MỤC LỤC
Doanh nghiệp trong KCN sản xuất ra các sản phẩm có thể được tiêu thụ ngay tại KCN (doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp), tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Theo quy định của Chính phủ thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong KCN không quá 50 năm đồng thời cũng không vượt quá thời hạn hoạt động của công ty phát triển hạ tầng KCN tính từ ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Theo điều 2 của Nghị định 57/1998 NĐ-CP thì “hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá”. Còn theo khoản 1 điều 28 của Luật thương mại năm 2005: xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật.
Do có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu hàng hoá, am hiểu sâu về thị trường nước ngoài, có vốn và cơ sở vật chất tốt nên ngoài việc thực hiện các hoạt động trực tiếp liên quan đến xuất khẩu, các công ty kinh doanh xuất khẩu còn có thể cung ứng các dịch vụ bổ trợ cho xuất khẩu; thiết lập và mở rộng kênh phân phối; tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư; thậm chí các công ty này còn trực tiếp sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho sản phẩm xuất khẩu như: bao gón, in ấn…. Với việc sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp các doanh nghiệp không cần phải thành lập một bộ phận xuất khẩu riêng, một lực lượng bán hàng ở nước ngoài đồng thời các doanh nghiệp cũng không cần phải thực hiện một loạt các giao dịch, tiếp xúc với khách nước ngoài nên ưu điểm nổi bật của hình thức này là giảm một phần công việc cho doanh nghiệp sản xuất và giúp cho bộ máy doanh nghiệp đỡ cồng kềnh hơn.
Nếu doanh nghiệp tập trung vào một hoặc một vài thị trường thì khả năng gặp phải rủi ro từ sự biến động trên thị trường là rất lớn, nhất là khi các thị trường mà doanh nghiệp kinh doanh có nhiều điểm tương đồng hay có mối quan hệ với nhau. Sau một thời gian, khi đã có kinh nghiệm các doanh nghiệp sẽ chuyển sang xuất khẩu trực tiếp để thu được nhiều lợi nhuận hơn, và chủ động hơn trong việc phân phối sản phẩm trên thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ để thúc đẩy quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ công cuộc CNH – HĐH của đất nước. Nhờ vậy mà đời sống của người lao động được nâng cao, thất nghiệp giảm và các tệ nạn xã hội sẽ có xu hướng giảm xuống.
Chính phủ thường xuyên tổ chức các chuyến khảo sát thị trường nước ngoài, thiết lập các văn phòng thương mại ở nước ngoài để giới thiệu các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng tiền năng ở nước ngoài, cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu những thông tin cần thiết về thị trường, về chính sách thương mại của các nước khác… Những hoạt động này của chính phủ đã có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị trường thế giới. Để vận chuyển được hàng hóa ra thị trường thế giới, các quốc gia cần phải xây dựng một hệ thống các cảng biển, đường cao tốc, sân bay…Người ta nói rằng, nếu thương mại quốc tế được cho là nhựa sống của nền kinh tế thế giới thì vận tải quốc tế được coi là mạch máu lưu thông của những dòng nhựa đó.
Nếu tỷ trọng này càng ngày càng lớn thì thể hiện được một phần rằng doanh nghiệp đã có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, coi xuất khẩu là mục tiêu quan trọng cần phải phát triển hơn nữa. Như vậy để tăng gia tăng thị trường xuất khẩu đòi hỏi ở doanh nghiệp một nguồn tài chính, một năng lực sản xuất, một vốn kiến thức cơ bản… Có thể nói, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thị trường xuất khẩu đỏnh giỏ khỏ rừ hiệu quả cỏc hoạt động thỳc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
(Nguồn Website: http://www.moi.gov.vn) Kinh doanh cùng một chủng loại sản phẩm, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên hoạt động bán hàng mà còn cạnh tranh khốc liệt ở hoạt động mua nguyên liệu đầu vào. Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn tìm cách đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị nhưng theo hình thức đầu tư nhỏ, tổng công suất lớn để tránh trở ngại về khấu hao tài sản lớn.
Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng thì trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến …qua đó có thể nâng cao năng lực sản xuất và tạo dựng được vị thế cạnh tranh nhất định trên thương trường quốc tế. Qua hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, quốc gia sẽ nhận biết được lợi thế so sánh của mình, từ đó giúp cho quốc gia có thể tập trung được nguồn lực vào sản xuất và cung ứng những sản phẩm có thế mạnh, tạo điều kiện cho phân công lao động quốc tế được hình thành.
Làm tốt vai trò thu hút vốn đầu tư, các KCN đã trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bởi lẽ có điều này, là do môi trường đầu tư ở hai miền đầu tổ quốc hấp dẫn hơn, thu hút các nhà đầu tư bằng các chính sách thông thoáng, bằng cơ sở hạ tầng KCN, bằng nguồn tài nguyên phong phú, bằng nguồn lao động đông đảo lành nghề, bằng sự phát triển của các ngành phụ trợ….
Với chính sách đối ngoại khôn ngoan, tích cực ký các hiệp định song phương với các nước, nhất là những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, dành cho nhau những quy chế tối huệ quốc, mức thuế quan ưu đãi, tranh thủ các nguồn viện trợ phát triển của các nước, các tổ chức quốc tế và ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: đường, điện, bến cảng, … đã tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng có nhiều lợi thế trong quá trình xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhưng nhờ có hoạt động ngoại thương mở rộng, tích cực chủ động mà cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tiếp cận được với rất nhiều thị trường của các quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Lào, Campuchia…cùng với nhiều hiệp định thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như hiệp định chống đánh thuế 2 lần; biên bản ghi nhớ giữa Cộng đồng Châu Âu và chính phủ Việt Nam về việc chống gian lận trong buôn bán các sản phẩm giầy dép; hiệp định giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Đại Hàn Dân Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan….
Bởi vì các nhà đầu tư khi đầu tư vào các KCN nhằm mục tiêu hưởng một số ưu đãi có lợi cho mình như được miễn thuế nhập khẩu các máy móc công nghệ cao, ưu đãi về giá thuê đất trong KCN, hưởng ưu đãi chuẩn hóa về sản xuất, cơ sở hạ tầng tốt chứ không chú trọng nhiều đến việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản hoạt động rất kém và chưa có cơ chế tái chiết khẩu của các thương phiếu… Việc cung cấp tín dụng yếu kém còn tác động xấu tới cả việc thu hút đầu tư vốn FDI vào các KCN để định hướng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.
- Phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học… Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia cảu sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi tham gia hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. Thông qua Lào, thị trường Đông Bắc Thái Lan có thể chấp nhận rất nhiều hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, văn phòng phẩm…Gần đây, nhiều đại lý bán hàng tại Lào nhập khẩu các sản phẩm giày như Biti’s bán sang Thái Lan, một lượng lớn quần áo may sẵn từ miền Trung cũng được nhiều khu vực chợ trung chuyển tại Viên Chăn nhập để đưa qua Thái Lan.
Sản phẩm thủy sản của miền Trung có thể nói là đa dạng với trữ lượng lớn hơn các vùng khác; sản phẩm máy móc linh kiện điện tử của miền Trung có thể có chất lượng không bằng với sản phẩm của miền Bắc và miền Nam do nơi đây thiếu nhiều lao động có trình độ… Chính vì có sự khác biệt này mà nên phải có các chương trình XTTM riêng cho các doanh nghiệp miền Trung cũng như cho doanh nghiệp trong các KCN trong miền để làm nổi bật những lợi thế, những ưu điểm của các doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Thế nên, Nhà nước cần phải cùng phối hợp với các cơ quan tham tán, thương vụ của Việt Nam tại thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng của công tác dự báo thông tin thị trường, nắm bắt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, tình hình cạnh tranh… Nhà nước cần xây dựng và tăng cường hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là một biện phát rất hiệu quả bởi nó giúp các doanh nghiệp tìm hiểu được thông tin nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí đi lại.