MỤC LỤC
Muốn cho công cuộc đổi mới đảm bảo thành công thì về quan điểm và phương pháp phải coi trọng và luôn luôn kết hợp quá trình đổi mới trong kinh tế với quá trình đổi mới nhận thức, tư duy về chủ nghĩa xã hội hiện thực trong điều kiện dân tộc và thời đại hiện nay, phê phán khuynh hướng giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý, trong giáo dục và đào tạo. Tất cả các bộ phận của nền kinh tế thị trường đều có tác động đến tăng trưởng và tiến bộ xã hội, nhưng kinh tế tư bản nhà nước với lực lượng lao động hiện đại, có mức sống vật chất và văn hoá cao hơn, được tổ chức lao động tiên tiến hơn, nên sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và tiến bộ xã hội (trong điều kiện nhà nước biết cách quản lý). Tóm lại, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta lạc hậu, trong khi nền kinh tế thị trường hiện đại do chủ nghĩa tư bản chủ đạo, đã làm cho hình thức kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường, cũng như trong việc góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ấy.
Tuy vậy, nhận thức vai trò này của nền kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta còn hết sức mới mẻ, thậm chí hết sức lạ lùng, bởi vì đối với những người mang thiên kiến lệch lạc đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đối với những người chỉ muốn chỉ có một mình kinh tế nhà nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thì họ không thể chấp nhận được. Vận dụng quan điểm và phương pháp hệ thống trong vận dụng kinh tế tư bản nhà nước, cần đề cập một vài nét vắn tắt về: “Vấn đề sở hữu trong lôgích kinh tế từ sản xuất nhỏ đến kinh tế thị trường hiện nay” như một quá trình lịch sử tự nhiên, nhằm khắc phục những thiên kiến, suy nghĩ chủ quan của không ít người. Xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển công nghệ tiên tiến và nội sinh hoá công nghệ nước ngoài chuyển giao; phát triển khu vực dịch vụ; đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; cùng với các thành phần khác, kinh tế nhà nước tạo điều kiện trong quá trình hội nhập có hiệu quả, nhất là giải quyết những yêu cầu đối nội và yêu cầu đối ngoại, trong đó có mắt xích trung tâm là các liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Sự chậm trễ trong đổi mới nhà nước ta hiện nay do nhận thức pháp trù nhà nước phỏp quyền khụng rừ, khụng đỳng, làm cho hỡnh thức tổ chức thỡ cú đủ: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kể cả toà án hành chính, nhưng thể chế hoạt động cho hệ thống ấy và cho mỗi bộ phận thì chưa phù hợp.
- Sự phân bố công nghiệp vừa qua chỉ tạo ra bộ mặt phồn vinh ban đầu, dần dần tớnh khụng hợp lý bộc lộ rừ, ngăn cản sự phỏt triển cả nụng nghiệp và cụng nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho khuynh hướng kinh doanh không lành mạnh trong lĩnh vực du lịch, thương mại phát triển. Hiện nay đã hình thành sự phân bố mà nhiều người gọi là “cơ cấu hai tầng” giữa doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp công nghiệp trong nước, đã tạo ra sự mất cân đối lớn về cung - cầu trên thị trường, về trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý. Khi kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực công nghiệp thì mới cải tạo được bộ mặt thương mại hiện nay còn nhiều dấu tích của nền thương mại trước công nghiệp hoá.
Liên kết công nghiệp - nông nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu dịch vụ (về khoa học - công nghệ, về tiền tệ tín dụng, về thương mại, về xây dựng..), khác nhiều với nhu cầu dịch vụ khi công nghiệp và nông nghiệp tách rời nhau. Muốn đối mới trong lĩnh vực này theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì ngân hàng, tài chính phải là động cơ mạnh nhất thúc đẩy liên kết công nghiệp - nông nghiệp, thúc đẩy phân bổ công nghịp hợp lý, chứ không phải loanh quanh tìm giải pháp ngay trong cơ quan ngân hàng.
Từ cuối năm 1997, đứng trước trạng thái suy giảm trong hoạt động đầu tư nước ngoài, chính phủ đã có nhiều chủ trương như giảm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư, ưu đãi thêm về thuế cho một doanh nghiệp, sử lý linh hoạt việc đổi ngoại tệ, đặc biệt là giảm thiểu thủ tục hành chính về đăng ký hành nghề, xuất nhập khẩu, hải quan, xây dựng, cũng như quy định về thanh tra, kiểm soát.Thủ tướng Chính phủ cũng đã trực tiếp gặp các nhà đầu tư, lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của họ, giải thớch rừ hơn chớnh sỏch nhất quỏn của nhà nước, giải quyết một số vấn đề cũn vướng mắc trong đầu tư và kinh doanh. - Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta phần lớn là công ty cổ phần, đăng ký ở các thị trường chứng khoán, có kinh nghiệm về buôn bán chứng khoán, do vậy để có thể huy động nhanh hơn vốn đầu tư, đồng thời đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán đã được khai trương, cần có chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, cho doanh nghiệp nước ngoài phát triển cổ phiếu để huy độngvốn kinh doanh. - Do yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu hiện nay là vừa và nhỏ về việc đẩy nhanh quá trình tích luỹ, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, cũng như đòi hỏi của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ gia nhập về một lộ trình giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cần thiết kế cho được một hệ thống thuế quan đơn giản, rừ ràng, điều chỉnh những mức thuế khong hợp lý như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động du lịch, vui chơi giải trí, thuế chuyển lợi nhuận về nước, quan hệ giữa thhuế nhập khẩu thành phẩm và thuế các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng trong nước.
Lấy thí dụ về hai luật ngân hàng đã được Quốc hội thông qua từ cuối năm 1997, có hiệu lực thì hành từ ngày 01-10-1998, phải xây dựng 23 nghị định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành, mỗi nghị định phải có thông tư hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, hoặc liên bộ, tạo ra một khối lượng văn bản pháp quy đồ sộ, mà trong đó có khá nhiều nội dung được nhắc lại từ quy luật hoặc nghị định. Để khắc phục nhược điểm đó, Chính phủ cần đưa ra quy hoạch phõn bổ đầu tư để chỉ dẫn rừ ràng về hướng phỏt triển chung của cả nước, của từng ngành, trên cơ sở, mỗi địa phương lập quy hoạch chi tiết việc phân bổ các công trình đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài, từ đó xây dựng danh mục dự án để tiến hành vận động đầu tư, chủ động trong đàm phán và ký hợp đồng phù hợp với luật pháp; đồng thời, bảo đảm lợi ích của cả hai bên tham gia. - Trong tình hình khó khăn hiện nay, các cơ quan nhà nước cần giải quyết từng trường hợp cụ thể, giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xử lý các khó khăn về thị trường, về vốn vay, về nợ thuế, áp dụng các giải pháp hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qu trạng thái trì trệ, tìm cách thoát khỏi khủng hoảng.
Để quyết định đầu tư được nhanh chóng, có thể nghiên cứu một mô hình tổ chức có đủ quyền lực để giải quyết nhanh nhiều vấn đề phức tạp trong hoạt động đầu tư nước ngoài, dựa trên kinh nghiệm của nhà nước, cũng như từ thực tế của việc thay đổi tổ chức năm 1995; lập một hội đồng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, có sự tham gia của một số bộ trưởng, có một văn phòng gồm các chuyên gia giỏi do Tổng thư ký hội đồng chỉ đạo công việc hàng ngày.