Đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân trước can thiệp mạch vành qua da tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2023

MỤC LỤC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng lo âu của người bệnh

Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố liên quan

Kết quả bảng 3.11 cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính của người bệnh tham gia nghiên cứu với lo âu trước can thiệp động mạch vành. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, khu vực sống, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân và bảo hiểm y tế với tình trạng lo âu của người bệnh (p>0,05). Tuy nhiên tất cả những người bệnh có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không tốt thì tình trạng lo âu cao hơn so với người bệnh có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là tốt và tương đối tốt.

Kết quả bảng 3.13 cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian phát hiện bệnh gần đây và thời gian điều trị bệnh với tình trạng lo âu của người bệnh (p<0,05). Nhận xét: những người không thường xuyên hút thuốc lá có khả năng lo âu cao hơn so. Mối liên quan giữa lo âu với công tác chuẩn bị trước can thiệp của người bệnh.

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa lo lâu với vai trò vị trí trong gia đình
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa lo lâu với vai trò vị trí trong gia đình

BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng lo âu của người bệnh trước can thiệp động mạch vành ở bệnh viện Tim Hà Nội

Những cảm xúc tiêu cực như quá lo âu, nghi ngờ kết quả điều trị có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, tác động xấu đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gây rối loạn giấc ngủ… Ngoài ra lo âu trước can thiệp có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, co mạch, buồn nôn và ảnh hưởng đến nhịp tim người bệnh điều này có thể làm tăng co thắt cơ trơn phế quản…. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và cộng sự năm 2022 tại bệnh viện Tim Hà Nội 27,9% người bệnh có lo âu mức nhẹ và 15,3% lo âu mức nặng, điều này cho thấy tỷ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ có mức độ lo âu cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [9]. So sánh với kết quả nghiên cứu đánh giá mức lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đang điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Kathmandu, Nepal đã được thực hiện trên 168 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đã được chọn có mục đích cho nghiên cứu từ các bệnh nhân đang điều trị tại khoa tim ngoại trú của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Sahid Gangalaal, Kathmandu, Nepal vào năm 2017 bằng cách sử dụng lịch phỏng vấn bán cấu trúc đã được thử nghiệm trước thang đo lo âu của Bệnh viện.

Lý giải sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về phong tục tập quán, địa điểm sống trong nghiên cứu của chúng tôi khác so với nghiên cứu ở nước ngoài nên tình trạng lo âu ở người bệnh cũng khác nhau hoặc có thể do thang đo đánh giá trầm cảm của chúng tôi khác so với nghiên cứu này nên tỷ lệ lo âu của người bệnh cũng khác nhau. Mức độ mà mỗi người bệnh biểu hiện lo âu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự nhạy cảm với lo âu trước can thiệp, tuổi, giới tính, kinh nghiệm trong quá khứ với can thiệp, tình trạng giáo dục, loại mức độ của can thiệp đề xuất, tình trạng sức khỏe hiện tại và tình trạng kinh tế xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thiệp và cộng sự năm 2022 tại bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ cho thấy tỷ lệ 100% người bệnh tham gia nghiên cứu đề tài lo âu trước phẫu phuật, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu trong và ngoài nước cùng chủ đề.

Như vậy, sự khác biệt về tỷ lệ lo âu trong nghiên cứu của chúng tôi đa số đều thấp hơn so với nghiên cứu trong nước có thể do sự khác biệt về đặc điểm cuộc sống, về văn hóa, về thời gian mắc bệnh theo tiêu chuẩn lựa chọn của từng nghiên cứu, có thể khác biệt về hoàn cảnh nghiên cứu hoặc khác nhau về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý xã hội dành cho bệnh nhân trước can thiệp nói chung cũng như bệnh nhân can thiệp động mạch vành nói riêng.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu bệnh nhân trước can thiệp động mạch vành

Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với mối liên quan tới tình trạng lo âu của người bệnh với một số yếu tố cá nhân của người bệnh như giới tính nữ, chỉ khác biệt là có mối liên quan đến nhóm tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu còn tại nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi và tình trạng lo âu của người bệnh. Kết quả nghiên cứu đánh giá mức lo âu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đang điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Kathmandu, Nepal đã được thực hiện trên 168 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành đã được chọn có mục đích cho nghiên cứu từ các bệnh nhân đang điều trị tại khoa tim ngoại trú của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Sahid Gangalaal, Kathmandu, Nepal vào năm 2017 bằng cách sử dụng lịch phỏng vấn bán cấu trúc đã được thử nghiệm trước, thang đo lo âu của Bệnh viện. Trong các nghiên cứu khác một số tác giả cũng nhận định yếu tố khu vực sinh sống cũng ảnh hướng đến lo âu, tuy nhiên lại khác nhau, trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Lê Phương [10], tác giả Trần Văn Lợi [21], cho thấy khu vực sinh sống ớ thành thị lo âu nhiều hơn, tác già Jafar MF cho thấy khu vực nông thôn lại lo âu nhiều hơn [27].

Kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi cũng tương đồng với kết quả nghiờn cứu tỏc giả Vừ Thị Yến Nhi khảo sát các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước can thiệp tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2017 cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, … [26]. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của chúng tôi một số nghiên cứu trước đó đã tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng lo âu của người bệnh như tại nghiên cứu của Trần Thị Hiền Phi và cộng sự năm 2022 cho thấy những người có trình độ từ trung cấp trở lên lo âu vừa và nặng cao hơn 2,4 lần so với nhóm người bệnh có trình độ trung học phổ thông [20]. Bên cạnh các yếu tố về đặc điểm cá nhân của người bệnh, khi phân tích đơn biến các yếu tố về đặc điểm yếu tố lâm sàng liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước can thiệp động mạch vành chúng tôi nhận thấy có 2 yếu tố có mối liên quan đến lo âu người bệnh bao gồm: thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị bệnh (p < 0,05).

Đứng trước những lo lắng và tình trạng có rất nhiều người bệnh mắc bệnh động mạch vành có hoàn cảnh khó khăn như vậy, ban lãnh đạo bệnh viện và khoa đã có những chính sách hỗ trợ như tìm nhà tài trợ để tài trợ cho ca can thiệp hoặc hỗ trợ người bệnh và gia đình họ về dinh dưỡng cũng như chi phí điều trị nếu họ không thể chi trả được.

Hạn chế nghiên cứu

Môi trường bệnh viện trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có ảnh hưởng lên tâm lý của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị ảnh hưởng từ những lo âu của người bệnh khác ở mức càng nhiều thì có mức độ lo âu trước can thiệp càng cao. Để ngăn ngừa những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, điều dưỡng cần cung cấp giải thích những thông tin về bệnh cho người bệnh hiểu, mặt khác cũng cần cung cấp các kiến thức về nguy cơ, lợi ích của phương pháp can thiệp để họ hiểu hơn về trường hợp của mình.

Mặt khác, nên tạo cho người bệnh không khí buồng bệnh thoải mái, ấm áp như ở nhà. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Thạch và cộng sự, không khí trong buồng bệnh ảm đạm buồn chán làm cho người bệnh có mức lo âu cao hơn 2 lần so với không khí buồng bệnh thoải mái, vui vẻ (p,0,05) [5]. Với nguồn lực và thời gian nghiên cứu có hạn nên nghiên cứu chi mới tiến hành đtrợc trên đối tượng là bệnh nhân trước can thiệp động mạch vành tại bệnh viện chưa thực hiện trên người bệnh ở các nhóm bệnh khác trước can thiệp tại Bệnh viện.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị cho những nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng nghiên cứu trên toàn bộ quần thể (toàn bộ bệnh nhân trước can thiệp) để có thể tiến hành so sánh tình trạng lo âu giữa các nhóm bệnh nhân (ví dụ như nhóm bệnh nhân can thiệp).

KHUYẾN NGHỊ