Đề xuất hướng quy định về bồi thường thiệt hại ấn định trước trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

PHÁP LUẬT MỸ

Lịch sử hình thành

Việc thỏa thuận một điều khoản phạt là phổ biển vào thời kỳ đầu của hệ thống Thông luật.53 Nếu trái chủ muốn đảm bảo thụ trái thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay hay chuyển nhượng đất hay thực hiện một số nghĩa vụ khác, theo luật tập quán, hai bên sẽ giao kết một thỏa thuận bằng văn bản, theo đó, thụ trái đồng ý sẽ trả cho trái chủ một khoản tiền, thường sẽ lớn hơn giá trị khoản vay, mảnh đất hay đối tượng của nghĩa vụ rất nhiều.54 Văn bản đó được gọi là “văn tự phạt” (penal bond) và được thực hiện dưới dạng “điều kiện chấm dứt nghĩa vụ” (condition subsequent),55 tức là nếu thụ trái thực hiện nghĩa vụ chính là trả nợ hay chuyển nhượng đất hay những nghĩa vụ khác như đã thỏa thuận vào ngày được quy định trong văn tự, thì nghĩa vụ trả tiền sẽ chấm dứt. Những đạo luật tương tự cũng được tìm thấy tại Mỹ, ví dụ tại đoạn 12783, Tổng bộ luật bang Michigan 1915 (Michigan Compiled Laws); đoạn 166, Tổng bộ luật bang New Jersey (New Jersey Compiled Statutes) hay tại đoạn 447, Bộ Chú giải luật bang North Carolina 1927 (North Carolina Code Annotated).58 Cho dù là đạo luật hay phán quyết của tòa, quy tắc chung được áp dụng đó là khoản tiền mà bên nguyên đơn có thể nhận được trên một văn tự phạt là thiệt hại thực tế do vi phạm điều kiện của văn tự gây ra.59 Nguyên đơn không thể thu hồi khoản tiền như đã ghi nhận trong văn tự, trừ trường hợp chứng minh được khoản tiền đó thực sự được hai bên thỏa thuận nhằm ước tính thiệt hại có thể xảy ra.

Điều kiện có hiệu lực

Hơn nữa, tòa án còn nhận định, điều khoản ấn định trước khoản bồi thường thiệt hại là hợp lý và thể hiện sự ước lượng một cách khách quan thiệt hại thực tế mà khó có thể xác định chính xác, như sau: “Các bên, tại thời điểm giao kết hợp đồng, đã cân nhắc nhiều yếu tố tác động đến thiệt hại, cụ thể: sự không chắc chắn đối với khả năng của bên nguyên đơn trong việc cho thuê lại số xe; sự đầu tư của bên nguyên đơn trong việc thu mua và cải tạo lại số xe cho phù hợp với mục đích sử dụng của bị đơn; số giờ công không sử dụng cho mục đích bảo dưỡng xe do phát sinh sự kiện vi phạm; sự không chắc chắn đối với việc bán lại số xe; sự không chắc chắn đối với số xăng, dầu và các đồ dùng cho dịch vụ bảo dưỡng khác mà bên nguyên đơn có thể tiết kiệm hoặc tiêu tốn, và số tiền do dao động lãi suất khoản vay ngân hàng.” Do đó, khoản bồi thường thiệt hại ấn định trước là có hiệu lực trên cơ sở thiệt hại khó xác định chắc chắn và các cơ sở khác như được chứng minh bởi tòa án. Hợp đồng cho thuê có điều khoản bồi thường thiệt hại ấn định trước như sau: “Khi hết thời hạn cho thuê hoặc chấm dứt việc cho thuê …, Bên Thuê phải ngay lập tức phải giao lại nhà bằng việc giao nhận thực tế toàn bộ chìa khóa tại địa điểm kinh doanh của Bên Cho Thuê, … , và nếu Bên Thuê không giao lại nhà, Bên Thuê đồng ý cho một khoản bồi thường thiệt hại ấn định trước bằng năm lần phí thuê một ngày cho mỗi ngày mà Bên Thuê chưa giao lại nhà, cùng phí, chi phí luật sư, v.v” Trong vụ kiện này, Manale, sau khi hết thời hạn cho thuê, tiếp tục ở lại ngôi nhà thêm 543 ngày, và vì thế, Lama đã kiện đòi khoản tiền là 17,261.76 USD, bao gồm khoản tiền bồi thường thiệt hại ấn định trước bằng năm lần phí thuê nhà trong 543 ngày tương đương 15,620.42 USD, phí luật sư và án phí.

