MỤC LỤC
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách. Đề tài “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Quân y 7” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện công tác quản lý tài chính bệnh viện, tìm ra hướng thực hiện hữu hiệu hoạt động tài chính bệnh viện tại Bệnh viện Quân y 7.
Bên cạnh việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh, quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế nói chung. Bệnh viện công ở Việt Nam được quản lý theo cơ chế Nhà nước và Bệnh viện Quân y 7 cũng là một mô hình điển hình trong hệ thống bệnh viện công ở nước ta, Bệnh viện Quân y 7 cũng được quản lý tương tự như các bệnh viện công khác.
- Quan sát (Observation): Là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc quan sát và ghi lại hành vi hoặc các sự kiện trong môi trường được nghiên cứu. Phương pháp xử lý dữ liệu: là quá trình biến một lượng lớn dữ liệu thô thành thông tin có thể sử dụng và dễ hiểu, sử dụng các phương pháp như xử lý hàng loạt, xử lý thời gian thực, khai thác dữ liệu và xử lý thống kê.
Trong đó, ĐVSN công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm: Các ĐVSN công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo;. tạp chí; trung tâm thông tin hoặc tin học; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện) và các ĐVSN công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trên nguyên tắc đánh giá theo các nhóm tiêu chuẩn gồm vị trí, chức năng và nhiệm vụ; quy mô và nội dung hoạt động; cơ cấu lao động và trình độ cán bộ; khả năng chuyên môn, hiệu quả chất lượng công việc và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ĐVSN y tế gồm 5 hạng: Hạng đặc biệt (chỉ áp dụng đối với một số bệnh viện lớn), Hạng I, Hạng II và Hạng III và hạng IV.
Trước sự phát triển hiện nay về khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế của thế giới và khu vực, với chức năng nhiệm vụ được BQP giao là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, viện nghiên cứu y dược học lâm sàng, cơ sở đào tạo sau đại học cho cán bộ y tế Quân đội và cả nước, là Bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia. Được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ là đơn vị khám chữa bệnh tuyến cuối toàn quân, được Nhà nước công nhận là Bệnh viện hạng Đặc biệt quốc gia, Bệnh viện 108 đã không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tận dụng mọi điều kiện cơ sở vật chất và con người vừa đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu chuyên môn trọng tâm, đồng thời áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Nhà nước tăng đáng kể nguồn thu, góp phẩn bổ sung kinh phí hoạt động cho bệnh viện, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Một số kỹ thuật chuyên sâu thuộc phạm vi tuyến trên đang được áp dụng có hiệu quả trong Bệnh viện như: phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ; phẫu thuật nội soi ổ bụng có can thiệp nhiều tạng, phẫu thuật nội soi tai, mũi, họng; phẫu thuật nội soi khớp gối đóng đinh nội tủy có chốt ngang; tán sỏi tiết niệu ngược dòng; phẫu thuật thay thể’ thuỷ tinh bằng Phaco. Từ thành quả đạt được qua 70 năm xây dựng, trưởng thành, cán bộ nhân viên Bệnh viện nhận thức sâu sắc nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân Khu, Thủ trưởng Cục Hậu cần, Cục Quân y, sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương và sự cống hiến to lớn của các thế hệ cán bộ, nhân viên của bệnh viện, sự tin yêu của các thương bệnh binh và nhân dân.
Phòng thực hiện phân công phân nhiệm cho cán bộ theo từng phần hành chặt chẽ, rừ ràng và phự hợp với năng lực, trỡnh độ của cỏn bộ, cơ cấu phũng như sau: (xem bảng 2.3). Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính kế toán – Bệnh viện Quân y 7. STT Vị trí Số lượng. cán bộ Trình độ. 5 Kế toán tiền lương và thu nhập khác 01 TC kế toán. Nguồn: website của Bệnh viện Quân y 7, https://benhvienquany7.vn/. Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ:. - Lập dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hằng năm, tính toán và phân bổ định mức chi tiêu cho các mặt hoạt động của bệnh viện. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các báo cáo tài chính, về toàn bộ công tác kinh tế tài chính phát sinh của bệnh viện. - Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, kiểm tra tình hình thu – chi tài chính trong bệnh viện về các hạng mục như mua sắm, sửa chữa …). Tỡnh hỡnh chi lương tăng thờm qua các năm như sau (xem bảng 2.8):. Hàng tháng phòng tài chính kế toán cân đối thu chi, trích lập các quỹ, số còn lại để chi tiền dịch vụ và cơ sở để tính hệ số là: Tổng số tiền tiết kiệm được/ tổng hệ số. Tuỳ theo hiệu quả quyết toán viện phí, BHYT, dịch vụ trong quý, sau khi chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và các chi phí khác, Ban Giám đốc và công đoàn thống nhất mức chi trả tiền dịch vụ kỹ thuật của từng tháng. Giỏo, dục, vận động, tuyờn truyền, giải thớch rừ cho cỏc CBCNVC về nội dung của các văn bản thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với bệnh viện, các cơ hội và thách thức mà bệnh viện sẽ đương đầu và các phương hướng cũng như những giải pháp bệnh viện đã vạch ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Lãnh đạo bệnh viện đã thực hiện các hình thức truyền thông như: các văn bản, tài liệu tới từng bộ phận, từng khoa; mở chương trình huấn luyện, tuyên truyền cũng như nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNVC; các nhân viên tuyên truyền tới từng khoa phòng giúp cán bộ cũng như nhân dân, người bệnh hiểu và thực hiện theo quy chế mà Bệnh viện đề ra. *) Phối hợp hoạt động và xử lý xung đột.
- Quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện: Bệnh viện có ưu thế là cơ sở vật chất mới đi vào hoạt động, cơ sở được xây dựng có quy mô, đầy đủ, bố trí phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của từng khoa phòng cùng với môi trường cảnh quan thẩm mỹ, đáp ứng tiêu chí: xanh, sạch, đẹp. Hệ thống các chính sách y tế nói chung đều hướng tới việc củng cố và phát triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là các chính sách tài chính áp dụng cho quản lý bệnh viện đã tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính.
Trên cơ sở tiết kiệm chi và chủ động tăng thêm nguồn thu, bệnh viện không chỉ đảm bảo được các hoạt động cơ bản mà còn dành được 1 phần chênh lệch nguồn thu để chi trả thu nhập tăng thêm, nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức và trích lập các quỹ để thực hiện tái đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. - Mọi chi tiêu trong bệnh viện cơ bản được thực hiện công khai minh bạch, tuy nhiên có một số nội dung và định mức chi còn mang tính chất cảm tính chủ quan của ban lãnh đạo, chưa thực sự có hiệu quả do tính toán, tiên lượng thu chi chưa sát ví dụ: chi lương cho chuyên gia nước ngoài 100.000.000đ/tháng, ngoài ra còn thanh toán các chế độ công tác phí, ăn ở cho chuyên gia khi làm việc tại bệnh viện; ngoài chế độ trực theo quy định, cán bộ trực được hỗ trợ thêm tiền trực và tiền ăn 65.000đ/người/ngày; hỗ trợ tiền làm ngoài giờ do vượt giờ quy định 100.000đ/ngày.
Do thay đổi cơ chế từ bao cấp sang tự hoạt động, các cơ sở y tế để khẳng định sự tồn tại của mình, phải tự tìm hiểu, điều chỉnh cách thức hoạt động để phù hợp với xu hướng phát triển, nắm bắt nhu cầu của người dân nhằm cung cấp dịch vụ đạt chất lượng tối đa. - Cơ chế tự thu tự chi song hành với việc các đơn vị phải chủ động trong việc thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho bệnh viện; chủ động cân đối thu – chi vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được giao, vừa cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, đồng thời có tích lũy để tái đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bệnh viện.
Các hinh thức xã hội hóa như góp vốn liên doanh liên kết với các công ty thiết bị y tế; đóng góp cổ phần của các cán bộ trong bệnh viện; chính sách hỗ trợ vốn vay của Tỉnh; thuê trang thiết bị y tế độc quyền, góp vốn của cá nhân tổ chức ngoài bệnh viện. Cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo nguồn tiết kiệm trích lập các quỹ chi thu nhập tăng thêm nâng cao đời sống cho cán bộ và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Ví dụ như thành lập các tổ công tác xã hội, tổ chăm sóc khách hàng hoặc maketting để tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn bệnh nhân về tình hình sức khỏe, mức độ hài lòng sau khi điều trị tại bệnh viện hoặc hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc, các công cụ phương tiện bổ trợ trong quá trình điều trị hoặc tư vấn thêm các dịch vụ khác cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân điều trị có kết quả tốt nhất. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí kinh phí hỗ trợ 50% lãi suất đầu tư đối với các khoản vay trung, dài hạn cho các bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện tư) trên địa bàn Tỉnh sử dụng nguồn vay vốn của các tổ chức tín dụng hoặc Quỹ đầu tư phát triển Tỉnh Hải Dương để thực hiện các đề án, dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh (theo cam kết đầu tư).
+ Bố trí, sắp xếp cán bộ giám định đủ về số lượng và đảm bảo năng lực chuyên môn để tập trung giám định dữ liệu KCB BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT; phân tích, đánh giá, phát hiện các sai sót, các vấn đề bất thường về chi phí cần lưu ý tại tất cả cơ sở KCB BHYT trên địa bàn Tỉnh trước khi tổ chức giám định tập trung tại cơ sở KCB. - NSNN chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nhằm đảm bảo mục tiêu, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp xây dựng quỹ xã hội, quỹ từ thiện, giảm dần các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thực hiện.