Giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả chống bán phá giá hàng hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ và EU

MỤC LỤC

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam phòng tránh và ứng phó một cách có hiệu quả các vụ kiện chống BPG tại Hoa Kỳ và EU. - Phân tích đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực thi Pháp luật về chống BPG của Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm của Pháp luật về chống BPG và thực thi Pháp luật về chống BPG của Hoa Kỳ và EU.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

- Làm rừ được cơ sở lý luận của Phỏp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế cũng như quá trình và xu hướng phát triển của nó. - Phân tích và đưa ra những kiến nghị để Việt Nam hội nhập một cách chủ động và có hiệu quả hơn vào WTO trong lĩnh vực chống BPG.

Các vấn đề lý luận về chống bán phá giá và pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

- Cung cấp những kiến thức cập nhật về nội dung và bản chất của Pháp luật về chống BPG của WTO, Hoa Kỳ và EU.

Pháp luật về chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ và EU

Thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt nam

Các khái niệm cơ bản về chống bán phá giá 1. Khái niệm bán phá giá

    Thứ nhất, với khái niệm như trên, BPG sẽ bao trùm một phạm vi rất rộng các hành vi phân biệt giá bán giữa các thị trường quốc gia: đó có thể là việc bán hàng hóa ở nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn mức giá ở nước xuất khẩu hay bán hàng hóa ở nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn ở thị trường của nước nhập khẩu khác, hay thậm chí còn có thể là việc bán hàng hóa ở nước nhập khẩu với mức giá cao hơn mức giá ở nước xuất khẩu. “Các bên ký kết công nhận rằng BPG, theo đó hàng hóa của một nước được đưa vào thương mại ở một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó, phải bị lên án nếu như nó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại lớn đối với một ngành công nghiệp đã được thiết lập trên lãnh thổ của một nước ký kết hoặc cản trở nghiêm trọng việc thiết lập một ngành sản xuất nội địa.” (Đoạn 1, Điều VI, GATT 1994) (phần gạch chân do tác giả nhấn mạnh).

    Phân biệt chống bán phá giá với các biện pháp phòng vệ thương mại khác trong thương mại quốc tế

    Bất kỳ loại trợ cấp có tính cá biệt nào, trừ những loại đã được xếp vào nhóm trợ cấp đèn xanh, được nước xuất khẩu áp dụng và gây thiệt hại cho nước nhập khẩu, nghĩa là các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác có thể bị kiện ra WTO. Theo quy định của WTO, biện pháp tự vệ chỉ có thể được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu chứng minh được ba điều kiện: (1) khối lượng nhập khẩu hàng hóa liên quan có sự tăng đột biến về số lượng; (2) ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng; và (3) có mối quan hệ nhân quả giữa sự tăng đột biến khối lượng sản phẩm nhập khẩu và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên.

    Bản chất bảo hộ của pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

    Về phía các nhà hoạch định chính sách ở nước nhập khẩu, những người được cho là bị ảnh hưởng không nhỏ từ phía các tập đoàn, các công ty hay nói rộng ra là từ phía các nhà sản xuất nội địa nói chung, đã cố tình bỏ qua những tác động tích cực của hoạt động được gọi là BPG với lý do BPG sẽ làm giảm dẫn đến chỗ tiêu diệt khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, như thể mọi loại hình BPG đều là BPG tiêu diệt. Hindley, một trong những học giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu pháp luật về chống BPG, cho rằng vấn đề đối với chính sách chống BPG là nó không thể lý giải nổi tại sao chỉ vì thực tế là doanh nghiệp xuất khẩu áp giá bán hàng hóa tại thị trường xuất khẩu cao hơn ở thị trường nhập khẩu lại được coi là lý do đủ để đem đến cho chính phủ của nước nhập khẩu cái quyền được đánh thuế chống BPG mà không phải là quyền yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu của nước họ bán hàng hóa ở mức giá cao hơn.

    Thủ tục tố tụng đối với các vụ kiện chống bán phá giá

    Đơn yêu cầu khởi kiện chống BPG phải có đầy đủ các thông tin về chủ thể nộp đơn, mô tả đầy đủ sản phẩm bị nghi BPG, danh tính của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đó vào thị trường nước nhập khẩu, các thông tin về GTTT, GXK của sản phẩm bị kiện BPG và thông tin khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế chống BPG có thể kiện quyết định áp thuế chống BPG lên tòa án có thẩm quyền của nước nhập khẩu; doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể thông qua các đợt rà soát hành chính định kỳ, giữa kỳ hoặc cuối kỳ để giảm hoặc thuyết phục cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu bãi bỏ thuế chống BPG.

    Lịch sử pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

      Khái niệm “thiệt hại” này sau đó đã được Hoa Kỳ tiếp thu khi ban hành Luật chống BPG đầu tiên của mình năm 1916 và đến năm 1921 khi Luật này được Hoa Kỳ hoàn thiện thêm thì khái niệm và cách thức xác định giá trị thị trường nội địa (home market value) của hàng hóa BPG, vốn được quy định khá chung chung ở Luật 1916, được quy định rừ ràng hơn. Hiệp định này bao gồm ba phần, mười tám điều khoản và hai phụ lục mang tính quy phạm, trong đó có các điều khoản riêng về cách thức xác định việc BPG (Điều 2), cách thức xác định mức thiệt hại (Điều 3), định nghĩa ngành sản xuất nội địa (Điều 4), phương thức tiến hành điều tra xác định BPG (Điều 5), các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 7) .v.v.

