MỤC LỤC
- Ngân sách các cấp chính quyền (Trung ương và Địa phương) do chính quyền cấp đó thực thi, công việc cụ thể do cơ quan tài chính cấp đó phụ trách. - Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát đối với NSTW và NSĐP. HĐND và Uỷ ban thường vụ của HĐND các cấp chính quyền địa phương thực hiện giám sát đối với ngân sách cấp mình và cấp dưới. Chính quyền các cấp ở Địa phương phải nộp dự toán, quyết toán và báo cáo tỡnh hỡnh thực hiện lờn chớnh quyền cấp trờn để lưu hồ sơ và theo dừi, cơ quan chính quyền cấp dưới chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên. ► Phân cấp ngân sách. * Phân cấp nguồn thu ngân sách:. Luật NSNN quy định cụ thể phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP; việc quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương do địa phương tự quyết định theo nguyên tắc cấp trên quyết định cho ngân sách cấp dưới trực tiếp. Theo cơ chế phân cấp của Trung quốc, nguồn thu ngân sách được chia làm 3 loại:. - Các khoản thu NSTW hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế Trung ương quản lý gồm: Thuế Hải quan thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, Thuế. TNDN đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên biển, thu bán tài sản và thu khác ngân sách do Trung ương quản lý. - Các khoản thu NSĐP hưởng 100% là các khoản thu do cơ quan thuế địa phương thu và quản lý thu gồm: thuế nông nghiệp, các loại thuế thu từ đất, thuế chuyển nhượng tài sản, thuế bảo vệ môi trường, thuế phương tiện giao thông, thu khác ngân sách do địa phương quản lý. Việc phân cấp nguồn thu cho NSTW và NSĐP cũng như tỷ lệ điều tiết của các khoản thu phân chia, được quy định ổn định ngay trong Luật NSNN và ổn định từ năm 1995 đến nay chưa sửa đổi, bổ sung. * Phân cấp chi ngân sách:. - NSTW đảm bảo chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi trường và các hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương. - NSĐP: Cấp chính quyền nào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản lý ví dụ: Cấp Trung ương và cấp Thành phố quản lý trường Đại học, Cao đẳng; cấp Quận, Huyện quản lý trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông; cấp xã quản lý trường tiểu học. ► Về số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:. Cũng thực hiện theo nguyên tắc cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới trực tiếp; ở Trung quốc cũng có 2 loại bổ sung là bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu. - Hỗ trợ một phần tiền cho NSĐP - thực chất là khoản trợ cấp cân đối, căn cứ vào mức độ “ giàu – nghèo) của từng địa phương để hỗ trợ. - Nguồn thu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa NSTW và NSĐP được quy định theo mức thống nhất theo từng sắc thuế và áp dụng cho toàn quốc và được ổn định lâu dài từ năm 1995 đến nay đã giúp cho các tỉnh có lợi thế tăng nhanh nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, từ đó tăng nhanh sự đóng góp cho Trung ương để đầu tư cho các vùng khó khăn cùng phát triển.Vấn đề này cần được nghiên cứu, để thay thế cho quy định thời kỳ ổn định ngân sách (3 – 5năm) và tính phân bổ ngân sách mang tính bình quân giữa các tỉnh như Việt Nam hiện nay.
