Tác động của Toàn cầu hóa đối với khu vực Đông Á

MỤC LỤC

Những thuộc tính cơ bản của quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện đại

Lịch sử của quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế rất lâu dài, và phải thấy rằng, cơ cấu của toàn cầu hoá bắt đầu từ sự hình thành nhà nước, quốc gia dân tộc và tư nhân hoá - những cỗ xe đi đến hiện đại. Bởi vậy, việc hiện đại hoá của thế giới, trong đó có các nước đang phát triển ở Phương Đông không thể bỏ qua một thực tế là phải hiện đại hoá theo những kinh nghiệm của Phương Tây trên nền văn hóa của Phương Đông.

Định nghĩa

Thực chất của toàn cầu hoá kinh tế

Bản chất của toàn cầu hoá kinh tế là thế giới hóa nền kinh tế thị trường nghĩa là cơ chế vận hành của kinh tế thị trường ngày càng đột phá giới hạn giữa dân tộc và cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, để trở thành cơ chế vận hành chung cho nền kinh tế toàn cầu, cơ chế vận hành này làm cho hành vi kinh tế của một dân tộc hay quốc gia bất kì ngày càng mất đi cá tính văn hóa và đặc trưng mang tính khu vực do lịch sử tạo nên, từ đó. Toàn cầu hoá kinh tế về bản chất nó không hoàn toàn thuộc về Chủ Nghĩa Tư Bản, cũng không hoàn toàn thuộc về số ít các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển Phương Tây mà là yêu cầu nội tại để Lực lượng sản xuất Xã hội loài người phát triển, là sự mở rộng hơn nữa trong thời gian và không gian của thực tiễn giao lưu của loài người là con đường tất yếu để xã hội tiến bộ và giải phóng nhân loại.

Quá trình phát triển của toàn cầu hoá kinh tế

Toàn cầu hoá kinh tế có động lực xuất phát từ mâu thuẫn ra đời cùng với Tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa xã hội hóa sản xuất với chiếm hữu tư nhân, nhưng toàn cầu hoá kinh tế không hề tiêu tan mâu thuẫn cơ bản này mà chỉ làm cho nó từ phạm vi các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển chuyển ra toàn thế giới, chuyển thành mâu thuẫn quốc tế hóa phức tạp. Cùng với sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế nguồn của cải của đất nước cũng ngày càng bị cuốn vào hệ thống kinh tế toàn cầu, những mâu thuẫn này sẽ ngày càng sâu sắc và gay gắt gây ra khủng hoảng.

Toàn cầu hóa chính trị

Đặc điểm địa lý, xã hội

Đông Á còn được gọi là Đông Bắc Á, Đại Đông Á hoặc Viễn Đông, là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay các văn minh và văn hóa. Về mặt văn hóa-chính trị-kinh tế-xã hội và lịch sử.., nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rừ nột trong các ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo.

Thành tựu

Sau sự kiện 11-9-2001, các cuộc họp cấp cao chính thức, không chính thức, các cuộc họp cấp bộ trưởng và các cuộc hội thảo giữa các nước trong khu vực Đông Á đã đề cập và đưa ra Tuyên bố chống khủng bố, xây dựng các kế hoạch và chương trình trao đổi tin tức, an ninh máy tính, xây dựng cơ cấu chống tội phạm trên mạng… Đồng thời quan tâm đến việc hợp tác trên các mặt khác như chống buôn lậu, ma tuý, nạn di dân bất hợp pháp, cướp biển, buôn lậu vũ khí, tội phạm kinh tế quốc tế, chủ nghĩa khủng bố… Khi bệnh dịch SARS bùng nổ, các nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã liên tục tổ chức các hội nghị giữa các bộ trưởng y tế để bàn cách chống SARS, đưa ra các biện pháp, hành động chung nhằm phối hợp ngăn ngừa sự lõy lan và đẩy lựi dịch bệnh. Việc Nhật Bản sửa đổi sách giáo khoa mà Trung Quốc cho rằng đã nói sai sự thật lịch sử, những chuyến viếng thăm đền Yasukuni – nơi tôn thờ khoảng 2,5 triệu người chết trận trong đú cú 14 tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai của Thủ tướng Koizumi đã gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc, đang làm đóng băng tình cảm ở cả hai nước và có thể dẫn đến sự rắc rối lâu dài, khó giải quyết.

