Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT FDI

Khái niệm thu hút FDI và bản chất của việc thu hút FDI

Lợi dụng vấn đề môi trường thường chưa được quan tâm đúng mức ở các nước đang phát triển muốn thu hút đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực gây nhiều độc hại cho môi trường thường muốn né tránh sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ mình bằng cách chuyển nhà máy sản xuất sang những quốc gia đang thu hút đầu tư, họ sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và những chi phi vốn dĩ rất tốn kém cho vấn đề vệ sinh môi trường..Và như thế, nếu các chính phủ các quốc gia đang thu hút đầu tư không kiểm soát được những dự án đầu tư này, đất nước họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề trong viẹc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nội dung thu hút FDI

    Đối với bất kì quốc gia nào, mục tiêu thu hút FDI cũng là tận dụng nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.Tuy nhiên, các mục tiêu trên ở từng quốc gia, ở từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó lại có thự tự ưu tiên khác nhau.VD : Trong thời kì đầu thu hút FDI ở VIệt Nam, Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế là rất lớn nên yếu tố nguồn vốn được ưu tiên hàng đầu, yếu tố công nghệ chưa thực sự được coi trọng dẫn đến việc nhập khẩu tràn lan các công nghệ lạc hậu.Trong giai đoạn sau, khi mà việc rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các quốc gia trên thế giới là yêu cầu bức thiết thì yếu tố công nghệ lại được ưu tiên.Mặc dù vậy, dù trong giai đoạn nào thì luôn cần phải có sự hài hòa giữu các mục tiêu. Sau khi thẩm định dự án FDI, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án FDI theo quyết định phân cấp giấy chứng nhận đầu tư của chính phủ.Việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án FDI có thể khác nhau về số cấp và tiêu chuẩn phân cấp cụ thể nhưng giống nhau ở một số vấn đề có tính nguyên lý chung: Đó là các dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân thường do các cơ quan nhà nước cao nhất nắm giữ từ đó phân cấp dần cho các cơ quan nhà nước cấp thấp hơn.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

    Chiến lược này tập trung ở một số điểm: có mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không; đặt trọng tâm thu hút nguồn vốn trong nước hay ngoài nước; nguồn vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào nguồn nào định hướng các lĩnh vực thu hút vốn; tiêu chuẩn để xác định phương hướng lựa chọn dự án đầu tư nước ngoài…VD: Trong thời kì đầu mới thu hút FDI của Thái Lan, mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong việc thu hút vốn FDI là vốn. Để tăng cường mối quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia, Chính phủ phải thiết lập và duy trì các quan hệ đối ngoại chính thức hoà bình, hợp tác thân thiện và rộng rãi với các nước, đàm phán và ký kết các loại Hiệp định và cam kết đầu tư, thương mại, bảo hiểm và tư pháp song phương và đa phương ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế khác nhau cần thiết, tạo ra khung.

    THU HÚT FDI VÀO KCN

    • Khái niệm, đặc điểm và vai trò của KCN

      Sau khi thẩm định dự án FDI, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI theo quyết định phân cấp giấy phép đầu tư của chính phủ.Việc phân cấp giấy phép đầu tư để hướng tới các dự án FDI có thể khác nhau về số cấp và tiêu chuẩn phân cấp cụ thể nhưng giống nhau ở một số vấn đề có tính nguyên lý chung: Đó là các dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân thường do các cơ quan nhà nước cao nhất nắm giữ từ đó phân cấp dần cho các cơ quan nhà nước cấp thấp hơn. Các chương trình xúc tiến đầu tư này rất đa dạng có thể là một số hoạt động sau : tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư kết hợp với các chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước, tổ chức hội thảo giới thiệu về cơ hội đầu tư ở trong và ngoài nước, xây dựng các trang thông tin chuyên về hoạt động xúc tiến đầu tư, phát hành các ấn bản về đầu tư giới thiệu về : sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, các thành tựu đã đạt được, các chính sách ưu đãi đầu tư.

      Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

      THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

        Năm 2004, để tạo sân chơi bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước đã ban hành Luật Thuế TNDN, trong đó quy định: các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN như nhau và được chia thành 3 nhóm thuế suất, áp dụng cho 3 vùng địa bàn khác nhau: vùng có điều kiện bình thường, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, cụ thể: 20% đối với doanh nghiệp dịch vụ trong KCN, mức thuế suất này thực hiện trong 10 năm kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh; 15% đối với doanh nghiệp dịch vụ trong KCX và doanh nghiệp sản xuất trong KCN tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thuế suất này được áp dụng trong thời gian 12 năm kể từ khi dụ án bắt đầu hoạt động kinh doanh; 10% đối với doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCX, KCN và các vùng đặc biệt khó khăn, mức thuế này áp dụng trong thời gian 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, theo Luật đầu tư mới (2005), quyền được chuyển lợi nhuận hợp pháp ra nước ngoài của các nhà đầu tư còn được qui định rất chi tiết, cụ thể: Luật Đâù tư qui định sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam nhà đầu tư được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài, bao gồm: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; vốn đầu tư các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc sử hữu hợp pháp của nhà đầu tư; các khoản tiền và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư [46, Điều 9].

        TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

        Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn tại như: Cấp phép vượt thẩm quyền chưa phù hợp với quy định của Pháp luật (Cấp phép đầu tư; Phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu); có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương; các KCN trong việc thu hút đầu tư. Đơn cử, mối quan hễ giữa Ban quản lý KCN với Sở công nghiệp địa phương (Sở với tư cách là cơ quan quản lý KCN trên địa bàn), khi cấp giấy phép đầu tư các dự án theo uỷ quyền của Bộ KHĐT, nhiều Ban quản lý KCN cấp tỉnh không hỏi ý kiến đồng ý của Sở Công nghiệp trong khi đó các dự án do Bộ KHĐT cấp đều có ý kiến thẩm định của Bộ công nghiệp.

        Hình 2.1. Vốn FDI bình quân một dự án ở các KCN ở Vùng KTTĐBB Nguồn : Vụ Quản lý KCN & KCX – Bộ Kế Hoạch và đầu tư.
        Hình 2.1. Vốn FDI bình quân một dự án ở các KCN ở Vùng KTTĐBB Nguồn : Vụ Quản lý KCN & KCX – Bộ Kế Hoạch và đầu tư.

        ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

          Qui hoạch phát triển KCN chưa theo kịp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước trong từng thời kỳ, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng qui hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động trong các KCN. Do nóng vội trong đầu tư phát triển công nghiệp và không dự báo khẳ năng thu hút đầu tư hoặc thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư, nên nhiều địa phương đã thu hồi đất của dân, san lấp mặt bằng nhưg phải để trống trong nhiều năm vì chưa có nhà đầu tư phù hợp (quy hoạch treo).Một số giao đất cho các nhà đầu tư không đủ năg lực nên dự án không được triển khai đúng tiến độ (dự án treo).

          BỐI CẢNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2015

            Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất vào Trung Quốc các nguyên liệu đầu vào như:cao su, dầu thô, than đá,gỗ, các nguyên liệu thô khác và nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm đã qua chế biến như xăng dầu, giầy dép, hóa chất, hàng may mặc…Điều này, làm cho tình trạng nhập siêu càng trở nên trầm trọng hơn.Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều sản phẩm và thị trường xuất khẩu tương đồng, trong khi Việt Nam thua kém quá xa về trình độ phát triển (kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, giá cả, số lượng…), cho nên mức độ cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và thị trường xuất khẩu càng gay gắt hơn, nhất là từ khi Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO. Khi nguồn nhân lực của chúng ta đông và trẻ về ss lượng nhưng chất lượng còn thấp, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn nhân lực xã hội (trên 60%) .Như vậy, nguồn nhân lực dồi dào,chất lượng thấp không còn là lợi thế mà đội khi còn là hạn chế, do số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng nguồn nhân lực xã hội;, làm tăng sức ép về vệc làm, nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi công cộng và còn làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tắc nghẽn giao thông…Đồng thời, cùng với quá trình phát triển,số lượng và giá nhân công cũng trở nên khan hiếm và đắt hơn, nhất là thợ bậc cao, các chuyên gia và nhà quản lý giỏi, làm cho chi phí tiền công tăng lên, cao hơn so với các nước mới phát triển KCN.

            ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

              - Hành lang công nghiệp đường 2 - đường 19 (Vĩnh Phúc - Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương) chủ yếu cho phát triển các loại hình công nghiệp: điện tử, máy vi tính, thiết bị nghe nhìn, sản phẩm quang học, đồ dùng gia đình cao cấp, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng cao cấp…như các khu công nghiệp Kim Hoa, Quang Minh (Vĩnh Phúc), Nội Bài (Hà Nội), Yên Phong I và II, cụm công nghiệp Phong Khê (Bắc Ninh). - Hành lang công nghiệp quốc lộ 1 (Bắc Ninh - Hà Nội - Hà Tây) chủ yếu cho phát triển các các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất lắp ráp máy nông nghiệp, phụ tùng ôtô, xe máy, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử - tin học, sản xuất bao bì, đồ nhựa…như khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn (Bắc Ninh), cụm công nghiệp Ngọc Hồi (Hà Nội) ; Hà Bình Phương, khu công nghiệp Bắc Thường Tín (Hà Tây).

              ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

              - Hành lang công nghiệp quốc lộ 18 (Bắc Ninh – Hải Dương - Quảng Ninh) chủ yếu cho phát triển các ngành sản xuất kính nổi, khí công nghiệp, vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí, hóa chất, phân bón, các ngành công nghiệp phục vụ nụng nghiệp…như khu cụng nghiệp Tiờn Sơn, Quế Vừ I và II (Bắc Ninh) ; Phả Lại (Hải Dương) ; Việt Hưng, Cái Lân (Quảng Ninh). Trong các hình thức đầu tư, cần khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh do hình thức này có nhiều ưu điểm trong việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý cho chúng ta.

              CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

                Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam- Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia.