MỤC LỤC
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát phát điện với quy chuẩn 19:2009/BTNMT, cột B (áp dụng cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ từ ngày 16/01/2007), cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. - Chất thải nguy hại ước tính trong rác thải sinh hoạt khoảng 720 kg trong cả giai đoạn, khoảng 3 kg/ngày (Theo số liệu thống kê, hoạt động xây dựng, lượng CTNH phát sinh chiếm khoảng 10% rác thải sinh hoạt). Trong quá trình hoạt động, hàng ngày tại khu vực Nhà máy sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở các loại nguyên vật liệu và hàng hóa ra vào Nhà máy, các phương tiện này làm phát sinh các loại khí thải như SOx, NOx, CO, HC, VOC.
Trong tương lai, với cường độ phát triển nhanh trong khu vực sẽ góp phần làm tăng hơn nữa mật độ xe trên các tuyến đường này, đặc biệt là mật độ xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của khu công nghiệp, xe đưa đón công nhân.
Trong quá trình khai thác có thể xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị khai thác, vận chuyển không tuân thủ quy trình an toàn lao động. Các tác động của thiên tai có thể gây ngập úng hạ tầng Nhà máy cũng như KCN, gây đỗ gẫy các thiết bị có chiều cao lớn tại Nhà máy như cột điện, cây xanh…Do đó, chủ đầu tư cần quan tâm tới các vấn đề về ứng phó các động xấu của thời tiết. - Đánh giá từng loại hình nguồn ô nhiễm khác nhau: nguồn ô nhiễm có liên quan đến chất thải, nguồn ô nhiễm không có chất thải và các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đều được đánh giá đầy đủ và chi tiết.
Tóm lại: Quá trình triển khai thực hiện dự án có phát sinh yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế- xã hội và đời sống dân cư xung quanh.
• Công nghệ xử lý hơi axít từ quá trình sạc bản cực: Khác với tình trạng không khí chứa hơi chì thoát ra từ lò nấu chì – là nguồn phát sinh ô nhiễm có tính tập trung (do đó chỉ cần 1 chụp hút và 1 đường ống dẫn khí) – không khí ô nhiễm hơi axít tại phân xưởng sạc bản cực là nguồn ô nhiễm có tính phân tán trong không gian rộng của phân xưởng sạc bản cực, do đó để thu được lượng không khí chứa hơi axít, chủ dự án sẽ bố trí hệ thống hút gió ngay trên phía trên các thùng sạc bản cực. • Để khống chế các nguồn bụi ô nhiễm trên, chủ dự án sẽ đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng 1 cụm thiết bị (bao gồm hệ thống chụp hút ngay tại các bàn thao tác của công nhân, hệ thống đường ống dẫn khí, Cyclon thu bụi bước 1 và thiết bị lọc bụi túi vải để xử lý bước 2) tại phân xưởng sản xuất. • Cơ chế hoạt động của cụm thiết bị này như sau (cụm thiết bị tại phân xưởng lắp ráp, cắt, sản xuất ắc-quy): Luồng khí mang bụi phát sinh từ khâu gia công – nhờ áp suất âm trong toàn bộ cụm thiết bị được tạo bởi quạt hút – sẽ qua các chụp hút được bố trí ngay tại bàn thao tác đi vào Cyclon thu bụi.
Tuy nhiên để hoạt động của máy phát điện không gây ra các tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ đầu tư sẽ bố trí chụp hút, đường ống dẫn và quạt hút tại vị trí đặt máy phát điện dự phòng, đưa khí thải đến tháp hấp thụ xử lý phần khí gây độc hại và thoát ra ngoài môi trường không khí bên ngoài qua ống khói. - Nước thải sau xử lý để đạt được tiêu chuẩn thải cho phép của nước thải công nghiệp thì lượng nước thải này sẽ tiếp tục được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải và đưa về Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Khánh Phú nhằm đảm bảo nước thải sau khi xử lý xả ra môi trường đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được thiết kế với công suất 320m3/ngày đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra về chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước của Khu công nghiệp (theo Quy chế hoạt động của KCN Khánh Phú, nước thải tại các cơ sở hoạt động trong KCN phải xử lý sơ bộ đạt TCVN 5945 :2005, cột C trước khi xả thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN).
Chủ dự án sẽ chú ý đến việc quản lý sản xuất tốt để giảm tải lượng ô nhiễm, ví dụ như tránh tối đa hiện tượng rò rỉ nước thải, kiểm tra độ kín khít của các đường ống dẫn (nhiên liệu, khí, nước), mối nối, kiểm tra lượng nước sử dụng trong sản xuất, thu gom và tồn trữ chất thải rắn. Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì Chủ đầu tư cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành phải thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT). KHQLMT bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra.
- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.
Quá trình giám sát được ghi trong sổ nhật ký theo dừi của bộ phận quản lý Dự ỏn để theo dừi sự biến động theo không gian và thời gian. + 4 vị trí lắp đặt thiết bị lọc bụi của dây truyền sản xuất tại: Công đoạn bột chì; Công đoạn đúc sườn; Công đoạn trộn, trát cao; Công đoạn hóa thành; Công đoạn cắt thẻ…. Dự toán kinh phí giám sát cụ thể sẽ được tính toán chi tiết tại các hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thực hiện trong mỗi năm.
Công ty TNHH Long Sơn đã gửi công văn và báo cáo tóm tắt đánh giá tác động môi trường của Dự án đến UBND và UBMTTQ xã Khánh Phú xin đóng góp ý kiến.
- Giải quyết các sự cố môi trường và cùng địa phương khắc phục hậu quả nếu trong quá trình triển khai và hoạt động của dự án xảy ra.
Trong thời gian dự án đi vào hoạt động Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Ninh Bình và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, Ban quản lý khu công nghiệp Khánh Phú và thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Dự án sẽ đem lại việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động, tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hoá xã hội, tinh thần và vật chất cho người dân địa phương nơi đặt Dự án. - Báo cáo đã đánh giá từ tổng quát đến chi tiết mức độ tác động cũng như quy mô tác động của các hoạt động mà dự án gây ra ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước, đất.
- Các biện pháp giảm thiểu được đưa ra là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và chủ đầu tư có thể chủ động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của Nhà máy.
Hoạt động của dự án tại vị trí được cấp phép là phù hợp về mặt môi trường và quy hoạch phát triển công nghiệp trong khu vực. Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. - Trong quá trình triển khai xây dựng và sản xuất ổn định, báo cáo ĐTM đã nhận dạng được mức độ tác động và quy mô lớn nhất là môi trường không khí.
Nguyên nhân gây tác động lớn nhất là khí thải của các công đoạn sản xuất.
• Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (chương 4), cam kết các hoạt động của dự án đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như đã quy định theo TCVN, QCVN. • Cam kết đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT - BTNMT hướng dẫn về điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số chất thải nguy hại. • Cam kết sau khi hoàn thành việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình để kiểm tra và xác nhận việc thực hiện.
• Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường và gửi báo cáo giám sát môi trường cho Ban quản lý Khu công nghiệp Khánh Phú và Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình và Sở TNMT Ninh Bình định kỳ 1 năm 2 lần, trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.