Tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mô hình Marketing Mix

MỤC LỤC

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Xuất khẩu gạo đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn như đã phân tích là tạo nguồn thu ngoại tệ, kích thích sản xuất lúa phát triển, góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tạo việc làm ổn định cho lao động trong khu vực nông nghiệp và mạng lưới lưu thông phân phối gạo rộng khắp cả nước, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành lương thực, thực phẩm.

Bảng   1.4.   Kết quả xuất khẩu (1989-2001)
Bảng 1.4. Kết quả xuất khẩu (1989-2001)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING-MIX

Các khái niệm cơ bản về Marketing 1. Khái niệm chung về Marketing

Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, chiến lược này bao gồm các nhiệm vụ như phát triển sản xuất, kiểm tra chất lượng, định vị sản phẩm nhằm đáp ứng hai mục tiêu chính: thứ nhất, mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng số lượng sản phẩm bán ra; thứ hai, mục tiêu cân bằng hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài và sự ổn định của thị trường trong nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Marketing-mix được thiết kế theo những thủ tục sau: sản phẩm được thu mua để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (sản phẩm); địa điểm mà khách hàng sẽ tìm chúng (địa điểm) và khách hàng sẽ biết nó là loại sản phẩm gì, nó hoạt động như thế nào (xúc tiến bán).

Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix

Mặc dù những năm gần đây gạo có chất lượng cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn - một tiến bộ nói chung của ngành sản xuất và xuất khẩu gạo - nhưng vẫn còn những nhược điểm khác như độ trắng không đồng đều, lẫn thóc và tạp chất, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ lệ gãy cao. Cũng giống như các hàng hoá khác khi tung ra thị trường quốc tế, giá gạo phải thoả mãn ba điều kiện căn bản: thứ nhất, phải là giá của những hợp đồng thương mại lớn thông thường, trong đó các bên mua bán phải được tự do ký kết hợp đồng, không bị ràng buộc bởi những điều kiện khác; thứ hai, phải là giá thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi mà chủ yếu vẫn là đô-la Mỹ (giá gạo quốc tế thường tính bằng đồng tiền này); thứ ba, phải là giá ở trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng nhất. Các kênh thông tin không đủ hiện đại để cung cấp cho các doanh nghiệp đầy đủ và cập nhật tình hình lương thực trên thế giới nên dễ dẫn đến hiệu quả kém trong việc nắm bắt và ra quyết định xuất khẩu, dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá của các nước đối thủ cạnh tranh.

Theo quan điểm của Marketing-mix, việc xây dựng một chính sách phân phối không chỉ dừng lại ở việc quyết định số gạo sẽ được xuất khẩu thông qua hoạt động mua bán của các trung gian mà nó còn bao gồm cả việc tổ chức vận hành các mạng lưới trung gian đó để kết hợp nhịp nhàng hoạt động tiêu thụ gạo phù hợp với từng biến động trên thị trường thế giới. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, các cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và nắm vững biến động cung cầu, giá cả của thị trường gạo quốc tế để quản lý, chỉ đạo giá xuất khẩu trong nước, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối không xuất khẩu dưới mức giá tối thiểu đã quy định. Trừ Tổng công ty lương thực miền Bắc, các đơn vị xuất khẩu lớn khác đều tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long (ngoài các doanh nghiệp kể trên còn có các công ty khác như công ty AFIEX An Giang, công ty lương thực Cần Thơ, Sóc Trăng, các công ty xuất nhập khẩu khác của An Giang..) phản ánh thế mạnh nói chung về gạo của khu vực này.

Bảng         2.2.           C    h   ất     l  ượng         gạo   x  uất khẩu     (1989-2001)
Bảng 2.2. C h ất l ượng gạo x uất khẩu (1989-2001)

Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mô hình SWOT

Việc Chính phủ Việt Nam xác định đầu mối và phân bổ hạn ngạch chỉ dựa vào tỷ lệ và khối lượng gạo xuất khẩu năm trước của các đơn vị mà không phân biệt lượng xuất khẩu uỷ thác so với lượng xuất khẩu thực sự của các đơn vị đó là bao nhiêu, nên vẫn còn hiện tượng một số đầu mối bán quota và xuất khẩu uỷ thác để được hưởng một tỷ lệ xuất khẩu nhất định trên giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo, phát sinh nhiều tiêu cực trong việc mua bán quota. Giá mua lúa gạo nội địa do Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn bằng cách căn cứ vào giá thành sản xuất để quy định giá sàn và giá trần sao cho đảm bảo được quyền lợi của nông dân, còn giá xuất khẩu gạo do Bộ Thương mại căn cứ vào diễn biến, tình hình thị trường thế giới để đưa ra khung giá tối thiểu cho từng mặt hàng và khống chế hợp đồng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đã đạt được mức giá tối thiểu này trở nên thì mới được cấp giấy phép xuất khẩu. Do đó, cần phải nâng cao vốn phát hành hiện tại và bổ sung vốn đầu tư vào cơ sở vật chất (máy móc, nhà máy và các phương tiện vận chuyển) cũng như nguồn vốn nhân lực có qua đào tạo, tiếp thị quản lý chất lượng và tài chính vì với lượng vốn hạn hẹp, các doanh nghiệp không thể cấp tín dụng thương mại cho khách hàng cũng như không có khả năng mua dự trữ nên không thể chủ động kỳ hạn bán ra theo hướng thị trường có lợi, bỏ lỡ nhiều cơ hội, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp.

- Thứ ba, Hiệp định Thương mại sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển hơn nữa theo chiến lược mới: tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam, hình thành nền sản xuất hành hoá mạnh, giúp cho gạo Việt Nam thay đổi cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế (trước hết là đối với Mỹ), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như xuất khẩu gạo.

CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO

Định hướng và mục tiêu của sản xuất và xuất khẩu gạo

Căn cứ theo tiêu chuẩn của Quy chế quản lý và sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể được khen thưởng theo hai tiêu chuẩn: mở rộng thị trường xuất khẩu đã có hoặc mở thêm thị trường mới có hiệu quả với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước là 20% và mức tăng trưởng tuyệt đối từ 500.000 USD trở lên (tiêu chuẩn 5.2); mặt hàng gạo xuất khẩu đạt chất lượng quốc tế (tiêu chuẩn 5.3). Bên cạnh đó, chúng ta phải áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến: bảo quản kín gạo, sát trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong khí CO2 hoặc khí Nitơ trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh, bảo quản mát thóc gạo ở một số cụm kho dự trữ quốc gia hiện đại, đòi hỏi vốn đầu tư lớn để có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác, sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc, không làm nhiễm bẩn môi trường để bảo quản lương thực trong kho tập trung và phương tiện cất trữ ở gia đình. Khi giá lúa xuống quá thấp hay giá xuất khẩu tăng cao, có thể cần thiết cho một số doanh nghiệp có năng lực, có đơn đặt hàng được vay ưu đãi bằng nguồn quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xuất khẩu trong thời hạn nhất định, không nhất thiết phải đưa ra giá sàn để căn cứ vào đó mà ngân hàng, ngành thuế tính mức ưu đãi, bởi vì giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới.

Ngoài ra, để các chợ lúa gạo trung tâm này hoạt động có hiệu quả thì ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận lợi, thì cần thiết lập cơ chế quản lý tốt, luật lệ giao dịch rừ ràng, với hiệu lực thi hành đảm bảo, cú thoả thuận mang tính hợp đồng với những tổ chức, cá nhân tham gia vào chợ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm cao. Trong cơ cấu mặt hàng dự trữ, đối với dự trữ quốc gia tới hạn trung bình khoảng một năm và dự trữ của nông dân tại nơi sản xuất thì dự trữ bằng lúa sẽ thích hợp hơn, còn dự trữ của các doanh nghiệp thông thường từ một đến ba tháng nên có thể dự trữ gạo thành phẩm hoặc bán thành phẩm thì bắt buộc phải đảo kho, đưa lúa gạo cũ ra tiêu thụ và nhập lúa gạo mới về để duy trì chất lượng sản phẩm luôn luôn tốt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng quan tâm đến các mức giá gạo bán trên các thị trường cụ thể, hệ thống và các tập quán buôn bán và phân phối trên phạm vi quốc gia và quôc tế, các kênh tiếp thị, các điều kiện mua bán, cộng giá, giảm giá, các thông tin về các nhà nhập khẩu, các đại lý, những người mua trực tiếp, các điều kiện thương mại quốc tế, thông tin về vận tải và kỹ thuật xúc tiến xuất khẩu.

Bảng   3.1.   Mục   tiêu   cụ thể của   sản   xuất gạo   năm   2010
Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể của sản xuất gạo năm 2010