Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế kỹ thuật tới sự biến đổi nguồn nước ngầm

MỤC LỤC

Cơ sở hạ tầng

Để khắc phục tình trạng này thành phố đã dành nguồn vốn ngân sách (chiếm chủ yếu trong các nguồn vốn ) để phát triển giếng lẻ bơm tay và đặc biệt là các trạm cấp nước tập trung ở các khu dân cư tập trung. Hiện nay trên địa bàn huyện Hóc Môn có 13 trạm cấp nước tập trung với công suất khoảng 3.000 m3/ngày đêm do Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Đã vậy, chiều sâu nghiên cứu (khoan, bơm, đo địa vật lý) đều được chọn một cách máy móc và việc phân chia lớp cũng dựa trên những nhận thức trực quan, không chú ý đến cấu trúc điạ chất và địa tầng, do đó cũng rất khó khăn trong việc liên hệ và đánh giá mối quan hệ của vùng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu thăm dò được sự đầu tư thích đáng của nhà nước được thực hiện từng bước từ sơ lược đến chi tiết, từ diện đến điểm nên nói chung đã hệ thống hoá được sự hiểu biết chung của thời đại về đặc điểm ĐC- ĐCTV của lãnh thổ.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

- Trầm tích phun trào Jura trên và Krêta dưới hệ tầng Long Bình( J3-K1 lb) : các trầm tích hệ tầng Long Bình chỉ lộ ra ở phạm vi nhỏ hẹp thuộc khu đồi Long Bình ( quận Thủ Đức ) , thành phần gồm các đá phun trào andezit, dacid xen kẹp tuf và bột kết màu xám xanh cùng các đá granit thuộc phức hệ Đèo Cả ( γK đc ). • Về thành phần độ hạt : bởi vì chúng được thành tạo chủ yếu trong môi trường lục địa với biểu hiện cấu trúc nhịp từ thô đến mịn, nhiều nơi phần cuối của nhịp chỉ là cát mịn, cát bột nằm ngay trên lớp sạn sỏi, cát trung thô nên khả năng phân cách giữa các lớp yếu, có nơi gần như không phân cách.

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO

Theo Báo cáo thành lập tờ bản đồ Địa chất công trình – Địa chất thủy văn tỉ lệ 1:50.000 khu vực thành phố Hồ Chí Mnh, trên cơ sở phân tích hình thái, nguồn gốc đã phân chia 3 kiểu kiến trúc hình thái bậc III và 12 kiểu kiến trúc hình thái bậc IV trong phạm vi nghiên cứu. Sự hoạt động lại của các đứt gãy cổ và các đứt gãy kéo theo của chúng còn có thể cho chúng ta hy vọng vào việc phát hiện các nguồn nước nóng, nước khoáng trong địa bàn thành phố, tương tự như những nguồn đã phát hiện ở những vùng lân cận như Phước Lai, Suối Nghệ, Gia Tân.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Do đặc điểm của tầng chứa nước Pleistocen : diện xuất lộ trên bề mặt tương đối rộng, tiếp thu nguồn bổ cập từ nước mưa, nước sông vừa là đối tượng khai thác, sử dụng rất rộng rãi cho nông nghiệp, công nghiệp và cả dân sinh nên tầng chứa nước này rất dễ bị nhiễm bẩn, với hàm lượng NO3- hơi cao (6-15 mg/l), có NO2- và thường chứa lượng vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép khi khai thác nhiều có khả năng gây ra nhiều tai biến đối với môi trường nước dưới đất. Thành phần thạch học là sét bột đến bột cát, tạo thành lớp ngăn cách giữa hai tầng chứa nước Pliocen trên và dưới, lớp sét, bột sét chứa cacbonat dày 7-15 mét, duy trì tương đối liên tục, tính thấm nước kém, có khả năng cách nước cao do đó ngăn cách tốt với các tầng chứa nước trầm tích Pliocen trên và tạo áp lực cao.

Bảng 2.2:  Chiều dày lớp chứa nước tầng Pleistocen
Bảng 2.2: Chiều dày lớp chứa nước tầng Pleistocen

CHệễNG 3

TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

CHệễNG 4

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Người dân sử dụng nguồn nước này sẽ có nguy cơ mắc bệnh "da xanh" do Nitrat phá hoại quá trình hình thành hồng cầu trong máu. Mặt khác, Nitrat cũng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho các loài rong tảo phát triển mạnh, điều này đã gây nên hiện tượng ô nhiễm 2 lần cho bản thân nguồn nước. - Trên điạ bàn huyện Hóc Môn, hệ thống cung cấp nước chủ yếu từ Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn lại là nguồn nước do người dân tự khai thác.

Cũng theo báo cáo này, đến năm 2020, nước cấp cho nhu cầu tiêu thụ của quận Gò Vấp được lấy từ 3 nguồn: nước sông Đồng Nai, nước sông Sài Gòn và nước ngầm từ nhà máy nước Gò Vấp có công suất 30.000 m3/ngày và nguồn nước ngầm từ cụm giếng Sài Gòn - Phú Nhuận (nằm trong công viên Gia Định). Vì vậy, nguồn nước thiếu hụt vẫn được khai thác từ các giếng khoan tại chỗ của các hộ dân và cơ sở công nghiệp. Hiện nay, nhìn chung mạng lưới cấp nước khu vực nghiên cứu còn quá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp nước sạch, do vậy không phân phối đủ nước cho các đối tượng tiêu thụ.

