Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010

MỤC LỤC

Đối tượng cổ phần hóa

- Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. - Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty Nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.

Điều kiện cổ phần hóa

• Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp. - Nếu doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì chuyển sang thực hiện bán hoặc giải thể, phá sản.

Hình thức cổ phần hóa

Xử lý tài chính khi có cổ phần hóa

- Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán; lập báo cáo tài chính doanh nghiệp giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. - Trong thời gian 1 tháng từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký kinh doanh, xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý.

Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa 1. Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản

- Các căn cứ để xác định giá trị thực tế của DN gồm : số liệu theo sổ kế toán của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của DN tại thời điểm xác định giá trị DN; giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá; giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanh của DN. Trong trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất, nếu DN trả tiền thuế đất hàng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị DN, nếu DN trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê thì tính tiền thuê đất vào giá trị DN theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá.

Quy trình cổ phần hóa DNNN

- DNNN có vị trí rất quan trọng, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới, trang bị lại kĩ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện phát triển hạ tầng. - Tổng công ty nhà nước thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia các chính sách xã hội, huy động nguồn lực nội bộ trong toàn tổng công ty kết hợp với các nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trưòng trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.

CPH đặt ra do yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Đầu tư vào công ty cổ phần thường hấp dẫn và có sức lôi cuốn hơn so với các quỹ tín dụng và ngân hàng, bởi vì người mua cổ phiếu không chỉ mong đợi thu được khoản lợi tức bằng mức gửi vào ngân hàng mà còn hi vọng vào tương lai CTCP làm ăn phát đạt sẽ đưa lại thu nhập cao hơn trong tương lai. Đây là tác động hai chiều tích cực, sự trợ giúp của thị trường chứng khoán đến các DNNN CPH còn ở chỗ tư vấn phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, giao dịch chứng khoán, điều này giúp xác định chính xác hơn giá trị của DNNN CPH thông qua giá trị các cổ phiếu của họ trên thị trường.

Thực trạng CPH DNNN trên cả nước

Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do đã xuất hiện những bất cập của Nghị định 44/CP, thể hiện ở một số điểm như nghị định có quy định phân loại DN để sắp xếp, CPH, tuy nhiên sự phân định này chỉ mang tính chất định hướng, chung chung nên đã làm các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong việc lụa chọn các DN đưa vào diện CPH. Sự sụt giảm tốc độ này đã thúc đẩy cho sự ra đời của Nghị định mới, thay thế cho nghị định trước và đẩy nhanh hơn tiến độ CPH DNNN theo tinh thần của Nghị quyết TW3 khóa IX, ngày 19/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, xác định rừ hơn mục tiờu CPH, mỏ rộng đối tượng cú quyền mua cổ phần lần đầu, xóa bỏ khống chế bán cổ phần ưu đãi cho nagười lao động, khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài, chính sách ưu đãi về thuế cho các DNCPH, phân cấp.

Hình thức khác 5 4 1
Hình thức khác 5 4 1

Đánh giá chung 1. Kết quả CPH

Nhiều cấp quản lý chưa nhận thức đúng về chủ trương CPH, còn coi đây như là một giải pháp sắp xếp, chỉ làm với những DN nhỏ, đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đối tượng không phải là những DN có quy mô lớn hơn mà nhà nước không cần giữ 100% vốn, đang có lãi, phát triển tương đối vững chắc. Như vậy, theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội còn phải tiếp tục sắp xếp 29 DN, gồm CPH 11 DN, sáp nhập 6 DN, chuyển công ty TNHH 1 thành viên 5 DN, giải thể 3 DN, giao cho tập thể người lao động 1 DN, phá sản 1 DN, chuyển công ty mẹ con 1 DN, sắp xếp lâm trường quốc doanh 1 DN.

Tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN của thành phố Hà Nội theo các lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn 1998-2007

Theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối với DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị vốn góp được xác định theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán của DN khác, còn với DN đã niêm yết tên trên thị trường chứng khoán thì giá trị vốn góp được xác định theo giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị DN. Các DNNN của thành phố Hà Nội thuộc diện CPH giai đoạn 2007-2010 đa phần đều đã thực hiện chuyển đổi (chuyển thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên hoặc chuyển công ty mẹ- công ty con) và đã xử lý lao động dôi dư một lần, song việc rà soát và xây dựng phương án xử lý lao động dôi dư khi chuyển đổi của phần lớn các DN là thiếu tính triệt để nên khi CPH sẽ xuất hiện một lượng lớn lao động dôi dư (dự kiến khoảng 2500 người với mức kinh phí chi trả là 60 tỷ đồng).

Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN của Hà Nội đến năm 2010

Một số quan điểm cần tiếp tục quán triệt trong quá trình thực hiện CPH

Việc sắp xếp lại DNNN theo hướng Nhà nước tập trung nắm giữ các DN lớn then chốt, trọng điểm của nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNNN khác, chủ yếu là hình thức CTCP chính là nhằm tăng cường tiềm lực cho khu vực kinh tế Nhà nước. CPH phải nhằm vào mục tiêu này, tức là phải đảm bảo thu hút nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, đổi mới quản lý, phát triển DN, góp phần tích cực vào cơ cấu lại hệ thống DNNN theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, việc làm và thu nhập của người lao động được tăng lên, DN tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu cổ phần hóa của cả nước

- Mục tiêu chung là xây dựng DNNN đủ mạnh, làm cho DNNN có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, làm nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và xây dựng công nghiệp sản xuất công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. - Nhiệm vụ chung trong giai đoạn hiện nay tới năm 2010: Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước theo luật định, đổi mới cơ chế theo hướng tăng cường quyền tự chủ về tài chính… Ngoài ra, các mục tiêu như đẩy mạnh sắp xếp, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN, triển khai rộng rãi và tích cực chủ trương CPH DNNN, thực hiện mạnh mẽ giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN quy mô nhỏ, thua lỗ nhằm tạo cơ cấu hợp lý của khu vực DNNN, huy động thêm vốn thúc đẩy DN làm ăn có lãi.

Chủ trương cổ phần hóa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010 Là một địa phương có lực lượng lớn các DNNN trên địa bàn, lại được Nhà

Trong khi chưa thực hiện được CPH tổng công ty thì tiến hành CPH tất cả các DN thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình mẹ-con.

Tình hình DNNN hiện tại

Phương hướng cổ phần hóa DNNN thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2010

Trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin khác; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học giữa các nhà khoa học và DN- người lao động- nhân dân trao đổi về mặt cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước; tổ chức tọa đàm, phỏng vấn giữa các đồng chí lãnh đạo thành ủy, UBND với quần chúng nhân dân, người lao động quan tâm vấn đề sắp xếp đổi mới và CPH DNNN để phổ biến chủ trương, giải đáp thắc mắc về những suy nghĩ, tư tưởng phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc không nhắc đến hoặc không lưu ý các DN về khoản lợi nhuận sau thuế được giữ lại thành vốn tích lũy ( có thể được sử dụng linh hoạt cho các quyết định đầu tư cũng như trả cổ tức cho cổ đông kể cả trong trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, không có lãi hoặc ít lãi trong những năm sau đó) khiến cho rất nhiều DN thực hiện theo cơ chế : mọi khoản lợi nhuận ròng thu được sau khi đã phân bổ vào các quỹ của công ty ( chủ yếu các quỹ liên quan đến người lao động ) được chia thành cổ tức cho các cổ đông, như vậy còn lại rất ít cho việc đầu tư phát triển.

Một số giải pháp khác

- Phát triển một số tổ chức chuyên môn thực hiện nghiệp vụ tư vấn, đầu tư cổ phần, bao gồm: tư vấn xây dựng phương án CPH, dịch vụ phát hành cổ phiếu mới, chuyển nhượng cổ phần, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, xây dựng điều lệ công ty cổ phần, môi giới vay vốn đầu tư cổ phần, tư vấn quản lý DN sau CPH, dịch vụ liên quan đến cổ đông như tổ chức Đại hội cổ đông, tư vấn lập và hoạt động các ban chức năng của CTCP, phân chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần…. Việc tháo gỡ vướng mắc cần được đặt trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của thành phố, bảo đảm sự bình đẳng về chính sách, quyền lợi giữa các DN của thành phố với các DN TW đóng trên địa bàn khi thực hiện CPH, đặc biệt trong điều kiện các tỉnh thành phố chưa thể công bố khung giá đât theo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại cùng thời điểm.

Đối với thành phố Hà Nội

- Một điều hết sức quan trọng nữa là do đặc thù của DN thuộc thành phố HN là quản lý nhiều địa điểm mạng lưới đất đai, nhà xưởng tại các vị tri đẹp, nhạy cảm, tham gia thực hiện nhiệm vụ mang tính chiến lược phát triển kinh tế của thủ đô nên thời gian qua có hiện tượng tư nhân thâu tóm cổ phần của các DNNN CPH, làm ảnh hưởng xấu đến việc làm, quyền lợi của người lao động, gây kiện cáo, dư luận xấu.việc bán đấu giá cổ phần công khai trên sàn giao dịch chứng khoán đã xuất hiện một sô tiêu cực. Vì vậy, thời gian tới, UBND thành phố cần xấy dựng kế hoạch, lộ trình CPH, sắp xếp DNNN đảm bảo thận trọng, vững chắc, trước mắt nắm cổ phần chi phối tại những DN có vai trò, vị trí quan trọng trong định hướng chiến lược và nhiệm vụ kinh tế xã hội của thủ đô và một số DN nắm giữ nhiều địa điểm, mạng lưới kinh doanh tại những vị trí đẹp, nhạy cảm để đảm bảo CPH không đi chệch hướng thành tư nhân hóa, DN sau CPH ổn định, phát triển theo mục tiêu của thành phố.

Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành TW

Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN CPH tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về kinh doanh chứng khoán,; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát hành chứng khoán ra công chúng, đặc biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng;. - Đối với Bộ tài chính trong thời gian tới sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tổng kết thí điểm CPH các DN công ích, nghiên cứu xây dựng cơ chế chuyển từ các đơn vị sự nghiệp có thu thành CTCP để nghiên cứu, xây dựng Nghị định về CPH các đơn vị này.