Nghiên cứu tình hình tội phạm mua bán phụ nữ ở Việt Nam và giải pháp phòng ngừa

MỤC LỤC

DỰ BAO TINH HÌNH TOI PHAM CUA TOI MUA BAN PHY NU Ở

Việc đấu tranh chống tội phạm mà cụ thẻ là việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm kịp thời, bắt giữ và xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội là những việc làm có tác dụng quan trọng trong việc răn đe tội phạm, làm mắt đi "cơ hội" để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, và vì thế, nó có tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm. Nghiên cứu THTP và các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN trong những năm gần đây cho thấy: tội MBPN ở Việt Nam phát sinh do có sự tác động qua lại của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự tác động của các yeu to tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế chậm phát triển và những yếu tố tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thé là tình trang đói nghèo, không có việc làm, thiếu việc làm, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn của một bộ phận dân cư trong xã hội. Đề phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phần phòng ngừa tội MBPN thì Chính phủ, các Bộ, Ngành ở trung ương và các địa phương cần tập trung thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế - xã hội đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (năm 2001) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X (năm 2006) của Đảng, đó là: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân; phát triển nhanh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại; tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.

Các biện pháp trên đây nếu được tô chức thực hiện tốt sẽ có tac dụng quan trọng trong việc thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế sự tác động của các yếu tô tiêu cực nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo điều kiện giải quyết các vẫn đề xã hội phức tạp hiện nay là vẫn đề lao động, việc làm, giảm bớt tình trạng đói nghèo, kinh tế khó khăn của một bộ phận dân cư trong xã hội. Những nghiên cứu về nạn nhân của tội MBPN cũng cho thấy: Phần lớn các nạn nhân của tội MBPN là người có trình độ học vẫn thấp, thiếu việc làm, thu nhập thấp, kinh tế khó khăn nên thường phải mạo hiểm đi tìm kiếm các cơ hội “đối đời”, phải đi xa tìm việc làm, đi buôn ban, làm thuê kiếm sống, Mặt khác, trình độ học van thấp, khả năng nhận thức hạn chế của người phụ nữ còn làm cho họ (các nạn nhân) trong nhiều trường hợp không nhận thức được các thủ đoạn xảo quyệt của người phạm tội, không nhận biết được hành vi phạm tội nên không thé phòng tránh được tội phạm. Vì vậy, việc phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cường đảo tạo nghề sẽ tạo điều kiện cho người phụ nữ có điều kiện tìm việc làm thích hợp, có thu nhập và ôn định cuộc sống, đồng thời hạn chế tình trạng người phụ nữ phải đi làm ăn xa, đi buôn bán, làm thuê kiếm sống từ đó hạn chế tình trạng người phụ nữ bị lừa dối và trở thành nạn nhân của tội MBPN.

Vì vậy, việc phát triển giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục những yếu kém, hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo sẽ góp phần nâng cao nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật cua người dân, tạo điều kiện cho người dân có thê nhận biết được các hành vi phạm tội MBPN từ đó phòng tránh và tích cực tham gia dau tranh chống tội MBPN. Việc phô biến, tuyên truyền pháp luật nói chung, tuyên truyền pháp luật về tội MBPN nói riêng nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong cộng đồng dân cư sẽ góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về các quyền của phụ nữ và bảo vệ quyền của phụ nữ; nâng cao nhận thức của người dân về tội MBPN và các phương thức, thủ đoạn của tội MBPN để từ đó người dân, nhất là phụ nữ có ý thức cảnh giác đề phòng tội phạm và chủ động, tích cực tham gia dau tranh chống tội MBPN. Su tham gia của các nạn nhân trong việc tuyên truyền phòng, chống tội MBPN; việc dùng người thật, việc thật dé tuyên truyền, cảnh báo về những phương thức, thủ đoạn va hậu quả của tội MBPN dé người dân, đặc biệt là phụ nữ biết dé phòng tránh tội phạm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả phòng, chống tội MBPN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ sáu, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng (như Công an, Tư pháp), các tô chức xã hội (như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh..) cần tăng cường quản lý, tiếp tục giáo dục đối với người bị kết án sau khi đã chấp hành xong hình phạt trở về sinh sống tại địa phương. Hàng năm, số người phạm tội được trả tự do ở nước ta rất lớn và phần lớn những. phạm nhân được trả tự do [92)).' Tuy nhiên, có một số người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt, sau khi được trả tự do, vì các lý do khác nhau lại tiếp tục thực hiện tội phạm. Cùng với các biện pháp thiết thực tạo điều kiện giúp phụ nữ phát triển sản xuất, tạo việc làm và ổn định cuộc sống, các cấp chính quyền, các cơ quan tổ chức, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ cần có những biện pháp thiết thực cải thiện đời song tinh than cho phụ nữ như mở các lớp day văn hóa, bồi dưỡng nâng cao kiến thức văn hóa, phô biến pháp luật; xây dựng và duy trì sinh hoạt các loại hình “câu lạc bộ” để cuốn hút chị em phụ nữ tham gia các sinh hoạt tập thể như các Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Gia đình hạnh phúc, Gia đình không có người thân phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa tội MBPN - phòng ngừa các nạn nhân tiếp tục trở thành nạn nhân hoặc trở thành người phạm lội MBPN thì các cấp chính quyên, nhất là chính quyền cấp cơ sở, các cơ quan chức năng (như Công an, Tư pháp, Y tế..), các tổ chức xã hội (như Hội phụ nữ, Hội nông dân..) cần cố găng tạo những điều kiện cần thiết, hỗ trợ đến mức cao nhất dé giúp các nạn nhân có thé tái hòa nhập cộng đồng, ôn định cuộc sống.

Vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội MBPN sẽ góp phần hạn ché, loại bỏ những khó khăn về mặt địa lý, lãnh thé, làm cho hoạt động dau tranh chống tội MBPN đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ các cơ hội, điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm, làm cho tội MBPN không xảy ra hoặc dé bị bắt giữ, xử lý. Những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý của các cơ quan có thắm quyền trên một số lĩnh vực như quản lý xã hội về an ninh, trật tự, quản lý địa bàn dân cư, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài, quản lý người phạm tội sau khi đã chấp hành xong hình phạt cũng là yếu tố góp phan tạo thành các nguyên nhân, điều kiện của tội MBPN ở Việt Nam. Các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế sự tác động của các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục, đào tạo và khắc phục những yếu kém, hạn chế của hoạt động giáo dục, đào tạo là những biện pháp không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng ngừa tội MBPN mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng.

Các biện pháp day mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng về phòng, chong tội MBPN; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực; phòng ngừa tội mua bán phụ nữ đối với các nạn nhân của tội phạm; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam là những biện pháp riêng, biện pháp có tính đặc thù đối với việc phòng, chống tội MBPN ở Việt Nam.