Chính sách công – Những lý giải đằng sau lý thuyết về bồi thường thiệt hại ấn định trước

Xét trên khía cạnh hình thức, học thuyết về sự quá mức lý giải trường hợp có tì vết trong quá trình thương lượng giữa các bên, theo đó, hợp đồng không được hình thành “một cách công bằng”.111 Đó là các trường hợp mà mặc dù cả hai bên trong hợp đồng đều có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhưng một bên phải chịu một “áp lực” nhất định từ bên còn lại khi giao kết hợp đồng.112 Hợp đồng trong trường hợp này sẽ không hướng đến lợi ích của hai bên mà khả năng cao là hướng đến lợi ích của bên có thể gây áp lực nhiều hơn, vì thế tạo ra một “sự bất công quá mức”.113 Mặc dù tòa án thường không chấp nhận thi hành những thỏa thuận mà sự tự do thỏa thuận của một bên bị hạn chế, kể cả đối với thỏa thuận bồi thường thiệt hại ấn định trước, nhưng cách tiếp cận trên khía cạnh hình thức như thế này phần lớn không giải thích được quyết định vô hiệu điều khoản phạt của tòa án.114 Đa số các trường hợp mà các bên có vị thế và hiểu biết ngang nhau, sự tự do thỏa thuận tồn tại nhưng tòa án vẫn vô hiệu điều khoản bồi thường thiệt hại ấn định. Nguyên tắc bồi thường thích đáng dựa trên niềm tin rằng bên bị vi phạm chỉ nên nhận khoản bồi thường mà anh ta đáng được nhận để bù đắp những lợi ích mà anh ta mong đợi.118 Tòa án không nên cho phép bất kỳ bên nào được hưởng khoản bồi thường cao hơn khoản bồi thường thích đáng, kể cả trong trường hợp đó là kết quả của một sự tự do thỏa thuận.119 Vì thế, khi cỏc bờn thỏa thuận về một khoản tiền mà rừ ràng là cao hơn nhiều so với thiệt hại do vi phạm gây ra, nhiều thẩm phán và học giả cho rằng khoản tiền đó vi phạm chính sách công về bồi thường thích đáng.120 Việc tòa án từ chối thi hành điều khoản bồi thường thiệt hại trong trường hợp không có thiệt hại thực tế xảy ra (như.

PHÁP LUẬT PHÁP

Lịch sử hình thành 1. Thời Cổ đại

Hệ quả là, kể cả trong trường hợp thụ trái đã thực hiện một phần nghĩa vụ chính hay đối tượng của nghĩa vụ chính bị tiêu hủy bởi lý do ngoài tầm kiểm soát của thụ trái, thụ trái vẫn phải thi hành đầy đủ khoản phạt như đã hứa với trái chủ.124 Điều đó khoản phạt vẫn được thực thi đầy đủ kể cả trong trường hợp nghĩa vụ đã được thực hiện một phần, hay đối tượng của nghĩa vụ đã bị tiêu hủy bởi nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên có nghĩa vụ. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ La Mã, các chủ thể đã sử dụng điều khoản phạt trong quan hệ nghĩa vụ rất linh hoạt, ban đầu chỉ nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, sau đó là để nhằm ước tính thiệt hại xảy ra, và còn nhằm tạo ra một nghĩa vụ có tố quyền trên một nghĩa vụ mà về mặt pháp lý mà nói, không thể thi hành.129 Cũng như vậy, điều khoản phạt trong Luật Giáo hội cũng được ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà đầu tiên và điển hình, được sử dụng như một biện pháp để tránh luật về cho vay nặng lãi (usury laws130).

