Ảnh hưởng của truyền thông marketing đến nhận thức thương hiệu Hải Hà – Kotobuki trong nhận thức của khách hàng

MỤC LỤC

Thực trạng nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki 1 Tác động của hoạt động truyền thông marketing đến nhận thức của khách

Tuy nhiên, do sản phẩm của hai công ty có sự khác biệt về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, người tiêu dùng thì chỉ lưu giữ cái tên Hải Hà trong trí nhớ, nên sự nhầm lẫn của khách hàng đôi khi dẫn đến họ có thể tìm kiếm sai địa chỉ mua hàng hay những điều thắc mắc nào đó mà chỉ có thể được giải đáp bởi nhân viên bán hàng hoặc những người hiểu rừ về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki và Haihaco, vậy là từ việc nhầm lẫn giữa hai cái tên đã dấn đến những điều nhầm lẫn khác nữa. Hoặc có những khách hàng tìm đến gian hàng của Hải Hà – Kotobuki để hỏi mua sản phẩm Long Pie (sản phẩm mới của Haihaco), hoặc có những khách hàng tin tưởng đến mức độ chỉ cần biết là sản phẩm của Hải Hà thì họ sẽ mua cùng với sự hài lòng và tin tưởng sẵn có, tuy nhiên, cũng có không ít người khách khi nghe xong lời giải thích: “đây là Hải Hà liên doanh, còn bên kia là Hải Hà cổ phần” đã bỏ qua gian Hải Hà – Kotobuki, không hề quan tâm đến sản phẩm của công ty, dù những sản phẩm của công ty có chất lượng không hề thua kém, thậm chí còn dòng sản phẩm cao cấp, riêng có hơn. Những khỏch hàng nhận thức rừ về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki sẽ là những người chia sẻ và tham gia vào việc phổ biến thương hiệu này đến những người khác tốt nhất, hiệu quả nhất bởi một khi họ đã tiếp nhận được những thông tin chính xác và ý nghĩa liên quan đến thương hiệu, họ thường có xu hướng chia sẻ với những người khác để giúp giải đáp thắc mắc hay chỉ đơn thuần là nói lên được những hiểu biết họ có, giới thiệu những sản phẩm họ tin tưởng như một kinh nghiệm tiêu dùng cho những người khác.

Ngay cả đối với những khách hàng đại lý, siêu thị… chỉ khi biết và hiểu rừ về Hải Hà – Kotobuki thụng qua sự giới thiệu của cỏc nhõn viờn thị trường thì họ mới có cơ sở tin cậy để hợp tác phân phối sản phẩm cũng như giới thiệu cho những người mua hàng của mình về sự có mặt các sản phẩm của thương hiệu này trên thị trường, đồng thời cũng giúp khách hàng phân biệt luôn với sản phẩm của công ty Haihaco để họ tránh nhầm lẫn khi mua. Những người chưa biết đến thương hiệu sẽ có sự phát hiện về một hãng bánh tươi mới, họ có thể tìm mua do sự hấp dẫn của chương trình khuyến mại, và một khi họ tìm đến cửa hàng để mua sản phẩm thì chắc chắn họ biết nhiều thông tin hơn về Hải Hà – Kotobuki, còn những người đã biết đến thương hiệu này vừa khuyến khích họ mua hoặc tiếp tục mua sản phẩm vừa củng cố hơn về mặt nhận thức và cảm tình với thương hiệu.

Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ khách hàng biết đến thương hiệu qua các phương tiện
Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ khách hàng biết đến thương hiệu qua các phương tiện

