MỤC LỤC
Các số liệu được thu thập từ phòng thống kê, phòng địa chính, phòng nông nghiệp và các ban quản lý hợp tác xã, số liệu lấy từ sách báo, hội thảo khoa học. Dựa trên đặc điểm sinh thái, địa hình đất đai của huyện chon hai xã Thụy Hương và Trung Hoà tiến hành điều tra tất cả các hộ đã xây hầm Biogas và một số hộ có chăn nuôi nhiều nhưng chưa xây hầm (52 hộ có hầm và 20 hộ chưa xây).
- Số liệu thứ cấp: Lấy từ các báo cáo thực hiện kế hoạch năm về phát triển kinh tế xã hội của huyện, báo cáo về định hướng phát triển kinh tế tổng thể.
Mặc dù, không nhận được sự hỗ trợ nào của các tổ chức hay của ngân sách Nhà nước nhưng nhân dân huyện Chương Mỹ đã tự bỏ tiền ra để xây dựng hầm Biogas, vốn xây dựng hầm là vốn của bản thân hộ nông dân xây hầm bỏ ra 100% trừ 1 số rất xã chi ngân sách ra hỗ trợ cho 1 số hầm xây dựng thí điểm với mức đầu tư là 700.000 đồng/hầm số lượng hầm của huyện Chương Mỹ còn rất ít so với khả năng có thể phát triển của nó, nhưng đây cũng là sự nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo các xã, các hộ gia đình tiêu biểu luôn đi đầu, gương mẫu trong phát triển sản xuất kinh tế và trong việc tiếp cận khoa học công nghệ mới. Vì đặc điểm kinh tế xã hội của xã Trung Hoà chú trong phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, nấu rượu nuôi lợn nên mọi nguồn lực trong gia đình kể cả người già và trẻ em đều được huy động vào việc sản xuất tại gia đình, dẫn đến người dân ở đây thường xem nhẹ việc đồng ruộng và không quan tâm đến việc chăn thả Trâu, Bò, do đó đàn Trâu, Bò kém phát triển. Nhờ việc được đi tham quan và tập huấn về Biogas nên hợp tác xã Thuỵ Hương đã thành lập đội thợ chuyên phụ trách về kỹ thuật Biogas(do đồng chí phó chủ nhiệm hợp tác xã trực tiếp chỉ đạo) để sẵn sàng phục vụ bà con nông dân xây hầm Biogas.Khi hộ gia đình có nhu cầu xây hầm Biogas thì liên hệ với ban quản lý hợp tác xã và sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các đồng chí lãnh đạo đến.
Như vậy, tình hình phát triển Biogas ở hai xã trên có bước tiến triển tốt bởi nông dân ở đây rất hài lòng, phấn khởi với hiệu quả của mô hình Biogas, những gia đình chăn nuôi nhiều đều rất mong muốn sớm xây được hầm Biogas nhưng vốn đầu tư chưa cho phép, họ mong nhận được sự hỗ trợ của Chính Phủ, còn 1 số ít thợ chưa hiểu biết nhiều về Biogas nên họ còn e ngại. Tuy mức đầu tư ban đầu cao xong tuổi thọ của hầm cũng cao( khoảng 15-20 năm) nên nếu như tính khấu hao thì mức chi phí cho một năm là nhỏ không đáng kể. Hầm Biogas mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Khi sử dụng Biogas, hộ nông dân đã tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian nên đã tăng thu nhập và tăng tích luỹ cho hộ. Ngoài phần tiết kiệm được do không phải chi tiêu cho chất đốt và phân hoá học thì các hộ có hầm còn tăng thêm thu nhập do tiết kiệm được thời gian vệ sinh chuồng nuôi, thời gian nấu bếp làm tăng thời gian lao động dẫn đến tăng thu nhập. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho hộ nông dân thì khi sử dụng hầm Biogas cũng làm tăng thêm chi tiêu như tăng chi phí do bơm thêm nước vào hầm ủ, chi thêm cho tiền công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng, nhưng chi phí này là rất thấp do với phần. tăng thu nhập của hộ. Như vậy nếu tính tổng giá trị thu được từ một hầm Biogas trong một năm là vào khoảng hơn 2 triệu nên chỉ cần 2-3 năm đầu sử dụng Biogas thì hộ sẽ tiết kiệm được đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nhìn chung, hầm Biogas bước đầu đã có hiệu quả tốt đối với hộ nông dân, bà con nông dân rất hài lòng khi sử dụng Biogas. Trong quá trình sử dụng Biogas, hộ nông dân vẫn chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả ga khi thừa ga; không dùng nước phân để tưới