Tác động của toàn cầu hoá đến khu vực Đông Á .1 Thuận lợi

Khó khăn

Nếu trong một nền kinh tế mà việc kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là tạo ra và cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng trong nước, là nhằm thoả mãn nhu 60 cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước, thì sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi dưới sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế, đối tượng khách hàng được mở rộng hơn nhiều, phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Mặc dù chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định song, trên thực tế, khu vực Đông Á chưa làm tốt công tác chuẩn bị cho quá trình hội nhập; công tác hội nhập quốc tế mới chỉ tập trung triển khai chủ yếu ở các khu đông dân cư, phát triển tuy có được đặt ra, song vẫn còn rất yếu và chưa đồng bộ, do đó, chưa tạo được sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế.

Khẩn trương nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế

Do đó, cần nâng cao tính chủ động, hiệu quả hoạt động, năng lực sản xuất, sức cạnh tranh vì lợi ích của từng doanh nghiệp cũng như vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân; cần gắn kết, hỗ trợ nhau, liên kết thành các hiệp hội để cùng nhau bảo vệ lợi ích của mình và lợi ích quốc gia, không để cho công ty nước ngoài lợi dụng sự cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán) giữa các doanh nghiệp khu vực Đông Á. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới dây chuyền sản xuất, thực hiện tốt chiến lược công nghệ – những nhân tố có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; bởi lẽ, công nghệ là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Gấp rút hoàn thiện chiến lược hội nhập, từ đó, xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập chủ động, phù hợp với xu thế thời đại và hiện thực

Khu vực Đông Á cũng chưa đưa ra được một lộ trình tổng thể các cam kết mở cửa của ta trong tất cả các lĩnh vực, nhất là thuế quan, phi quan thuế, đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ ở các cấp độ khác nhau (như song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu) để có cơ sở đàm phán và giúp các ngành, các cấp, các doanh nghiệp có định hướng đúng trong xây dựng chương trình hành động của mình, có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo, dần dần xoá bỏ hàng rào bảo hộ và có biện pháp, có kế hoạch chủ động vươn ra thâm nhập thị trường quốc tế. Xác định lộ trình hội nhập quốc tế không chỉ là xác định thời gian mở cửa thị trường khu vực Đông Á cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài thâm nhập, mà còn xác định thời điểm nền kinh tế khu vực Đông Á phải vươn lên, phát huy lợi thế so sánh, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trên thương trường quốc tế; thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường nước ngoài không chỉ về thương mại, mà cả về đầu tư và dịch vụ, nâng cao vị trí, vai trò của nền kinh tế khu vực Đông Á trong khu vực và trên thế giới, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý doanh

Bên cạnh đó, khu vực Đông Á cũng cần đi sâu nghiên cứu đề xuất những biện pháp, chính sách cần thiết, những giải pháp hữu hiệu để tận dụng các ưu đãi mà quốc tế dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển (như qui chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chế độ hạn ngạch thuế quan, quyền tự vệ, chống bán phá giá. Việc chọn người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức và tài năng vào các vị trí chủ chốt; chuẩn bị tốt một đội ngũ công nhân lành nghề, thành thạo với công việc là khâu đột phá trong chiến lược sử dụng con người nhằm giữ được thế chủ động trong hội nhập.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích về hội nhập kinh tế quốc tế

Tình hình đó đòi hỏi không những phải nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, mà còn phải khắc phục những lực cản xuất phát từ lợi ích cục bộ, cá nhân, địa phương chủ nghĩa; từ tư tưởng ngại khó, ỷ lại, quen dựa vào bảo hộ; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu không dân chủ. Cần nhanh chóng xoá bao cấp, giảm bảo hộ, tạo tâm lý xã hội và môi trường thúc ép mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, phát huy lợi thế và hạn chế thua thiệt khi hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.