, nâng cao vị thế, tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước; (3) Đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ, công tác quản lý ngoại hối và vàng; (4) Phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế; (5) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế;.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với một Ngân hàng trẻ và quy mô nhỏ như NHTMCP Tiên Phong để có thể là một “tế bào” hoạt động tốt trong “hệ thần kinh”, cạnh tranh và đứng vững trên thị trường bởi ở NHTMCP Tiên Phong, hoạt động tín dụng nói chung là hoạt động chủ đạo, xét riêng cho vay khách hàng luôn chiếm 40% tổng tài sản và thu nhập từ lãi cho vay khách hàng chiếm 50% tổng thu nhập của Ngân hàng. Luận văn trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập được từ các tài liệu và thông tin nội bộ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu thành các phần, từ đó tổng hợp lại để đưa ra được kết luận và một số đề xuất mang tính khả thi.
Ngoài ra, việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai… Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh,… trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho Ngân hàng khi đến hạn.
Truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay vì đó là cách để phổ biến các thông tin, chính sách, quy định của Ngân hàng đến toàn bộ các thành viên trong Ngân hàng, là cách để những điểm bất cập được phát hiện trong quá trình làm việc cũng như những ý kiến, ý tưởng của nhân viên được phản ánh lên cấp trên, và cũng là cách để các nhân viên từ các phòng ban khác nhau có thể trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc bởi để hoàn thành một khoản vay cần phải thông qua nhiều bộ phận khác nhau. Một Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng kiểm soát tốt hơn (như kiểm soát tự động, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro: lưu giữ, phân loại, tiếp cận thông tin).
TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong kinh doanh của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ra đời sau, TPBank có thể nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ của các Ngân hàng đi trước để từ đó chắt lọc những ưu điểm của sản phẩm, đồng thời đưa ra những giải pháp và ý tưởng khắc phục những điểm còn tồn tại để đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ ưu việt nhất tới khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vì là một Ngân hàng thuộc top trẻ nhất, thêm vào đóTPBank có hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch còn hạn chế về số lượng, chưa có hệ thống chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước, chủ yếu các chi nhánh của TPBank nằm ở hai thành phố lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh. Để đạt được sự tăng trưởng này năm 2020 và năm 2021, TPBank đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách hàng song song với việc cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng; nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cùng với chính sách linh hoạt, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả giúp đẩy mạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.
Với nợ nhóm 2, sẽ xảy ra hai trường hợp: thứ nhất, nếu Ngõn hàng biện phỏp theo dừi, quản lý khách hàng tốt, và khách hàng cải thiện được năng lực tài chính và thực hiện trả nợ, nợ nhóm 2 có thể được chuyển về nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), từ đó cải thiện được tỷ lệ nợ quỏ hạn của Ngõn hàng; thứ hai, Ngõn hàng khụng theo dừi, quản lý và có biện pháp phù hợp hỗ trợ khách hàng kịp thời, tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng ngày một đi xuống thì nợ nhóm 2 sẽ có nguy cơ chuyển sang nợ nhóm 3, 4, 5, dẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Bên cạnh mục tiêu, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng cho toàn bộ hoạt động của TPBank, vào cuối năm hoặc chậm nhất là đầu quý I của năm hiện tại, ban lãnh đạo Ngân hàng dựa trên bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, và kết quả hoạt động cũng như năng lực phát triển của NH sẽ thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng cụ thể cho tất cả các hoạt động nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng cho toàn Ngân hàng, đồng thời, ban lãnh đạo căn cứ vào đặc thù, lợi thế, năng lực, kết quả kinh doanh của mỗi chi nhánh để đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng chi nhánh trong năm hoạt động mới.
Hơn nữa, khi chính thức chuyển sang áp dụng phân loại nợ và trích lập dự phòng theo thông tư 11, và thông tư 14, tỷ lệ này có thể tăng lên do thông tư 14 cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu khoản vay đáp ứng điều kiện: Việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật; phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; khách hàng có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh,. Mặc dù Ngân hàng đã ban hành đầy đủ quy định, quy trình và công bố rộng rói, tuy nhiờn trờn thực tế, việc thực hiện cỏc phương thức nhằm giỏm sỏt, theo dừi, đánh giá việc thực tế thực hiện quy đình của nhân viên còn thiếu tuân thủ, các nhân viên dưới áp lực chỉ tiêu doanh số dẫn đến việc áp dụng không đầy đủ quy trình, quy định của Ngân hàng như: việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định.
Qua đó, NHNN cần hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các TCTD, Luật Phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế; Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày. 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.