Bộ luật Dân sự Pháp

Như lý giải bên trên, khi các bên dự liệu về trường hợp thực hiện nghĩa vụ một phần và quy định một điều khoản phạt đối với trường hợp này, Điều 1231 trở nên vô nghĩa.146 Các bên cũng có thể quy định trong hợp đồng là Điều 1231 không áp dụng đối với quan hệ giữa các bên.147 Hơn nữa, tòa án vô cùng hạn chế áp dụng Điều 1231, từ chối áp dụng Điều 1231 trong nhiều trường hợp: (i) khi mục đích của điều khoản phạt là nhằm ngăn ngừa việc chậm thực hiện nghĩa vụ, (ii) khi nhận thấy việc thực hiện nghĩa vụ một phần là không phù hợp với quy định của hợp đồng, và (iii) khi phát hiện ý chí của các bên là không mong muốn áp dụng Điều 1231, mặc dù không quy định rừ trong hợp đồng.148. Bởi điều khoản phạt trong pháp luật Pháp có tính đảm bảo thực hiện hợp đồng xen lẫn với tính đền bù, bồi thường, tòa án Pháp không đồng ý với phương án giảm mức phạt bằng thiệt hại thực tế xảy ra.166 Khi đó, việc thi hành điều khoản phạt sẽ không khác gì biện pháp bồi thường thiệt hại, điều khoản phạt đánh mất tính ngăn ngừa, phòng ngừa và có thể cổ vũ cho hành vi cố ý vi phạm hợp đồng.167 Do đó, tòa án thường sẽ quyết định cho trái chủ hưởng một khoản tiền cao hơn so với thiệt hại thực tế,168 trên cơ sở nguyên tắc công bình,169 trong đó khoản dôi ra chính là khoản mang tính đảm bảo thực hiện hợp đồng.

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Phạt vi phạm hợp đồng 1. Điều kiện áp dụng

Các bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng, trong một phụ lục sửa đổi hợp đồng hoặc trong một thỏa thuận riêng rẽ với hơp đồng.171 Trong một vụ kiện vào năm 2005, thẩm phán có khẳng định nguyên tắc trên như sau: “tại Điều 13 của hợp đồng cũng như Điều 3 Phụ lục hợp đồng, các bên không quy định phạt vi phạm hợp đồng do một bên ngừng thi công công trình nên Công ty Tây Ninh yêu cầu phạt 10% giá trị hợp đồng số tiền 1,770,000,000 đồng đối với Công ty Tân Bách Khoa là không có cơ sở.”172. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất thực tế, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.189 Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của bên bị vi phạm.190 Theo Điều 302 Luật Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Hiệu lực của điều khoản bồi thường thiệt hại ấn định trước theo pháp luật Việt Nam

Điều 404 quy định: “Khi hợp đồng có điều khoản khụng rừ ràng thỡ việc giải thớch điều khoản đú khụng chỉ dựa vào ngụn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng…” Điều 404 cho thấy giải thích hợp đồng ở Việt Nam dựa trên học thuyết ý chí tuyên bố, tức là dựa trên ngụn từ của hợp đồng;195 trong trường hợp ngụn từ của hợp đồng khụng rừ ràng, thỡ sẽ dựa thêm vào ý chí của các bên đối với hợp đồng để xác định chính xác ý nghĩa các quy định. Tòa án Việt Nam đã tuyên điều khoản đó là vô hiệu do mức bồi thường không trên cơ sở thiệt hại thực tế và không phù hợp với quy định của pháp luật.196 Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh, trong một bản án xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, cũng khẳng định: “Mức bồi thường chỉ được xác định sau khi có vi phạm hợp đồng, cho nên việc bồi thường thiệt hại (nếu có) không thể biết trước để thỏa thuận trong hợp đồng mà chỉ có thể xác định khi có việc vi phạm, … và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm.”197 Ngoài ra, bên bị vi.