Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary of Credit – L/C)

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. ƒ URR 725: Quy tắc thống nhất và hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform rules for bank to banks reimbursements under documentary credit No.725 – URR 725), do ICC ban hành có hiệu lực từ ngày 1/10/2008, được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng chiết khấu,…nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C hoàn trả tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác – gọi là ngân hàng hoàn tiền.

Hình 2.1 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
Hình 2.1 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ

Sơ lược về hệ thống SWIFT

ƒ ISBP – 681: Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for examination of document under documentary credit). ISBS – 681 bao gồm 185 nội dung được chắc lọc từ kinh nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng thời phù hợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600. - Trạm cơ sở của ngân hàng thành viên trang bị hệ thống máy tính với chức năng chuyển điện đi, nhận điện chuyển đến đồng thời kiểm tra các bức điện và liên hệ với trạm tập trung tin địa phương thông qua các thiết bị liên lạc hiện đại.

Bên cạnh đó việc nhận và chuyển các bức điện đều được mã hóa và cài đặt thiết bị kiểm tra tự động để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Sơ đồ luân chuyển điện đi và điện đến trong thanh toán
Sơ đồ luân chuyển điện đi và điện đến trong thanh toán

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GềN CHI NHÁNH AN GIANG

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn 1. Quá trình hình thành và phát triển

Định hướng mục tiêu chung của SCB là phát triển đảm bảo ổn định, bền vững, tuyệt đối giữ vững chữ tín của ngân hàng trong lòng khách hàng, từng bước xây dựng SCB thành ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ ngân hàng trong dân cư và trong mọi đối tượng tổ chức kinh tế trong phạm vi cả nước, theo cơ chế tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện đại, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. - Tham mưu, xây dựng và thực hiện các chiến lược, các biện pháp phát triển sản phẩm tiền gửi và dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, không bao gồm sản phẩm dịch vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Ban như Phòng nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, Phòng nghiệp vụ Ngân hàng điện tử, Trung tâm thanh toán, Phòng Ngân quỹ, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối, Phòng Đầu tư. - Phát triển, triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ huy động vốn trên thị trường và các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng khác cho toàn hệ thống: dịch vụ quản lý tài khoản (bao gồm cả dịch vụ quản lý tài khoản nhà đầu tư chứng khoán), dịch vụ thu, chi hộ thông qua tài khoản, qua thẻ ATM, tiền mặt, dịch vụ nhờ thu séc trong nước, dịch vụ chuyển tiền trong nước,….

ƒ Chức năng thư ký của Ban điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống; đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban điều hành.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI SCB AN GIANG

    Nhóm các ngân hàng TMCP như SCB, Đông Á, Sacombank thì doanh số thanh toán quốc tế thấp hơn nhiều so với các Ngân hàng có nguồn gốc nhà nước như Vietcombank và Agribank - Các ngân hàng này có quy mô lớn, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, có uy tín, và có quan hệ truyền thống với nhiều khách hàng xuất nhập khẩu, kinh nghiệm hoạt động, do có các lợi thế về vốn, các ngân hàng này hoạt động tốt trong các hoạt động như tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các chính sách ưu đãi khác, góp phần thu hút khách hàng mới đến với dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng mình và giữ chân được khách hàng cũ. Nên đối với các lô hàng Việt Nam nhập khẩu, bên xuất khẩu nước ngoài thường yêu cầu phía bên nhập khẩu Việt Nam phải mở L/C, còn các hàng hóa Việt Nam xuất sang nước ngoài bên nhập khẩu thường muốn thanh toán theo các phương thức khác với chi phí thấp và an toàn cho họ hơn vì bên nhập khẩu nước ngoài không muốn mất nhiều chi phí khi phải thanh toán bằng L/C. Tuy nhiên, hiện tại SCB An Giang có thể không thu phí theo biểu phí hiện hành của SCB, mà áp dụng thu phí các dịch vụ L/C xuất nhập khẩu theo mức phí rất cạnh tranh, tính phí các dịch vụ L/C tương đương hoặc thấp hơn so với các ngân hàng lớn như Vietcombank và Eximbank, việc tính phí linh hoạt này tạo ra ưu thế, giúp SCB An Giang có thể giữ chân được khách hàng hiện tại.

    Tuy SCB An Giang đã áp dụng cách tính phí rất cạnh tranh như đã nêu, song việc áp dụng này chỉ được phổ biến ở khách hàng hiện có quan hệ thanh toán quốc tế bằng L/C với SCB, còn biểu phí SCB hiện tại được đưa lên website SCB vẫn là biểu phí như trên, có một số dịch vụ giá không cạnh tranh bằng các ngân hàng khác như đã phân tích, so sánh biểu phí, điều này gây ra việc các khách hàng tiềm năng sẽ không biết đến việc áp dụng chính sách giá cạnh tranh mà SCB An Giang đang thực hiện. Những rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin có thể gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đó là những rủi ro, thiệt hại do yếu tố kỹ thuật công nghệ, những sai sót trong quá trình vận hành hệ thống gây ra.Trong giao dịch thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, công nghệ thông tin càng phải đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, vì quy trình thanh toán thường xuyên có sự trao đổi thông tin qua lại giữa Chi nhánh với Hội sở, giữa Hội sở với Ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, chiến lược của VCB đối với hoạt động ngân hàng đại lý là tiếp tục phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý hiện tại cả về lượng và chất, chú trọng vào các thị trường tiềm năng phù hợp với định hướng mở rộng thương mại và hợp tác của Việt Nam và trong những lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh truyền thống của VCB, lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất với mục đích tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân hàng trong nước.

    Hình 4.2 Tỷ trọng thu nhập thanh toán quốc tế trong nhóm dịch vụ thanh toán
    Hình 4.2 Tỷ trọng thu nhập thanh toán quốc tế trong nhóm dịch vụ thanh toán

    SWOT

    Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại SCB An Giang

    Với tình trạng thực tế là nguồn ngoại tệ bị thiếu hụt ảnh hưởng đến công tác thanh toán, Chi nhánh phải đảm bảo đủ số lượng ngoại tệ để luôn sẵn sàng thanh toán khi đến hạn thanh toán hợp đồng với tỷ giá thích hợp đối với L/C nhập khẩu và đảm bảo tính cạnh tranh theo từng thời điểm. Vì thanh toán bằng L/C nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của SCB An Giang trong hoạt động thanh toán quốc tế, do đó cần tăng cường các công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động, quy trình một cách thường xuyên nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình, pháp luật, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để xử lý kịp thời. Để thực hiện tốt việc này, cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo đánh giá chính xác năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp loại chất lượng tín dụng cho từng khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng những hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ.

    Việc chuẩn bị nguồn nhân lực để phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết, vì khả năng, trình độ của nhân viên sẽ phản ánh trực tiếp nhất chất lượng phục vụ thông qua khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể nhất của khách hàng như tư vấn, hỗ trợ, cập nhật thông tin liên quan đến nhu cầu giao dịch của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.