MỤC LỤC
Nguyễn Văn Minh, 2008, “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Đề tài NCKH Bộ GD&ĐT… Những công trình, đề tài nêu trên phân tích chủ yếu về vai trò của thương mại điện tử, về đặc điểm của giao dịch thương mại điện tử, về một số điểm khác biệt về mặt pháp lý giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Xuất phát từ quan điểm rằng khoa học vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới mẻ, các công trình, bài viết trên đây của các tác giả trong và ngoài nước là những tài liệu rất bổ ích để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sỹ này.
Bắt đầu từ năm 2000 đến nay, có một số công trình, bài viết được đăng tải trên các tạp chí hoặc tham luận được trình bày tại hội thảo khoa học liên quan ít nhiều đến hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách đầy đủ, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn, về cả ba góc độ pháp lý, thương mại và công nghệ liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam.
Nếu như vào thủa ban đầu của việc ký kết một hợp đồng truyền thống, người ta chỉ cần điểm chỉ vào một tờ giấy hay ký một chữ giản đơn vào bản hợp đồng thì ngày nay, hợp đồng điện tử đòi hỏi các bên ký kết phải biết soạn thảo hợp đồng trên máy vi tính, phải biết thao tác trên email, phải biết các công nghệ bảo mật thông tin, cũng như phải biết tạo lập chữ ký số và phải biết gửi đi và nhận về những thông tin phản hồi ngay trên các phương tiện điện tử. Ngoài ra, các chủ thể ký kết hợp đồng điện tử còn phải biết cách lưu trữ, duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, bởi vì, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo….
Quy trình ký kết và thực hiện HĐĐT trên SGD điện tử Nguồn: www.bolero.net và tác giả tự tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.
Có sự tham gia của các bên thứ ba như nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, các sàn giao dịch điện tử. Mười tiêu chí so sánh việc ký kết hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống trình bày trong bảng 1.2 cũng đồng thời nói lên ưu điểm và nhược điểm của việc ký kết hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống.
Chữ ký điện tử thường được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử và được gắn liền với thông điệp dữ liệu cần ký để xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký [18]. Quy trình tạo chứng thư điện tử cho người sử dụng gồm bốn bước cơ bản, cụ thể bao gồm: Bước 1: Cơ quan chứng thực tạo ra cặp khóa công khai và bí mật cho người sử dụng; Bước 2: Cơ quan chứng thực tạo thông điệp nội dung chứng thư số với đầy đủ các thông tin cần thiết; Bước 3: Rút gọn chứng thư số và ký xác nhận bằng khóa bí mật của mình; Bước 4: Gắn chữ ký số vào thông điệp chứa nội dung chứng thư số để tạo.
Chứng thư số là thông điệp dữ liệu trong đó có các nội dung cơ bản như: Thông tin về cá nhân, tổ chức được cấp chứng thư số, khóa công khai, thời hạn sử dụng, số chứng chỉ, chữ ký số và thông tin của tổ chức cấp chứng chỉ số (Xem hình 1.10). Việc tạo ra chữ ký số phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) bản thân văn bản điện tử cần ký (ii) khóa bí mật (private key) và (iii) phần mềm để ký số.
Một số công ty tự xây dựng các hệ thống thương mại điện tử và thiết lập các mô hình thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình như Dell trong ngành máy tính, VW và General Motor trong ngành ô tô, Boeing trong ngành sản xuất máy bay, Walmart trong mua sắm B2B để phục vụ hệ thống bán lẻ… Hình 1.17 minh họa quy trình Dell tổ chức thực hiện các đơn đặt hàng về máy tính. Đối với hợp đồng hình thành trong quá trình duyệt các trang web (browse wrap), trên website của nhà cung cấp thường có đường liên kết đến các điều khoản và điều kiện (Terms of Use hoặc Conditions of Use), hoặc quy định cụ thể: “Bằng việc tiếp tục xem trang web này hoặc chuyển sang trang web tiếp theo trong website này, bạn đã đồng ý với các Điều khoản và điều kiện nêu trong website này”.
