MỤC LỤC
Đầu tư phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào DTTS; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới; nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ, công chức, viên chức DTTS, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nội dung các chính sách giai đoạn 2016 - 2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo; phát triển sản xuất trong nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển giáo dục - đào tạo, văn hóa, như: Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người DTTS nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; ổn định cuộc sống cho người DTTS di cư tự phát; phát triển KTXH cho các DTTS rất ít người; phát triển nguồn nhân lực các DTTS, người có uy tín trong đồng bào các DTTS; tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS….
“Diễn biến hoà bình” và phương án tác chiến, không để bị bất ngờ trước mọi tình huống. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn phá hoại và chống phá của các thế lực thù địch. Những mục tiêu về công tác dân tộc trong thời kỳ mới. - Giải quyết căn bản tình trạng di cư tự phát trong đồng bào DTTS;. - Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Định hướng và giải pháp phát triển KTXH các DTTS 1.7.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số. Một là, quyết tâm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10- 2019, của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới”. Đồng thời thực hiện tốt các nghị quyết, các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các chính sách còn hiệu lực đối với vùng đồng bào DTTS. Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách về phát triển KTXH vùng DTTS theo hướng toàn diện, bền vững. Đồng thời, mở rộng vốn ưu đãi đối với các chương trình, dự án, tạo sinh kế cho đồng bào; đẩy mạnh việc đa dạng hoá và. xã hội hoá các nguồn lực, trong đó, nguồn lực nhà nước có vai trò quan trọng và quyết định trong việc huy động các nguồn lực khác. Đổi mới chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng tăng định mức và mở rộng đối tượng cho vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh của đồng bào các DTTS. Trong đó, để phát huy tiềm năng lợi thế của vùng DTTS trong phát triển kinh tế cần đẩy mạnh các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôn có năng suất, chất lượng cao để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị nhằm cho phù hợp với các vùng và phù hợp với đặc điểm văn hoá, tập quán của các dân tộc. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư và khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các DTTS gắn với phát triển du lịch, dịch vụ nhằm tạo sinh kế và công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho đồng bào các dân tộc. Đồng thời, khơi dậy tinh thần tự lực, ý chí, khát vọng vượt khó vươn lên của đồng bào các DTTS trong phát triển kinh tế để làm giàu chính đáng. Trong đó, đến năm 2030 có trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH và đời sống của người dân” để thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai như lũ ống, lũ quyét, khô hạn, nước biển dâng… Cùng với đó, cần tăng cường đầu tư đồng bộ hạ tầng viễn thông, năng lượng nhằm đảm bảo có 99% số hộ gia đình vùng đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp. Đồng thời, đẩy mạnh dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm đảm bảo đến năm 2030, đạt 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công nghệ thông tin để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của đồng bào. Bốn là, phát triển đồng bộ các lĩnh vực về văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo; tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đầu tư, phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú và các trường dự bị đại học. Hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh, sinh viên các vùng như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cần đổi mới phương thức và chính sách cử tuyển đối với con em đồng bào các DTTS, nhất là ở các khu vực đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đối với thanh niên các DTTS sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và dạy nghề. Bên cạnh đó, cần nâng cao tỷ lệ và chất lượng khám chữa bệnh cho đồng bào, nhất là tuyến cơ sở, đẩy mạnh đầu tư các dịch vụ y tế; phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện cho đồng bào được khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương. Xây dựng và đẩy mạnh chiến lược về phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nhằm nâng cao về thể chất, tầm vóc của thanh, thiếu niên người DTTS. Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở. từng vùng, từng địa phương phù hợp với văn hoá và tập quán của các dân tộc; quan tâm sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống, kể cả vật thể. và phi vật thể. Kiên quyết xoá bỏ các hủ tục lạc hậu và sớm chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nâng cao hơn nữa mức hưởng thụ về văn hoá của đồng bào các DTTS. Năm là, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhất là ở những vùng trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên là người DTTS. Đẩy mạnh việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ người DTTS trong thời kỳ mới theo quy định. Đồng thời, có chính sách đặc thù trong việc tuyển dụng công chức, viên chức đối với người DTTS, nhất là nhóm DTTS rất ít người, nhóm DTTS còn nhiều khó khăn. Chú trọng phát hiện, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ người DTTS. Bên cạnh đó, cần đổi mới tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, có cơ chế, chính sách biểu dương, tôn vinh những người có uy tín, già làng, trưởng bản có nhiều đóng góp cho công tác dân tộc. Sáu là, đẩy mạnh công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở vùng DTTS vững chắc. Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù trong việc chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Đồng thời, không để xảy ra các “điểm nóng” phức tạp về an ninh, trật tự, nhất là các địa bàn chiến lược xung yếu như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và tây duyên hải miền Trung. Bảy là, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm, thu hút các nguồn lực để đầu tư cho các chương trình, dự án; chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho phát triển KTXH ở. Có cơ chế khuyến khích cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài đóng góp nguồn lực cho phát triển toàn diện vùng DTTS. Có thể thấy, với quan điểm công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị. Vì vậy, để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc trong văn kiện Đại hội XIII, trong thời gian tới cần tiến hành triển khai thực hiện các giải pháp trên để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống của đồng bào các DTTS so với bình quân chung của cả nước. Về phát triển kinh tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, gắn sản xuất với chế biến, kết nối với thị trường, tạo chuỗi sản phẩm, gia tăng giá trị. a) Đối với nông, lâm, ngư nghiệp. Đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản, nâng cao hiệu quả khoáng sản của các mỏ lớn ở vùng đồng bào DTTS như apatit Lào Cai, đồng Sin Quyền (Lào Cai), chì kẽm Chợ Đồn (Bắc Kạn), vonfram núi Pháo (Thái Nguyên), gang thép Thái Nguyên, mangan, sắt Quý Sa (Lào Cai), thiếc, chì, kẽm, uran Nguyên Bình (Cao Bằng), alumin nhôm ở các tỉnh Tây Nguyên, đá Granit, Andesit An Giang..;. - Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển lĩnh vực ngành nghề thủ công mỹ nghệ; ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản;. công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp; hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động. Hỗ trợ nông dân đầu tư áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi; đây mạnh phát triến công nghiệp chế biến, công nghiệp dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất. c) Đối với thương mại, dịch vụ, du lịch. - Tiếp tục rà soát, quy hoạch, đầu tư hạ tầng dịch vụ viễn thông, thông tin, tín dụng, vận tải.. để phát triển kinh tế cửa khẩu giao thương với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia..;. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các chợ biên giới, miền núi chợ nông thôn và các loại hình chợ phù hợp, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển các kênh phân phối và thương mại điện tử. Về lĩnh vực văn hóa-xã hội a) Về giáo dục - đào tạo. - Quy hoạch phát triển hợp lý mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc bán trú, phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học dân tộc; đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học dân tộc cho các khu vực:. Miền núi phía Bắc; Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Nam Bộ. Đổi mới phương thức cử tuyển nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS;. - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững thành quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở, xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở;. - Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng đồng bào DTTS. Đảm bảo đủ giáo viên cho từng cấp học, môn học, đội ngũ phải đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;. - Gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư, phát triển cơ sở vật chất trường, lớp các cấp học, nhất là cấp học mầm non và tiểu học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện KTXH của địa phương. - Hoàn thiện và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào DTTS. b) Về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực và giải quyết việc làm.
