Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và đề xuất biện pháp can thiệp

MỤC LỤC

Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc HCBVTV

Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [40], [133]. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hoá chất trừ cỏ mới; các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp; các HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần [67], do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về công thức hoá học và các phương pháp sử dụng.

Việc tuân thủ các quy định về sử dụng HCBVTV, bảo hộ an toàn lao động của nông dân khi phun rải HCBVTV còn nhiều bất cập [6], [73], cần có sự can thiệp của chính quyền và những nghiên cứu của các nhà chuyên môn. Tác giả đã khuyến nghị Chính phủ là cần thiết có biện pháp can thiệp thích hợp để quản lý những rủi ro sức khỏe cộng đồng và các mối nguy hiểm môi trường, đẩy mạnh cung cấp thông tin, hướng dẫn và đào tạo cho nông dân về VSATLĐ trong sử dụng HCBVTV [106]. Nghiên cứu của Phạm Huy Dũng, Nguyễn Văn Thường về KAP của những người sử dụng HCBVTV trong 1400 hộ, kết quả cho thấy kiến thức VSATLĐ của người sử dụng rất thấp, người phun HCBVTV rất coi thường việc tiếp xúc với chất độc: pha thuốc bằng tay không 57,0 %, cơ thể tiếp xúc với HCBVTV 41 %, phun thuốc nhiều lần trong ngày 86,3 %..[33].

Một số nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ và trẻ em là đối tượng tiếp xúc nhiều với HCBVTV, kết quả từ điều tra 100 hộ thuần nông ở xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho thấy: phụ nữ tiếp xúc với HCBVTV nhiều hơn nam giới, phụ nữ phải tiếp xúc với HCBVTV 2 tiếng/ngày nhiều gấp 2 lần nam giới và 3 tiếng/ngày nhiều gấp 3 lần nam giới [5 3], [66]. Thực tế với số lượng HCBVTV sử dụng ngày càng tăng cùng với việc sử dụng không tuân thủ nguyên tắc VSATLĐ, thiếu hiểu biết, thái độ coi thường chất độc và thực hành kém đã và sẽ còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây nhiễm độc cho người và vật nuôi.

Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ của người tiếp xúc HCBVTV

Tuy nhiên theo Ewards có rất ít bằng chứng về tiếp xúc với HCBVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người trừ những nơi mà HCBVTV được sử dụng trong những khu vực bị quây kín, thông khí không được thông thoáng [40], [124]. - Nhiễm độc cấp thường gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV [97], [107]. Theo Tổ chức Y tế Liên Mỹ ước tính khoảng 3 % người lao động nông nghiệp tiếp xúc với HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm [115].

Tạ Thị Bình và CS nghiên cứu trên 30 công nhân tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV thấy hoạt tính enzym cholinesterase giảm đi so với nhóm chứng, 10 % số tiếp xúc có sự giảm enzym cholinesterase hồng cầu, 36,6 % giảm enzym cholinesterase huyết tương [25]. Trần Ngọc Lan và CS điều tra 1667 lao động thường xuyên sử dụng HCBVTV tại 16 xã thuộc 8 tỉnh miền Trung và miền Nam cho thấy các triệu chứng hay gặp là các triệu chứng về hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh. Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoại thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70 % đối tượng ngoài ra còn các triệu chứng ăn kém, hoa mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) [63].

Kết quả thấy tỉ lệ bệnh khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tiếp xúc với HCBVTV và nhóm chứng là: hội chứng suy nhược thần kinh, hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, viêm đường hô hấp trên mạn tính, hội chứng thiếu máu, tổn thương gan mạn tính và bệnh ngoài da. Nghiên cứu của Phạm Bích Ngân tại khu vực trồng rau ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Do không có hoặc có phương tiện bảo vệ cá nhân nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cùng với việc phun HCBVTV với liều lượng tuỳ tiện và sử dụng cả những loại HCBVTV bị cấm nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của những người trực tiếp phun.

Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam

Đề tài cấp Nhà nước 11-08 của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được tiến hành từ năm 1996 đến năm 2000 đã đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng sử dụng, nhiễm độc HCBVTV, đặc điểm canh tác ở các địa phương và KAP của người nông dân về sử dụng HCBVTV. Kết quả đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân vùng được can thiệp, nông sản được sản xuất an toàn không chứa HCBVTV, lượng thuốc HCBVTV được sử dụng ít hơn, tiết kiệm được tiền mua thuốc hàng trăm nghìn đồng trên đơn vị một sào canh tác trong 1 vụ [79]. Tuy nhiên đề tài vẫn còn những hạn chế, phạm vi nghiên cứu mới ở mức độ thí điểm, các nội dung can thiệp chủ yếu là các biện pháp kỹ thuật canh tỏc, những vấn đề để duy trỡ mụ hỡnh chưa rừ ràng, sự nhõn rộng mụ hình ra cộng đồng chưa triển khai được nhiều.

Tuy vậy trong khuôn khổ có hạn, đề tài mới chỉ đi vào những vấn đề lý thuyết mang tính trang bị kiến thức của nhúm chuyờn gia trong một thời gian ngắn, sự giỏm sỏt, theo dừi khú khăn và thiếu chặt chẽ nên kết quả khó được duy trì và thiếu tính bền vững. Đề tài đã có những mặt hạn chế, việc đánh giá kết quả can thiệp thiếu các chỉ số đánh giá trước - sau cũng chưa có đủ thời gian và nguồn lực để thu nhập thông tin cho thật sự đầy đủ và đặc biệt là còn thiếu đối chứng. Giải pháp về AT - VSLĐ cho người tiếp xúc với HCBVTV cũng như các giải pháp chăm sóc sức khoẻ đã được áp dụng trong những năm vừa qua nhưng hiệu quả vẫn khụng rừ rệt, những can thiệp cộng đồng dàn chải, chưa có điểm đột phá, đòi hỏi phải có những hướng đi mới và những giải pháp mới.

Thực tế lao động sản xuất ở nông thôn nước ta yêu cầu có thêm những mô hình, những giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả nhằm sử dụng HCBVTV một cách hợp lý, an toàn góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người nông dân và bảo vệ môi trường. Đối tượng nghiên cứu KAP, khám đánh giá thực trạng cơ cấu bệnh thường gặp và can thiệp là những người trực tiếp đi phun HCBVTV trong những hộ gia đình chuyên canh chè, có thời gian tiếp xúc HCBVTV từ 5 năm và có diện tích chè từ 5 sào (1800 m2) trở lên.

Địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu định tính điều tra phỏng vấn sâu là các chủ cửa hàng buôn bán HCBVTV tại xã Tân Linh, lãnh đạo UBND, Chủ tịch hội Nông dân xã, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã và một số người dân.