Thuế nhà đất, Thuế tài nguyên, (không kể tài nguyên thu từ khai thác dầu khí), thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, mặt biển (không kể tiền cho thuê mặt biển hoạt động trong lĩnh vực dầu khí), tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, Thu lệ phí trước bạ, thu phí và lệ phí được phân cấp theo quy định, thu sự nghiệp do chính Địa phương quản lý, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách địa phương, thu nhập từ vốn góp của NSĐP, thu từ huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, thu viện trợ, thu vay theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN, thu bổ sung từ NSTW, thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn. Số chi của các cấp ngân sách đều tăng, tuy nhiên từ bảng số liệu chi cho ta thấy trong giai đoạn này Tỉnh đã tập trung nguồn thu được hưởng để tăng chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên được kềm chế, hầu như không tăng chi thường xuyên trong giai đoạn này, chi thường xuyên của cấp tỉnh giảm dần trong khi chi thường xuyên của cấp Huyện tăng dần, điều này cho thấy Tỉnh đã tích cực thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dưới, cụ thể là phân cấp chi lĩnh vực giáo dục và y tế là 2 khoản chi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSĐP đã phân cấp về cho ngân sách Huyện, Thị, Thành phố.(Xem biểu đồ 2.6). Căn cứ số liệu vòng 1 Sở Tài chính làm tham mưu cho UBND Tỉnh giao số kiểm tra ngân sách ngân sách cấp dưới và các đơn vị trự thuộc và tiến hành thảo luận trực tiếp với các đơn vị dự toán trực thuộc và UBND cấp dưới, tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh làm việc trực tiếp với TW (vòng 2), sau khi có Quyết định giao dự toán của Chính phủ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu cho UBND Tỉnh phương án phân bổ ngân sách trình HĐND Tỉnh quyết định, sau khi có Nghị quyết của HĐND Tỉnh, UBND Tỉnh tiến hành giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới trực tiếp.
Chính quyền mỗi cấp đã hoàn toàn chủ động trong việc tự quyết định Ngân sách của cấp mình (theo nguyên tắc tổng mức thu, chi Ngân sách không thấp hơn chỉ tiêu hướng dẫn của cấp trên đã giao), đã chủ động trong việc xây dựng dự toán thu, chi Ngân sách hàng năm của địa phương trên cơ sở định mức phân bổ Ngân sách cho mỗi cấp; đồng thời chính quyền mỗi địa phương được hoàn toàn chủ động trong việc phân bổ dự toán thu, chi Ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa phương trực thuộc phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, đáp ứng ở mức cao nhất cho các nhu cầu phát sinh do nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. - Việc phân cấp nguồn thu tối đa nguồn thu được theo quy định của Luật NSNN cho các cấp ngân sách và phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại Tỉnh đã tạo thế chủ động cho chính quyền các cấp trong việc phân bổ Ngân sách cho các nhu cầu chi tiêu của địa phương, giúp cho chính quyền các cấp có căn cứ tính toán khả năng Ngân sách của cấp mình để chủ động điều hành, sắp xếp các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, khai thác tiềm năng để tăng thu nhằm bổ sung thêm cho các nhiệm vụ chi tiêu đột xuất, nhất là tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB, xoá đói giảm nghèo và chi sự nghiệp kinh tế của mỗi địa phương.
Chính vì vậy, trung ương cần thiết phải ban hành luật pháp, cơ chế để định hướng cho các địa phương - một mặt cho phép địa phương được tự do phát triển, nhưng sự phát triển này phải trong khuôn khổ ràng buộc, phải tôn trọng lợi ích của quốc gia nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô nhưng không được vượt quá giới hạn vay nợ, đảm bảo nguồn lực cho các mục tiêu cần ưu tiên như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo…. Hướng phân cấp các khoản thu trên địa bàn cho ngân sách địa phương theo 2 loại địa phương: loại thứ nhất thuộc diện phải bổ sung cân đối thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho địa phương; loại thứ hai thuộc diện có khả năng tự cân đối thì cũng phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn (nhưng trừ một số khoản thu đặc thù như dầu khí, hàng không..) nhưng theo một tỷ lệ cụ thể. - Phân cấp nhiệm vụ thu đối với các khoản thu của các hộ sản xuất kinh doanh cho các Xã ( thay cho việc Uỷ nhiệm thu như hiện nay) điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà Nước trước xu hướng phát triển nền kinh tế của đất nước hiện nay và được sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền, của nhân dân và các đối tượng nộp thuế, đồng thời gắn công tác thu chi ngân sách với trách nhiệm quản lý nhà nước vào công tác thuế tại địa phương, từ đó tạo nên sự chuyển biến tích cực cho việc quản lý thu thuế, hạn chế nợ đọng thuế và tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.