Thực tập tốt nghiệp về công nghệ xử lý nước thải tại Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY

    Lượng nước từ kênh lắng đến hồ sục khí để xử lý bằng phương pháp sinh học, tùy theo tính chất và lưu lượng nước thải mà hệ thống có thể vận hành song song hoặc nối tiếp. Mỗi hồ có 8 máy sục khí, tùy theo nhu cầu về lượng oxy cần cấp mà số lượng máy sẽ được điều chỉnh để hoạt động cho phù hợp. Dựa vào công nghệ xử lý sinh học, thời gian lưu tăng cho phép nước hình thành nhiều lớp, tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí hoạt động ở tầng đáy xử lý các hợp chất nitrogen và phosphor.

    Mỗi thiết bị tùy theo đặc tính của dòng nước thải và kỹ thuật riêng có thể vận hành ở các chế độ khác nhau và để đảm bảo năng suất cho toàn thành phố cũng như độ an toàn cho người công nhân, các thiết bị sẽ được kiểm tra định kỳ hàng tuần, tháng và năm. Các công việc cần kiểm tra tập trung vào vấn đề: mơ bôi trơn, âm thanh, độ rung, nhiệt độ máy, mức quạt, dòng điện, hộp giảm tốc và các chốt, dây dẫn xung quanh. Ngoài ra, dựa vào tài liệu tham chiếu khuyến cáo của nhà sản xuất hộp giảm tốc Rexnord, đảm bảo trùng tu sau 15000 giờ hay sau 5 năm vận hành bằng cách tháo kiểm tra tình trạng và tiến hành trùng tu thiết bị bơm trục vít.

    3 bơm trục vít có công suất 177 L/s có thể hoạt động ở hai chế độ thủ công hay tự động và đều hoạt động đồng thời với bơm mỡ. Mực nước trong hố thu có thể điều khiển tự động các máy bơm dựa vào cảm biến đo mực nước có trong hồ sẽ hiện về màn hình điều khiển ở phòng trung tâm. Khi lưu lượng thấp hơn hoặc tải trọng thấp, những máy sục khí sẽ được tắt bớt đi dựa trên ước lượng chia theo tỷ lệ lưu lượng dòng chảy dao động trong khoảng số gần nhất.

    16 máy sục khí được phân ra bốn cụm mỗi cụm 4 máy hoạt động độc lập nhau và mỗi cụm được điều khiển trong phòng điều khiển trung tâm hoặc ngay trên các tụ điện đặt trên bờ hồ. Một số nguyên nhân gây ra sự cố trong nhà máy là do motor, dòng điện hoặc role nhiệt hoạt động quá tải hoặc bị quá nhiệt, thiếu bôi trơn hoặc các cơ cấu cơ học cần. Các sự cố này có thể nhận biết thông qua giác quan của người vận hành hoặc bàn điều khiển ở Phòng Trung tâm, từ đó đưa ra nhận định để giải quyết.

    Các thiết bị của bơm trục vít khi tháo ra khỏi trạm bơm để sửa chữa hoặc thay thế cần phải thực hiện nhanh chóng vì đây là một trong những cụm thiết bị quan trọng của toàn bộ trạm xử lý nước thải. Các bộ phận hư hỏng thường gặp của bơm trục vít bao gồm: bộ phận điều khiển, motor, hộp giảm tốc, bộ truyền động bằng đai, khớp nối, ổ đỡ trục vít. Các bộ phận hư hỏng thường gặp của thiết bị sục khí bao gồm: bộ phần điều khiển, motor, bộ truyền động trung gian, hộp giảm tốc, bộ giải nhiệt nhớt cho hộp giảm tốc hiệu RR, cảnh khuấy, bộ khung và phao.

    Bảng 1. 2: Các thiết bị vận hành trong hệ thống xử lý nước thải
    Bảng 1. 2: Các thiết bị vận hành trong hệ thống xử lý nước thải

    TRẠM BƠM NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ

      Năm 2009, công ty Thoát nước đô thị đã tiếp nhận thành công trạm bơm nước thải này và đánh giá là trạm bơm hiện đại nhất nước ở thời điểm đó. Với nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải và một phần nước mưa thông qua tuyến cống bao Φ3.000 mm, sau khi được xử lý sơ bộ lược rác và khử mùi hôi sẽ được bơm ra sông Sài Gòn. Ngoài nhiệm vụ chuyển tải nước thải của bảy quận như quận 1, 3, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Gò Vấp, trạm bơm Nhiêu Lộc Thị Nghè còn thực hiện công tác thau rửa kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè thông qua các công trình rút nước chết S0 và S15 về Trạm bơm, góp phần chống ngập cho lưu vực 33 km2 và cải tạo môi trường nước cho kênh Nhiêu lộc - Thị nghè.