lúa, tưới cây. Vởy hộ nông dân cần khai thác triệt để và sử dụng Biogas đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với khả năng có thể có của hộ và của hầm. Đánh giá hiệu quả về xã hội. Xây dựng hệ thống Biogas đã góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nâng cao nếp sống sinh hoạt văn minh cho bà con nông dân. Khi sử dụng Biogas bà con nông dân đã được trực tiếp tham gia sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó bà con nông dân đã có cách nhìn nhận công việc khoa học hơn và mở ra nhiều hướng phát triển mới. Đời sống của bà con nông dân đã thực sự đổi mới và thực sự được nâng cao. Phát triển Biogas đã thu hút được một số lao động cho công việc đào đất, xây. 35.000đ/công) hơn nữa còn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nông nhàn. Mặc dù xã Thuỵ Hương có diện tích đất 398ha nhỏ hơn diện tích đất nông nghiệp của xã Trung Hoà (401 ha) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Thuỵ Hương đạt 6.418 triệu (chiếm 54,77% trong ngành nông nghiệp) nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã Trung Hoà chỉ đạt 4.632 triệu (chiếm 42,59% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã).
Diện tích đất canh tác bình quân cho mỗi nhóm hộ ở xã Thuỵ Hương đều cao hơn diện tích đất canh tác bình quân ở mỗi nhóm hộ ở xã Trung Hoà bởi vì: diện tích đất canh tác bình quân/ khẩu ở xã Thuỵ Hương là 432m2/khẩu, trong khi đó ở xã Trung Hoà chỉ có 384m2/khẩu, các hộ ở xã Thuỵ Hương thường đấu thầu thêm diện tích đất canh tác của hợp tác xã để tăng quy mô sản xuất của gia đình. Do vậy mà kết quả ngành trồng trọt của các nhóm hộ ở xã Trung Hoà đạt được còn thấp.Như vậy, chưa cân xứng giữa trồng trọt và chăn nuôi, chưa có sự kết hợp tốt giữa trồng trọt và chăn nuôi, lượng phân thải ra từ chăn nuôi là quá lớn so với lượng phân cần cho cây trồng dẫn đến chất thải gia súc dư thừa và được thải ra cống rãnh. Đây là các cơ sở cung cấp nguồn giống gia cầm và nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, cho các gia đình chăn lợn, chăn gà gia công tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của huyện phát triển, đặc biệt là có một số trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn ( 200-300 con/lứa), thậm chí có trang trại đã nuôi hàng nghìn con lợn/lứa, có thể phát triển Biogas với công suất lớn.
Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp cũng như toàn nền kinh tế : Để phát triển ngành nông nghiệp, đảm bảo được vấn đề lương thực, thực phẩm mà vẫn giữ được môi trường trong sạch, đảm bảo được nguồn tài nguyên cho tương lai thì xu hướng cho việc phát triển ngành nông nghiệp hiện nay là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng cân đối tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng phát triển bền vững. - Phát huy thế mạnh, sử dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện để mở rộng mô hình Biogas tới từng địa phương trong huyện mà đặc biệt phải phát triển Biogas ở các xã có chăn nuôi tập trung nhiều và các xã có nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Tập trung mọi khả năng về nguồn lực sản xuất, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, dda dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt.
Thay thế phương pháp chăn nuôi truyền thống ( tận dụng thức ăn thừa, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt) bằng phương pháp kết hợp giữa thức dư thừa với thức công nghiệp nên cần phải có một số vốn nhất định mà hộ nông dân thì thường thiếu vốn. Vì đầu vào của Biogas là chất thải của ngành chăn nuôi, đầu vào của ngành chăn nuôi là sản phẩm của ngành trồng trọt, đầu vào của ngành chế biến nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi, đầu ra của Biogas là đầu vào của ngành trồng trọt.