Bảng   4  .1    : Hiện trạng và nhu cầu cấp nước quận Gò Vấp
Bảng 4 .1 : Hiện trạng và nhu cầu cấp nước quận Gò Vấp

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

(Nguồn Báo cáo quy hoạch và bảo vệ nước ngầm TP.HCM) Theo Sở TNMT TP.HCM, năm 2002, số liệu điều tra được cho thấy tổng số giếng khai thác để phục vụ cho sinh họat là 10.102 giếng. Nhưng nhìn chung tình hình cấp nước vẫn chưa được cải thiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, do đó phần lớn người dân vẫn dựa vào nước giếng làm nguồn nước sinh họat chính. Việc sử dụng nước trong thời gian dài sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe do người dân không có thói quen sử dụng các thiết bị lắng lọc mà đưa vào sử dụng trực tiếp, một phần gây khó khăn cho công tác quản lý các nguồn nước ngầm của quận cũng như của thành phố, ngoài ra có thể làm nhiễm bẩn tầng chứa.

- Trên địa bàn quận Gò Vấp đang có xu thế phát triển mạnh ngành chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến nước giải khát và các ngành tiểu thủ công nghiệp như dệt, may, thêu, da… Phần lớn các ngành sản xuất này đòi hỏi lượng nước sử dụng tương đối lớn. - Trên địa bàn huyện Hóc Môn, hiện tại do Trung tâm Nước Sinh họat và vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp với các giếng khoan công nghiệp lưu lượng từ 15 – 35 m3/giờ cung cấp nước cục bộ cho các cụm dân cư trong địa bàn huyện. (Nguồn Sở TNMT TP.HCM) Các giếng khai thác ở tầng Pleistocen thường phục vụ cho quy mô sinh hoạt hoặc sản xuất nhỏ phân bố trên toàn quận với lưu lượng 5.848 m3/ngày.

Bảng 4.5: Hiện trạng khai thác nước tầng Pleistocen tính đến năm 2002 Phường Dieọn tớch
Bảng 4.5: Hiện trạng khai thác nước tầng Pleistocen tính đến năm 2002 Phường Dieọn tớch

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC : 4.3.1) Định nghĩa về sự ô nhiễm nước dưới đất

Trong sử dụng , dùng nước có độ cứng cao có tác hại là các ion Canxi, Magiê phản ứng với các axit béo tạo ra các hợp chất khó hòa tan , gây lãng phí chất tẩy rửa. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, nước cứng gây tạo màng cứng trong các ống dẫn nước nóng, các nồi hơi và các bộ phận khác tiếp xúc với nước nóng , gây lãng phí năng lượng. Nước nhiễm phóng xạ do sự phân hủy phóng xạ trong nước thường có nguồn gốc từ các nguồn chất thải, phóng xạ gây nguy hại cho sự sống nên độ phóng xạ trong nước là một chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước.

Các hợp chất của nitơ trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hay gián tiếp đưa vào nước. + Nếu nước chứa NH4+ và nitơ hữu cơ : nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm + Nếu nước chủ yếu chứa NO2- : nước bị nhiễm bẩn thời gian dài hơn và ít nguy hieồm hụn. Việc nước dưới đất chứa sắt hay mangan với hàm lượng lớn 0.5mg/l sẽ làm cho nước có mùi tanh khó chịu, các cặn sắt kết tủa làm giảm khả năng vận chuyển nước của thiết bị.

CHệễNG 5

CÁC VẤN ĐỀ HIỆN HỮU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC

HỢP LÝ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

- Việc bố trí giếng không hợp lý, gần các nguồn ô nhiễm như khu vực chứa chất thải (bãi rác chôn lấp hay lộ thiên), khu vực nghĩa trang, các dòng nước mặt bị ô nhiễm do nước thải, các kho vật liệu chứa chất độc hại. Do đó, ngoài những quy định của nhà nước nêu trên, tác giả còn có một vài kiến nghị các biện pháp quản lý để bảo vệ và khai thác nước dưới đất nhằm điều chỉnh lưu lượng lấy ra hợp lý với lượng bổ cập và bố trí lỗ khoan khai thác hợp lý hơn. - Tiến hành các biện pháp quản lý và xử lý nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trước khi thải vào nguồn nước mặt để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất.

- Mở đợt tuyờn truyền rộng rói cho nhõn dõn hiểu rừ tầm quan trọng của nước dưới đất và hiện trạng nguồn nước ta đang sử dụng, để mọi người có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. - Quy hoạch một cách hợp lý, nghiêm ngặt các khu vực bãi thải, khu vực dễ nhiễm bẩn nhằm hạn chế gây ô nhiễm cho các tầng chứa nước bên dưới đồng thời cũng có biện pháp xử lý các nguồn ô nhiễm trên. - Cần thực hiện đúng qui định khoảng cách từ các giếng khoan khai thác tới nguồn ô nhiễm (nghĩa trang, bãi rác, hầm phân, ao hồ chứa nước thải công nghiệp, dân dụng, kêng rạch bị ô nhiễm …), phải xây dựng bệ giếng bằng xi măng hoặc bê tông với chiều dày 0,5 – 1m để bảo vệ giếng.