MỤC LỤC
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: sự cạnh tranh của các ngân hàng khác hoặc các TCTD phi ngân hàng; mối quan hệ, uy tín giữa ngân hàng và người đi vay; mục đích sử dụng tiền vay (vay công thương. Đường cung vốn. Đường cầu vốn. nghiệp, vay đầu tư kinh doanh bất động sản, vay sản xuất nông nghiệp, vay tiêu dùng…); kỳ hạn cho vay (kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay gia tăng); tình hình diễn biến của nền kinh tế (tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp…)…. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ có biện pháp điều tiết để gián tiếp tăng lãi suất thị trường nhằm hạn chế tín dụng, tăng lượng tiền gởi tiết kiệm; và ngược lại khi muốn mở rộng tiền tệ NHTW sẽ điều tiết để gián tiếp giảm lãi suất thị trường nhằm thu hút người vay, giảm lượng tiền gởi tiết kiệm.
Trái lại, lãi suất bất hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: lãi suất quá thấp làm cho DN đẩy mạnh vay vốn quá mức, dẫn đến một số trường hợp không đảm bảo khả năng trả nợ vay; lãi suất quá cao dẫn đến DN dè dặt, không dám vay vốn, mất cơ hội kinh doanh và NHTM bị ứ đọng nguồn vốn. Lãi suất là công cụ tác động mạnh mẽ đến lạm phát-thất nghiệp: Để kéo giảm mức lạm phát trong trường hợp nền kinh tế đang lạm phát cao, NHNN có thể can thiệp gián tiếp vào các NHTM (quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn) thông qua đó NHTM nâng lãi suất tiền gởi để thu hút vốn vào NHTM làm tiền trong lưu thông giảm → nhu cầu tiêu dùng giảm → giá cả hàng hóa giảm.
Có nhiều khái niệm về lãi suất cho vay nhưng tổng quát lãi suất cho vay là chi phí thể hiện theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay để được sử dụng số vốn vay trong một thời gian nhất định. Trên quan điểm NHTM, lãi suất cho vay cần bao gồm: chi phí huy động vốn, chi phí quản lý và thực hiện khoản vay, bù đắp được các rủi ro trong hoạt động cho vay, đem lại lợi nhuận hợp lý cho NHTM.
Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm: NHNN và các Ngân hàng chuyên doanh (Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam) kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng tên gọi. Tuy nhiên, Nghị định 53/HĐBT vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm: độc quyền Nhà nước, chưa cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động ngân hàng; chưa chú trọng đến vai trò hoạt động như một NHTW của NHNN; hệ thống ngân hàng tổ chức theo kiểu này còn khác nhiều so với hệ thống ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường.
– Đối với lãi suất cho vay đồng Việt Nam: NHNN bỏ quy định lãi suất trần cho vay, chuyển sang xác định và công bố lãi suất cơ bản cộng % biên độ dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các NHTM áp dụng cho khách hàng tốt nhất (có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, rủi ro tín dụng thấp). Có thể nói đây là một quyết định đúng đắn và hợp thời, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng đang đến gần, bảo đảm lãi suất cho vay do cung cầu vốn trên thị trường quyết định, các NHTM thực sự được "cởi trói" và hoàn toàn chủ động đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp với đặc thù hoạt động của chính ngân hàng mình, NHNN tác động vào lãi suất cho vay tại NHTM bằng cách chuyển dần sang các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng, giao dịch trực tiếp với tổ chức, cá nhân bằng cách nhận tiền gởi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số tiền đó để cho vay; chiết khấu; cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các lần cải tổ, đến nay đang đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động từ hoàn thiện hành lang pháp lý, thay đổi cơ cấu tổ chức điều hành, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị hội nhập quốc tế.
Chương 1, dù có nhiều phương pháp xác định lãi suất cho vay nhưng về cơ bản lãi suất cho vay luôn bao gồm các thành phần: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, phần bù rủi ro tín dụng, phần bù rủi ro kỳ hạn và mức lợi nhuận dự kiến. Phần bù rủi ro kỳ hạn xác định dựa vào thời gian vay (càng dài thì phần bù rủi ro kỳ hạn càng lớn) và có thể được đánh giá thông qua các chỉ số thống kê về định hạng rủi ro quốc gia, được áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng vay.
Trong khi đó, phần bù rủi ro tín dụng là phức tạp và khó xác định nhất do nó có mối quan hệ trực tiếp và thay đổi đối với từng khách hàng cũng như từng khoản vay. Theo quan điểm của NHTM, DN vay vốn là một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập (hoặc cho phép thành lập, đăng ký, công nhận), có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có nhu cầu vay vốn, có khả năng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống.
Tuy nhiên, đối với các dự án có thời gian dài hạn đòi hