MỤC LỤC
Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng đôminô) đối với giá cả các loại chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm. Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính lại là những rủi ro về khả năng thanh toán lợi tức chứng khoán hoặc hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán do việc lựa chọn cơ cầu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đối giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Khi phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô không thể không xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP),tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, thu nhập của dân cư, kim ngạch xuất nhập khẩu, mức bội chi (bội thu) ngân sách, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường… Các yếu tố vĩ mô cơ bản trên đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. + Xác định hoặc dự kiến kế hoạch hành động, hay các biện pháp xử lý sẽ áp dụng căn cứ vào các mức độ hoạt động (hiệu quả) của danh mục đầu tư đã dự kiến trước: Việc hiểu rừ tại sao danh mục đầu tư khụng mang lại kết quả mong đợi (kỳ vọng), các nguyên nhân dẫn đến tình hình này giúp cho chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư.
Với sự chuẩn bị tích cực và hiệu quả, đến năm 2003, cùng với những chuyển biến của thị trường, hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC đã nhanh chóng bắt kịp những phát triển của thị trường, triển khai một số hợp đồng hợp tác đầu tư góp vốn cổ phần Công ty sản xuất vỏ bình gas, dự án tàu FPSO, góp vốn mua cổ phần của Công ty Sông Hồng Gas…cùng với đó là việc đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, kết hợp với hoạt động Repo Trái phiếu, góp phần tạo kênh huy động và sử dụng vốn linh hoạt cho Công ty. Bắt đầu nghiên cứu cơ hội và triển khai hoạt động đầu tư chứng từ có giá từ năm 2002 và thực sự phát triển mạnh mẽ hoạt động trong năm 2005- 2006, hiện tại, danh mục đầu tư của PVFC là rất đa dạng và hiệu quả, với số dư đầu tư lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó, PVFC là cổ đông lớn, thành viên HĐQT của nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả như : Tổng công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại, Tổng công ty CP Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí, Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí…. Trong năm 2005, khi thị trường mới bắt đầu có những bước phát triển, hoạt động đầu tư cổ phần dài hạn tại PVFC đã có những bước đột phá (chiếm 56% tổng giá trị đầu tư, với số dư đầu tư là 523 tỷ đồng), tuy nhiên, đầu tư Trái phiếu và các chứng chỉ nợ vẫn là một kênh đầu tư quan trọng, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 40%, trong khi kinh doanh OTC và chứng khoán niêm yết mới chỉ chiếm 4%.
Trong năm 2006, nhận thức rừ hoạt động đầu tư của PVFC thực sự cú sự thay đổi về chất, cần một bộ máy quản lý đồng bộ và hoàn chỉnh, Công ty đã cho thành lập Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng và đầu tư (hiện nay là Ban Quản lý rủi ro Tín dụng và đầu tư- B.QLRR), trong đó có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ đối với hoạt động đầu tư của PVFC, phân tích, đánh giá và dự báo rủi ro, thực hiện giám sát, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trong toàn hệ thống PVFC. - Sau khi nhận định về hiệu quả tài chính từ kết quả tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của phương án đầu tư như: Giá trị hiện tại ròng NPV và Lãi suất hoàn vốn nội bộ IRR và xem xét đến các yếu tố khác như tính thanh khoản, tình hình thị trường, mức độ rủi ro, chuyên viên đầu tư đưa ra kết luận về cơ hội đầu tư và lập Tờ trình phương án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chuyển một bản sao cho bộ phận thẩm định độc lập (đối với những trường hợp phải qua thẩm định độc lập. Việc phản ứng của thị trường đối với các chính sách như Quyết định 1141/QĐ-NHNN về tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi (từ 5% lên 10%) và Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về khống chế hạn mức cho vay đầu tư CK của NH không vượt quá 3% tổng dư nợ hay dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đưa các loại thu nhập từ đầu tư vốn, mua bán CK vào diện thu nhập chịu thuế nhằm thực hiện mục tiêu công bằng và kiểm soát thu nhập đã ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Đồng thời, tác giả cũng đó phõn tớch rừ những rủi ro mà PVFC cú thể phải đối mặt trong hoạt động đầu tư chứng khoán, để từ đó có thể nghiên cứu và đề ra các giải pháp cũng như kiến nghị để có thể quản trị, hạn chế các rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Dựa trên nền tảng là chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, với mục tiêu phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước. Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí. Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực Dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, vật liệu xây dựng và tham gia đầu tư một số lĩnh vực ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm abảo an toàn vốn đầu tư.
Là một nhà đầu tư có tổ chức, lại là Công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế lớn, việc xỏc định rừ ngành nghề đầu tư và theo đuổi, quỏn triệt định hướng đó sẽ giúp PVFC có thể hạn chế được rủi ro, tránh phân tán nguồn lực đầu tư, đưa hoạt động đầu tư trong toàn hệ thống được thực hiện đồng bộ và chuyên nghiệp. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích cơ bản, bao gồm: chiết khấu luồng cổ tức/luồng tiền, hệ số P/E và các hệ số tài chính, đánh giá giá trị tài sản ròng, đánh giá môi trường kinh doanh và các phương pháp kết hợp khác để dự báo thu nhập tương lai của CP, đánh giá giá trị của CP trên thị trường hiện nay có hợp lý hay không. Nếu như phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu các thông tin tài chính như cổ tức, lợi nhuận, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán,… nhằm xác định một giá trị hợp lý của một loại CP hoặc các CP trên thị trường nói chung thì phân tích kỹ thuật là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán một loại CP nào.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần hỗ trợ và tạo điều kiện các DN CPH đưa CP lên niêm yết như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị DN, sản phẩm,… đồng thời giúp bản thân DN thấy được lợi ích khi tham gia niêm yết trên TTCK như: giúp DN tiếp cận với một kênh huy động vốn mới có hiệu quả hơn từ đó tăng thêm khả năng có được nguồn vốn dài hạn để đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá hình ảnh và thương hiệu đến công chúng đầu tư,…. Bên cạnh đó, các DN kiểm toán cần quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và tính bảo mật thông tin cho nhân viên nghiệp vụ nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, đó cũng là những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán, đồng thời các DN kiểm toán cũng phải xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng đối với dịch vụ kiểm toán, các dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác. Song song với việc hoàn thiện Luật Chứng khoán, cần bổ sung và hoàn thiện thêm một số luật như: Luật hình sự, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh ngoại hối,… Hoạt động của TTCK chắc chắn sẽ phát sinh một số tội danh mới cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chưa được được qui định trong Luật hình sự, nên cần bổ sung thêm một số điều khoản về tội danh như: thông tin sai sau khi xin phép phát hành CK, mua bán nội gián, lũng đoạn thị trường,… gây thiệt hại cho NĐT.