MỤC LỤC
Trong số các bệnh nhân NKSS, chúng tôi thấy viêm phổi có tỉ lệ cao nhất 84,3%, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy viêm phổi luôn là bệnh nhiễm khuẩn có tỉ lệ cao nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh thấy có 331 trẻ viêm phổi trong tổng số 1000 trẻ sơ sinh vào viện [1]. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu được chẩn đoán sớm khá cao cũng do trẻ được kiểm tra xét nghiệm nước tiểu ngay khi vào viện, nhưng chúng tôi nhận thấy việc lấy nước tiểu của trẻ sơ sinh nhất là các trẻ gái là rất khó khăn. Tỉ lệ viêm màng não mủ theo nghiên cứu của chúng tôi là 0,8%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần với kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ viêm màng não mủ sơ sinh dao động từ 0,9 đến 1,5% tuỳ theo năm [22].
Chúng tôi chỉ phát hiện được một bệnh nhân nhiễm trùng huyết (0,4%), tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Xuân Tú tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ nhiễm trùng huyết sơ sinh là 2,1% [26], theo chúng tôi bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối và nhiều bệnh nhân nặng hơn. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ viêm phổi gặp nhiều hơn trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (47,0% so với 37,3%), viêm da trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và nhiễm khuẩn sơ sinh muộn không có sự khác biệt, ở trẻ dưới 3 ngày tuổi viêm da là 1,6%. Hiện nay quan điểm của các nhà sản khoa và nhi khoa là không băng kín rốn mà để hở rốn ngay từ sau khi cắt rốn, đây là điều kiện tốt để tránh nhiễm trùng rốn và có thể phát hiện sớm các trường hợp viêm rốn [15].
Chúng tôi thấy 8/9 trường hợp bệnh nhân viêm da được phát hiện sớm, trong khi đó viêm rốn thường được phát hiện sau 3 ngày, có thể trẻ được chăm sóc da hàng ngày nên các dấu hiệu bất thường sẽ được phát hiện sớm trong khi rốn băng kín nên ít được quan tâm hơn. Tỉ lệ NKSS tương đối cao như vậy cho thấy người bác sỹ Nhi khoa lâm sàng cần hết sức chỳ ý khỏm lõm sàng, theo dừi trẻ cú yếu tố nguy cơ NKSS để phát hiện triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn kịp thời, làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán sớm, điều trị sớm nhiễm khuẩn cho trẻ. Rối loạn thân nhiệt: sốt là triệu chứng phản ánh tình trạng phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhưng sốt không phải là triệu chứng đặc hiệu trong chẩn đoán NKSS mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy NKSS thường có sốt.
Chính vì đặc điểm này của trẻ sơ sinh mà các thầy thuốc cần phải lưu ý khi thăm khám, hỏi bệnh và kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác. Tại những nơi chưa đo được huyết áp thường qui như khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì dấu hiệu da tái xám, nổi vân tím, tím lạnh đầu chi, là những dấu hiệu biểu hiện giảm tưới máu ngoại vi, giảm thể tích tuần hoàn trong sốc nhiễm khuẩn. Qua các số liệu nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các biểu hiện lâm sàng của trẻ NKSS thường đa dạng, triệu chứng có thể khó nhận biết (như nhịp tim nhanh), có thể dễ nhận ra (như thở rên, thở nhanh..) và thường biểu hiện rối loạn ở nhiều hệ thống cơ quan của cơ thể.
Vì vậy chúng tôi thấy rằng để chẩn đoán sớm một trẻ NKSS, không thể chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng có độ tin cậy cao để chẩn đoán. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy mặc dù số lượng bình thường nhưng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính đã tăng chiếm 51,4% (ở nhóm trẻ đủ tháng tăng nhiều hơn nhóm trẻ đẻ non), có 37,3% bạch cầu đa nhân trung tính trong giới hạn bình thường. Khu Thị Khỏnh Dung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi sơ sinh [3], Nguyễn Hồng Điệp nghiên cứu viêm phổi nặng ở trẻ em dưới một tuổi [7], Phan Thị Huệ nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm [9], Lê Hoàng Sơn nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0 - 3 tuổi [21] đều cho rằng số lượng bạch cầu ít có giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn vì khoảng giới hạn bình thường rất rộng.
Như vậy nhóm trẻ đẻ non có tỉ lệ tử vong và xin chuyển viện cao hơn so với nhóm trẻ đủ tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai thấy tỉ lệ tử vong chung do nhiễm khuẩn sơ sinh là 6,8% trong đó tử vong do nhiễm trùng huyết chiếm 44,4% [15]. Một số tác giả khác cũng thấy nhóm trẻ đẻ non có tỉ lệ tử vong và chuyển viện cao hơn so với nhóm trẻ đủ tháng [3], [7].
Kết quả phân lập vi khuẩn từ dịch tỵ hầu, chúng tôi thấy các loại vi khuẩn thường gặp là: vi khuẩn gram (+) chủ yếu là tụ cầu trong đó S. Có thể giải thích lý do vi khuẩn gram (+) gặp chủ yếu gây viêm phổi vì khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất kém, khả năng sản xuất kháng thể rất thiếu hụt. Nồng độ IgG, IgM rất thấp sau khi sinh, chỉ bằng 5% của người lớn đặc biệt là trẻ đẻ non chưa có, cho nên khả năng tạo miễn dịch chống lại càng yếu và đó là lý do chính làm cho trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là trẻ đẻ non.
Khi phân lập vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh, nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy kết quả như sau: nghiên cứu của Xinias I. Theo các nghiên cứu ở nước ngoài thấy vi khuẩn gây viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh hay gặp là Streptococcus agalactiae, E. Chúng tôi gặp một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhưng không được cấy máu nên chúng tôi không xác định được căn nguyên nhiễm khuẩn huyết.
Do việc chọn mẫu nghiên cứu NKSS tại bệnh viện theo mẫu thuận tiện nên chúng tôi không thể thiết kế nghiên cứu bệnh chứng để xác định các yếu. Tuy nhiên từ việc nhận xét các đặc điểm của bệnh nhân NKSS đến điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện ĐKTWTN chỳng tụi nhận thấy cú một số yếu tố liờn quan rừ rệt. Kết quả nghiên cứu này có thể giải thích được do trẻ đẻ non tháng nên sự phát triển về thể chất, hệ thống miễn dịch, hệ điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh và hoạt động kém hiệu quả.
Trẻ khi sinh có cân nặng thấp dưới 2500gram và thiếu tháng là những yếu tố khiến trẻ mắc viêm phổi cao hơn trẻ đủ tháng [7]. Cân nặng sơ sinh thấp là yếu tố quyết định đến tỉ lệ tử vong chung của trẻ nhỏ và đặc biệt là những trẻ đẻ non có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ đủ tháng. Có lẽ nó cũng là một lý do mà các bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc bệnh sớm và kết quả phân lập vi khuẩn dịch tỵ hầu chủ yếu là vi khuẩn gram (+) vì nó liên quan chặt chẽ đến cuộc đẻ, môi trường khi sinh cũng như chăm sóc ngay sau đẻ.