- Đầu tư, phát triển nâng cao trình độ cho các trạm Quân - dân y, kết hợp kinh tế quốc phòng với phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, bảo đảm đủ điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh cho đồng bào DTTS vùng biên giới để nâng cao chât lượng nắm tình hình vùng giáp biên góp phần tạo thành “phên dậu biên giới” bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an triển khai các mặt công tác đối ngoại với việc Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) kiến nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC; trả lời công hàm của Đại sứ quán Mỹ đề nghị Việt Nam thực hiện 05 điểm nhằm tránh khả năng bị đưa vào danh sách SWL; xây dựng lập luận về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại. Đồng thời, chủ động duy trì quan hệ đối thoại với Tòa thánh Va-ti-căng và Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam để ổn định tình hình Công giáo Việt Nam; tiếp và làm việc với Hồng y Peter Tuckson - Bộ trưởng Bộ Phát triển và nhân bản toàn diện của Toà thánh Va-ti-căng về tình hình Công giáo tại Việt Nam; trực tiếp làm việc với Đại sứ Mỹ, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam để cung cấp tình hình, kết quả thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; thường xuyên duy trì quan hệ đối thoại với một số tổ chức ở Mỹ và phương Tây để cung cấp các thông tin chính thống, phục vụ đấu tranh nhân quyền với các thế lực thù địch vu cáo Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Trong năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản gửi các tổ chức tôn giáo đề nghị không cử chức sắc ra nước ngoài hoạt động tôn giáo; không đón tiếp chức sắc người nước ngoài đến từ các vùng dịch, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nên các tổ chức tôn giáo đã tạm dừng cử các đoàn đi hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và hạn chế, không đón tiếp các đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam hoạt động. so với năm 2019); đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa Việt Nam và Campuchia tại An Giang; đón đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Cam-pu-chia vào Việt Nam. Thuật ngữ “nguồn lực” khi nhận định về những đóng góp của các tôn giáo trong Chỉ thị số 18-CT/TW (2018) của Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục được khẳng định và bổ sung thành “các nguồn lực của các tôn giáo”. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. 16 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bà-la-môn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Bửu Sơn Kỳ Hương10. Quan điểm của Đảng về “các nguồn lực của các tôn giáo” xác định là những nguồn lực của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận nêu trên. Các nguồn lực của các tôn giáo rất đa dạng: nguồn lực con người có tôn giáo; nguồn lực từ cơ sở vật chất, nguồn vốn, khả năng vận động, huy động tài chính; những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.. Những nguồn lực này được sử dụng vào việc. “Đời”, ích nước, lợi dân thì đó là một trong những nguồn lực cần phát huy trong phát triển đất nước. Tại Đại hội lần này, Đảng ta tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh đến những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Chúng ta cần phát huy những “nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng”, “giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo” vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan. Hai là, thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là mục tiêu trong thực hiện công tác tôn giáo. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chính tinh thần đoàn kết để dựng nước và giữ nước, người có đạo khác nhau, giữa người có đạo và không có đạo ở Việt Nam luôn có sự tôn trọng, chung sống hòa hợp. Thế nên, Đảng ta đặt mục tiêu của công tác tôn giáo là đoàn kết tôn giáo trong mục tiêu chung đại đoàn kết toàn dân tộc là phù hợp, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phản ánh đúng ý chí, khát vọng của người Việt Nam hiện nay, trong đó có đồng bào có đạo. Ba là, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người. Đây là sự khái quát đầy đủ chủ trương nhất quán của Đảng ta đối với vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. và không tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm ở đây bao hàm cả sự tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện về mặt pháp lý lẫn thực tế đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Đối tượng bảo đảm ở đây được mở rộng là “con người”, không những là tổ chức,. “nhân dân”, “công dân” ở trong nước mà còn là tổ chức, cá nhân người nước ngoài có tôn giáo khi họ sinh sống, học tập, làm việc ở Việt Nam cũng như người Việt ở nước ngoài khi về quê hương. Bốn là, sự chủ động trong tiến hành công tác tôn giáo. Chủ động lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân là quan điểm, thực tiễn sinh động khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo đất nước không thể thay thế được của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công tác tôn giáo cũng vậy, cần có sự chủ động để kịp thời phát huy những tác động tích cực, hạn chế, phê phán, đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực liên quan đến tôn giáo. Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: 1) Giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng. 2) Phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thậm chớ, một số nhúm lợi dụng niềm tin tụn giỏo để tuyờn truyền những nội dung gây hoang mang trong quần chúng, hay thực hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc. Tổ chức thực hiện hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ về các nhiệm vụ trong tâm đã được phê duyệt năm 2021; triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt, biểu dương chức sắc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (tổ chức tại Đà Nẵng ngày 09/8/2019)…; chủ động nắm, phân tích, dự báo chính xác tình hình tín ngưỡng, tôn giáo để có biện pháp quản lý hiệu quả, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.