      Hiện công tác thau rửa kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè thông qua các công trình rút nước chết đã phát huy hiệu quả, dòng kênh đã trong sạch, xanh hơn trước thời điểm thực hiện việc thau rửa. Tiếp đó là 11 gói thầu đào đường lắp đặt 70 km tuyến cống thoát nước các loại nhằm thu gom nước thải từ hộ dân đưa vào tuyến cống bao. Không ít người dân sinh sống dọc hai bờ kênh cũng đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng lại nhà cửa… Các bộ mặt không gian trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè nói chung và dọc hai bờ con kênh này nói riêng đã “thay da đổi thịt” hoàn toàn, đánh dấu sự hồi sinh của dòng kênh hơn 20 năm chết chìm trong rác, giờ đây cá đã bơi lội trong dòng kênh xanh mát.

      Người dân cũng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, toàn bộ nước thải, nước mưa được thu gom thông qua hệ thống cống bao năm dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, sau đó đưa về trạm bơm để lược rác, pha loãng và đổ ra sông Sài Gòn. Hiện nay, dọc 2 tuyến kênh này là cảnh buôn bán nhộn nhịp, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống dọc 2 bên đường. Với nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải và một phần nước mưa thông qua tuyến cống bao Φ3 (m), sau khi được xử lý sơ bộ lược rác và khử mùi hôi sẽ được bơm ra sông Sài Gòn.

      Ngoài nhiệm vụ chuyển tải nước thải của bảy quận như quận 1, 3, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Gò Vấp, trạm bơm Nhiêu Lộc Thị Nghè còn thực hiện công tác thau rửa kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè thông qua các công trình rút nước chết S0 và S15 về trạm bơm, góp phần chống ngập cho lưu vực 33 (km2) và cải tạo môi trường nước cho kênh Nhiêu lộc - Thị nghè. Hiện công tác thau rửa kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè thông qua các công trình rút nước chết đã phát huy hiệu quả, dòng kênh đã trong sạch, xanh hơn trước thời điểm thực hiện việc thau rửa. Từ tháng 07 năm 2012, tuyến cống bao và trạm bơm đi vào hoạt động đã giảm thiểu đang kể tình trạng ô nhiễm, làm xanh trong trở lại dòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và giảm ngập mưa trên lưu vực phụ trách.

      Về mặt kỹ thuật, giai đoạn 1 của dự án này chỉ xây dựng bờ bao, nạo vét kênh, làm các tuyến cống thu gom nước thải. Mặc dù đã được thu gom, nhưng nước thải chỉ xử lý sơ bộ, lược rác, sau đó bơm thẳng ra sông thông qua hệ thống cống ngầm dưới lòng kênh chứ chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên do hệ thống sông rạch phụ thuộc vào thủy triều nên nguồn nước kênh rạch nội thị bị ô nhiễm hoàn toàn có thể bị thủy triều đẩy ngược lên thượng nguồn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn.

      Hình 2. 1: Mặt bằng trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè
      Hình 2. 1: Mặt bằng trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè

      CÁC SỰ CỐ ĐÃ TỪNG XẢY RA

        ➢ Rào chắn cảnh báo nguy hiểm, cô lập vị trí, đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh khu vực khi vừa phát hiện sự cố trong khoảng thời gian sớm nhất. ➢ Thông báo cho đơn vị duy tu hạ tầng và các đơn vị khác có liên quan để khắc phục sự cố. ➢ Lập phiếu báo gửi đơn vị quản lý trực tiếp và các đơn vị liên quan.

        ➢ Đơn vị quản lý trực tiếp phối hợp nhà thầu kiểm tra nguyên nhân sự cố, đề xuất các phương án xử lý phù hợp. ➢ Thống nhất phương án xử lý, khắc phục và triển khai thực hiện thi công (trong quá trình khắc phục phải đảm bảo an toàn lao động và giao thông xung quanh khu vực). ➢ Ghi chú đầy đủ các công tác thực hiện trong nhật ký vận hành hệ thống.

        ➢ Đóng nắp hố và sử dụng thiết bị an toàn cũng như các biện pháp an toàn khi ở khu vực hố sâu. ➢ Không được có người ở khu vực ngập nước như hố bơm, kênh xả, bể chứa. ➢ Mực nước trong sông có thể dâng cao bất thường khi nhiều bơm cùng hoạt động.