Một số điều khoản chính liên quan đến hợp đồng điện tử bao gồm: Điều 3 quy định về phạm vi áp dụng của Luật này; Điều 7 quy định về việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử; Điều 8 quy định về giá trị tương đương văn bản của các thông điệp dữ liệu, yêu cầu đối với việc xuất trình thông điệp dữ liệu làm chứng cứ; Điều 14 quy định về việc hình thành hợp đồng điện tử thông qua các phương tiện điện tử tự động. Đặc biệt, SITPRO kết hợp với công ty tin học MCP trong việc phát triển hệ thống xử lý chứng từ vận tải điện tử và các chứng từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng điện tử trong XNK như: vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận kiểm định thực vât, động vật… Hệ thống này kết nối với hệ thống hải quan điện tử là một phần cơ bản để hình thành hệ thống mạng giao dịch điện tử trong thương mại quốc tế được biết đến với tên gọi Single Window.
Ngoài ra, việc tăng cường ký kết HĐĐT cũng là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, trong đó có việc phải bắt kịp với thủ tục khai báo hải quan điện tử, với quy trỡnh thanh toỏn điện tử… Rừ ràng, tiến trỡnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó tác động mạnh đến nhu cầu ký kết hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động của các sàn thương mại điện tử B2B Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về chất lượng được thể hiện ở các hoạt động như: cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ, cung cấp thông tin thị trường, tích hợp một số dịch vụ công trực tuyến.
Khi đưa ra kiến nghị này, người viết cho rằng, như tên gọi của Luật – Luật Giao dịch điện tử - vì vậy, Luật này chỉ đưa ra những hướng dẫn về kỹ thuật, như hướng dẫn về cách tạo lập chữ ký số, ký số, hướng dẫn các chủ thể thao tác các quy trình kỹ thuật để tạo lập nên một hợp đồng điện tử, kể cả thủ tục gửi một đơn chào hàng hay chấp nhận một đơn chào hàng… Những vấn đề khác còn lại, liên quan đến nội dung của hợp đồng, như mua bán, vay mượn, tín dụng, thuê tài sản… thì phải do các đạo luật cụ thể khác điều chỉnh. Trên cơ sở đó, các tổ chức, doanh nghiệp liên quan có thể tiếp tục tham gia vào quá trình điện tử hóa các giao dịch liên quan đến ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử như xử lý chứng từ điện tử tại các ngân hàng, bảo hiểm điện tử, vận đơn điện tử, thuế điện tử… Các mô hình giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử có sự tham gia của chính phủ như: ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm của chính phủ (G2B), đăng ký kinh doanh trực tuyến (G2B2E), thuế thu nhập cá nhân (G2E)… mới trong giai đoạn hình thành và xây dựng.
Hoặc người bán có thể chọn một trong hai cách thông báo như sau: thứ nhất người bán có thể gửi e-mail thụng bỏo nếu trong cỏc điều khoản trước đú thể hiện rừ ràng là cỏc điều khoản này cú thể thay đổi bằng các thông báo qua e-mail, thứ hai người bán có thể cung cấp cho người mua một thời gian hợp lý để đọc các điều khoản mới trước khi các thay đổi này cú hiệu lực và cần thụng bỏo rừ ràng là kể từ sau thời gian đú thỡ mọi giao dịch tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo nhưng điều khoản mới. - Cung cấp nội dung hợp đồng rừ ràng: Để đảm bảo quyền lợi của mỡnh và quyền lợi của khách hàng, các công ty bán hàng trực tuyến nên cung cấp các điều khoản và điều kiện rừ ràng trờn website, tài liệu… Việc cung cấp càng nhiều kờnh để khỏch hàng biết về các điều kiện người bán đưa ra trong các giao dịch điện tử sẽ giúp người bán có nhiều cơ hội và lợi thế hơn khi có tranh chấp phát sinh.