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công ty 1 Môi trường vĩ mô

Ngoài ra, bằng rất nhiều cách thức: qua truyền hình, báo chí, đài phát thanh, internet… thông tin có thể truyền tải được đến các đối tượng nhận tin nhưng công ty cũng cần lựa chọn loại phương tiện truyền thông sao cho vừa được khách hàng chú ý đến nhiều nhất, lại vừa phù hợp với nội dung của thông điệp muốn truyền tải, lấy ví dụ đối với chương trình quảng cáo của Hải Hà – Kotobuki thì những thông tin về chương trình khuyến mãi đặc biệt nhân dịp lễ, tết, hay hình ảnh các sản phẩm đẹp mắt và hấp dẫn sẽ rất dễ được khách chú ý nếu như xem được trên một trang quảng cáo trên loại báo viết khổ lớn, in màu hay báo điện tử trên internet. Ở trạng thái chấp nhận tiếp nhận các thông tin, khách hàng sẽ hình thành những nhận thức tức thời về thương hiệu và đưa ra những suy luận mang tính chủ quan cho biết họ hiểu như thế nào về công ty Hải Hà – Kotobuki, sản phẩm của Hải Hà - Kotobuki bao gồm những chủng loại và mẫu mã nào, cách thức phân biệt sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki với các sản phẩm khác ra sao… Những thông tin được khách hàng chấp nhận tiếp nhận không chỉ là những thông tin tích cực (lời khen ngợi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả phải chăng…) mà còn có cả những thông tin có ý nghĩa tiêu cực (phong cách phục vụ thiếu nhiệt tình, bao gói sản phẩm dễ gây nhầm lẫn…) do đó, dẫn đến việc khách hàng có những cảm nhận khác nhau về thương hiệu. Đó có thể là lời giới thiệu những hiểu biết của họ về Hải Hà – Kotobuki, những sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki họ đã sử dụng và cảm thấy hài lòng về chất lượng, về những giá trị lợi ích tinh thần họ cảm nhận được khi bước vào cửa hàng Hải Hà – Kotobuki… nhưng cũng có khi là sự chia sẻ các thông tin sai lệch hoặc nêu lên điểm yếu của công ty như sự thiếu quy chuẩn ở hệ thống các biển hiệu, sự phàn nàn về mẫu mã bao gói sản phẩm… Việc phổ biến thương hiệu một cách rộng rãi luôn là mục tiêu mà bất cứ công ty nào cũng muốn đạt đến, và những khách hàng của công ty chính là một trong những “công cụ” hữu hiệu nhất.

Sơ đồ 2.1: Quá trình nhận thức thương hiệu của một khách hàng
Sơ đồ 2.1: Quá trình nhận thức thương hiệu của một khách hàng

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong công ty

Phòng Kinh Doanh của công ty bao gồm 27 người, trong đó có 01 Trưởng Phòng phụ trách hoạt động chung, chịu trách nhiệm trước TGĐ, 02 Phó phòng phụ trách tiêu thụ và kế hoạch sản xuất, 01 kế toán phụ trách hoá đơn và số liệu, 01 nhân viên phục trách công nghệ thông tin, 03 Nhân viên Thị trường phụ trách phân phối hàng tại các siêu thị, 19 người khác phụ trách phân phối hàng hoá hoặc lái xe chở hàng tại các vùng, tỉnh, và chỉ có 1 người phụ trách việc thiết kế catalogue, bảng biểu, design các cửa hàng và hội chợ triển lãm. Bao bì sản phẩm (bao gồm cách trưng bày các yếu tố hình ảnh trên vỏ hộp, tên, logo công ty, các thông tin về thành phần, tiêu chuẩn dinh dưỡng, điạ chỉ liên hệ…) sau khi được Phòng Kỹ Thuật thiết kế và thông qua bởi TGĐ và Trưởng phòng KD sẽ được nhân viên của phòng Kinh Doanh mang tới công ty in bao bì sản xuất (ví dụ:. Bao bì Mứt Tết được in tại Khu Công Nghiệp Quang Minh, đối diện Mê Linh Plaza). Do đó, để chiến lược truyền thông đạt được thành công hơn nữa trong tương lai, Hải Hà – Kotobuki còn cần nghiên cứu sâu hơn các yếu tố chi phối: các yếu tố bên ngoài như hiệu quả khác nhau của các phương tiện truyền thông, đặc tính tâm lý của khách hàng mục tiêu, cách thức truyền thông của đối thủ cạnh tranh… và các yếu tố bên trong như vai trò quan trọng của truyền thông với nhận thức của khách hàng, việc thay đổi cơ cấu chi phí, nguồn lực cho hoạt động truyền thông… Sau đó, xuất phát từ những nghiên cứu này, sẽ có cơ sở để đưa ra các giải pháp truyền thông marketing phù hợp hơn, hữu hiệu hơn nữa để đưa tên tuổi của thương hiệu, sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki gần hơn, ấn tượng hơn với khách hàng.

GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING NHẰM THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THƯƠNG HIỆU HẢI HÀ – KOTOBUKI

    Logo này khi được sử dụng thì nhất quán về quy cách, tạo được dấu ấn riêng biệt với các thương hiệu khác nhưng thường không thống nhất về màu sắc: Logo được in trên bao gói sản phẩm, thùng carton để vận chuyển, biển hiệu cửa hàng… có thể không giống nhau, khi thì dòng chữ “Hải Hà – Kotobuki” được đặt bên phải logo, khi thì chữ và logo là chuẩn mực, khi thì logo và chữ cùng màu, có khi chữ lại là màu hồng, màu trắng… Ý tưởng về logo của công ty không xuất phát từ lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tính năng hữu dụng của hàng hóa… mặc dù đây là một logo tương đối đơn giản về quy cách song lại mang tính trừu tượng, tạo sự liên tưởng từ gần đến xa. Tuy nhiên, thông thường một thông điệp được thiết kế để cùng một lúc truyền tải đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau bởi sự nhận thức thông điệp đó có thể không chỉ được chính đối tượng cần tác động tiếp nhận (ngày 8.3, 20.10: khách hàng nam giới có nhu cầu mua quà tặng các bà, các mẹ, các chị; Tết Nguyên Đán: người đảm nhận vai trò mua bánh kẹo chính cho gia đình, người có nhu cầu đi biếu…) mà còn có thể tác động đến các đối tượng khác có vai trò ảnh hưởng, tác động đến nhận thức hay hành vi mua. Catalogue hiện nay của công ty được thiết kế là một tập các tờ rời, in mầu để trong một cặp bìa, nhưng logo và tên ở bìa ngoài cùng lại được in màu trắng, không phải theo chuẩn mẫu, thêm vào đó, mặt trong của bìa mặc dù có đăng thông tin giới thiệu về cụng ty, địa chỉ liờn hệ nhưng khụng núi rừ ràng về sự khỏc biệt với Haihaco, và lại cả tập tờ rời chỉ cho thấy chủ yếu là yếu tố bao bì của sản phẩm, nên nếu khách hàng tiếp cận với catalogue này sẽ không thể nhận được đầy đủ thông tin về Hải Hà – Kotobuki.

    Về phương diện quảng cáo phân phối bằng vật dụng, công ty có thể xem xét đến phương án tặng quà cho khách hàng vào dịp khai trương cửa hàng, sinh nhật công ty, dịp lễ, Tết… và quà tặng là những dây đeo chìa khóa bằng nhựa, hình tròn, có màu giống hệt như logo chuẩn của công ty, bút bi hay vở có in tên, logo, hình ảnh sản phẩm… những vật dụng nhỏ này được người tiêu dùng sử dụng một cách thường xuyên trong một giai đoạn sẽ có thể làm họ giữ lâu ít nhất là hệ thống nhận diện thương hiệu Hải Hà – Kotobuki trong trí nhớ. Công ty đã sử dụng cách thức quảng cáo điện tử bằng việc xây dựng trang web riêng của công ty, tuy nhiên cần phải điều chỉnh ở trang web này về giao diện và lượng thông tin cung cấp để tránh sự đơn điệu cho người xem: Các phần thông tin không nên trình bày trong khung, nên kéo dài giao diện của trang web thay vì chỉ vừa khung một màn hình máy tính, phần thông tin về địa chỉ cửa hàng nên kèm với hình ảnh phóng to của cửa hàng, ngoài ra, cũng cần tạo thêm hiệu ứng cho các banner, thay đổi kiểu chữ cho bắt mắt.