MỤC LỤC
+ Phòng Y tế: Phòng Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo VSATTP quận tham mưu cho UBND quận kế hoạch bảo đảm VSATTP hằng năm và các đợt cao điểm, hướng dẫn UBND các phường thực hiện công tác VSATTP trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế giao ban Ban chỉ đạo VSATTP hằng tháng về công tác VSATTP trên địa bàn quận; Chủ trì, phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài chính và Kế hoạch tiếp tục triển khai tiêu chí tổ chức ăn bán trú và lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm cho các trường học trên địa bàn quận; Chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành các cơ sở thực phẩm trên địa bàn. + Phòng Kinh tế: Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được phân công, phân cấp quản lý; Tăng cường công tác đảm bảo VSATTP trong phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật; Phối hợp với các địa bàn kết nối tiệu thụ nông lâm sản, phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công Thương được phân công, phân cấp quản lý; Chủ trì, phối hợp với các ngành triển khai kế hoạch tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn; Tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm; Tham mưu, triển khai có hiệu quả các kế hoạch xử lý, giải tỏa đối với các điểm chợ không thuộc quy hoạch, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, nơi công cộng, không đảm bảo VSATTP, mất trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; Thực hiện công tác tuyên truyền chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp đảm bảo VSATTP trong kinh doanh thực phẩm đối với các hộ kinh doanh tại chợ và trên địa bàn; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn theo quy định. Thực hiện tuyên truyền quy định về VSATTP qua hệ thống loa phát thanh của phường, qua tờ rơi, băng zôn để người dân được tiếp cận đầy đủ các quy định; Phối hợp với công an phường, cán bộ văn hóa phường tổ chức kiểm tra việc bảo đảm VSATTP của các cơ sở kinh doanh tại chợ trên địa bàn phường quản lý; Tổ chức kiểm nghiệm VSATTP, lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm khi cần thiết; Tham mưu giúp UBND phường tổ chức thực hiện công tác đảm bảo VSATTP đặc biệt là trong các đợt cao điểm như tháng hành động về VSATTP, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán.
Ban chỉ đạo công tác VSATTP của quận do đồng chí Chủ tịch UBND quận trực tiếp làm Trưởng Ban, đồng chí Phó Chủ tịch làm phó Trưởng Ban thường trực, Phòng Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác VSATTP của quận và 16 thành viên là các trưởng các phòng, ban, ngành, đơn vị; (Các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ban Chỉ đạo công tác VSATTP quận là Phòng Y tế và Phòng Kinh tế (mỗi phòng phân công 4 cán bộ) và 2 cán bộ Công an quận, 2 cán bộ quản lý thị trường, 2 cán bộ Thú y, 4 cán bộ Trung tâm Y tế quận, 8 Trưởng Trạm Y tế, 8 cán bộ chuyên trách và 8 lãnh đạo UBND phường tham gia công tác VSATTP cùng 16 cộng tác viên VSATTP tại 8 phường. Qua bảng tổng hợp ta nhận thấy các ý kiến của cán bộ trạm y tế chiếm một nửa đánh giá về việc chưa hướng dẫn cụ thể, rừ ràng đõy là một trong những hạn chế nguyờn nhõn chủ yếu do các phường thường phải thực hiện kiêm nhiệm rất nhiều công việc, cụ thể như trạm y tế vừa phải thực hiện khám chữa bệnh cho người dân ngoài việc phải nghiên cứu các chính sách, pháp luật chuyên môn về khám chữa bệnh, ngoài ra phải nghiên cứu các chính sách về VSATTP để tham mưu cho UBND phường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Qua bảng tổng hợp ta nhận thấy các ý kiến của cán bộ trạm y tế chiếm một nửa đánh giá về việc chưa hướng dẫn cụ thể, rừ ràng đõy là một trong những hạn chế nguyờn nhõn chủ yếu do cỏc phường thường phải thực hiện kiêm nhiệm rất nhiều công việc, cụ thể như trạm y tế vừa phải thực hiện khám chữa bệnh cho người dân ngoài việc phải nghiên cứu các chính sách, pháp luật chuyên môn về khám chữa bệnh, ngoài ra phải nghiên cứu các chính sách về VSATTP để tham mưu cho UBND