      Một số xu hướng phát triển của pháp luật về chống bán phá giá trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

      Để khắc phục tình trạng đó, quan điểm này cho rằng không nên coi một cách đương nhiên rằng việc bán hàng hoá nhập khẩu giá thấp là xấu và cần bị xử lý; mà cần phải tập trung vào nội dung thực sự cần ngăn chặn của nó, tức là tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh của nước nhập khẩu, hay nói cách khác là liệu việc bán giá hàng hóa nhập khẩu thấp như vậy có dụng ý cạnh tranh không lành mạnh hay làm vẩn đục môi trường cạnh tranh lành mạnh hay không. Vì thế, có thể xem EU, một ví dụ điển hình của hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai, ở đó sự liên kết và giao lưu giữa thị trường các quốc gia chặt chẽ tới mức tạo ra một thị trường thống nhất, nơi đó hàng hoá được lưu thông một cách tự do mà không bị hạn chế bởi rào cản vô lý nào, là mô hình tương lai của Pháp luật về chống BPG, khi đó Pháp luật về chống BPG ở tầm quốc gia và quốc tế đều dần rút đi, thay vào đó là vai trò của pháp luật cạnh tranh liên quốc gia.

      Thực trạng pháp luật về chống bán phá giá và thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam

        Điều 4, Khoản 3, Pháp lệnh về Giá năm 2002 quy định: “Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.” Như vậy, khái niệm BPG của Pháp lệnh về Giá bao gồm cả hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước có bán hàng hóa hoặc dịch vụ tại thị trường Việt Nam với mức giá quá thấp so với mức giá thông thường. Cơ quan điều tra chống BPG là cơ quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ điều tra để áp dụng biện pháp chống BPG theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, tiến hành yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin và tài liệu liên quan tới vụ việc chống BPG, tổ chức tham vấn với các bên liên quan, đưa ra kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra, kiến nghị biện pháp chống BPG và nội dung cam kết giá, tiến hành rà soát việc áp dụng các biện pháp chống BPG theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

        Nguyên nhân dẫn đến những bất cập của pháp luật và thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam

          Việt Nam cũng đã tham gia vào một số vụ kiện tại WTO với tư cách bên thứ ba, ví dụ vụ kiện DS343 về tôm xuất khẩu của Thái Lan vào Hoa Kỳ, vụ kiện DS399 về lốp một số loại xe tải hạng nhẹ và xe chở khách của Trung quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, vụ kiện DS402 về việc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp “Quy về 0” đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, vụ kiện DS405 về biện pháp chống BPG của EU đối với một số sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này được minh chứng bởi thực tế là đã từng có các doanh nghiệp tiếp cận Cục quản lý cạnh tranh để tìm hiểu khả năng kiện doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài nghi ngờ có BPG, nhưng sau khi biết được các công việc cần phải làm cũng như nghe giải thích về trình tự, thủ tục tiến hành vụ kiện, các doanh nghiệp đó đã rút lui và không có hồi âm lại.

          Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam

          Thật ra đây là xu hướng khá hợp lý vì các nước đang phát triển thường có các ngành sản xuất phong phú, thường có lợi thế chính là giá chứ chưa phải chất lượng nhất là khi nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn thì các mặt hàng đến từ các quốc gia đang phát triển càng được quan tâm nhiều hơn. Hơn nữa, quan tâm trước tiên và thường xuyên của các doanh nghiệp sản xuất luôn là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường chứ không phải là thường xuyên rà soát xem có doanh nghiệp nào BPG ở thị trường Việt Nam và gây hại cho ngành sản xuất của mình không.

          Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với vấn đề chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Hoa

            Một chiến lược hoạch định ra những chủ trương, chính sách cơ bản để đối phó với vấn đề bị kiện chống BPG, ví dụ như vấn đề giành được quy chế thị trường, áp dụng chế độ kế toán, sổ sách minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu .v.v., sẽ giúp chúng ta dần từng bước đối phó với vấn đề này một cách hiệu quả và bền vững hơn. Một trong những nguyên nhân đằng sau thành công đạt được mức thuế chống BPG thấp cho tôm Việt Nam là doanh nghiệp nuôi tôm Việt Nam đã biết tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội người tiêu dùng và đặc biệt là đã biết sử dụng vận động hành lang để vận động các chính khách Hoa Kỳ tác động tới quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại nước này [53].

            Những vấn đề Việt Nam có thể đề xuất trong Vòng đàm phán Doha liên quan tới luật lệ của WTO về chống bán phá giá

            Phương hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi Pháp luật về chống BPG của Việt Nam là cần tiến hành tuyên truyền phổ biến Pháp luật về chống BPG rộng rói để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rừ bản chất của Pháp luật về chống BPG của Việt Nam và sử dụng nó như công cụ bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh kinh tế hội nhập; cần xây dựng các hiệp hội để đại diện và bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất của mình trên thị trường trong nước; cần chuẩn bị các thiết chế đủ mạnh để thụ lý và giải quyết một cách thuyết phục các vụ kiện chống BPG ở Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hiệp hội đại diện của mình, cần xây dựng cho mình một chiến lược ứng phó với các vụ kiện chống BPG một khi các vụ kiện đó xảy ra, cần chuẩn bị tốt cho tình huống phải đề xuất nước thay thế để tính biên độ BPG, cần hết sức quan tâm tới yếu tố vận động hành lang, tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ, các chính khách để tác động lên các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực chống BPG ở nước nhập khẩu và cuối cùng, Nhà nước Việt Nam cần sẵn sàng sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để khởi kiện những quy định và quyết định sai trái của Hoa Kỳ và EU.