phường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Qua bảng phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác QLNN về VSATTP cho thấy công tác phối hợp thực tế diễn ra trong cơ quan quản lý thực thi nhiệm vụ qua các nội dung cụ thể: Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra và công tác phối hợp trong xử lý vi phạm đạt tỷ lệ rất là cao cụ thể số người đánh giá tốt, rất tốt là 19/23 người chiếm tỷ lệ 82,61% cho thấy công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, đơn vị, UBND các phường các sự kết hợp rất là hiệu quả và thống nhất; Công tác phối hợp trong góp ý các văn bản tham mưu đạt tỷ lệ đánh giá tốt 12/23 người được hỏi đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 52,17%, số người đánh giá rất tốt 03/23 người đạt tỷ lệ 13,05% và số người đánh giá không tốt 08/23 người đạt tỷ lệ 34,78%. Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP đạt được những thành công nhất định trong việc: giúp cho các hộ kinh doanh tại chợ hiểu được các quy định về VSATTP trong sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao ý thức chấp hành giảm thiểu các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giúp cho người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về VSATTP từ đó giám sát, kiểm tra giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đồng thời cung cấp những thông tin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định một cách kịp thời, chính xác.
Ngoài những biện pháp tuyên truyền, phổ biến truyền thống hay sử dụng như: băng rôn, áp phích, tờ rơi… cần linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền đạt thông tin đây là một trong những kênh truyền thông mang lại hiệu quả rất cao, khả năng tiếp cận với số lượng lớn và nhanh chóng như: truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter… để chia sẻ sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân những quy định, chính sách, pháp luật về VSATTP từ đó nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện quy định về VSATTP trong tình hình hiện nay. Nội dung tuyờn truyền cần gắn gọn, rừ ràng, dễ hiểu, cập nhật đầy đủ, chớnh xỏc các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến quy định về VSATTP, tập trung vào những quy định thực tế đối với các hộ sản xuất, kinh doanh tại chợ, những quy định trong quá trình kinh doanh cần thực hiện nhằm đảm bảo VSATTP, những quy định trong xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình kinh doanh giúp người kinh doanh hiểu rừ từ đú nghiờm chỉnh chấp hành cỏc quy định. Tận dụng tối đa các nguồn lực, các kênh thông tin bằng hình thức liên kết, lồng ghép nội dung thông tin thông qua các buổi hội thảo, các chiến dịch, các buổi sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ dân phố, các hội nhóm, câu lạc nhằm giảm thiểu kinh phí chuyển tải các nội dung VSATTP tới đúng đối tượng với những thông điệp truyền thông phù hợp.
Xây dựng các mô hình thí điểm cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh đủ điều kiện VSATTP giúp người tiêu dùng có địa điểm an toàn lựa chọn trong mua sắm dưới sự kiểm soát của chính quyền địa phương, tạo sự cạnh tranh và động lực cho các hộ kinh doanh chưa đủ điều kiện cần hoàn thiện các điều kiện để được cấp biển nhận diện theo quy định. Đặc biệt tận dụng mạng xã hội (facebook, zalo, ..) do UBND quận, phường xây dựng, để tuyên truyền các nội dung về VSATTP, tiếp nhận thông tin cũng như cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến vi phạm về VSATTP và các hình thức xử lý, những cơ sở được thông tin, biết lựa chọn ở đâu kinh doanh thực phẩm sạch, ở đâu kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, để sử dụng, tiêu dùng hoặc tẩy chay. Nền nhà trơn trượt, rãnh thoát nước không có, tường nhà bong tróc, các ki ốt tạm bợ không cố định, mưa xuống gây ngập úng thoát nước chậm gây ra mất vệ sinh nghiêm trọng vì vậy cần tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng hình thức xã hội hóa huy động nguồn lực từ các hợp tác xã đang thực hiện quản lý trực tiếp tại chợ.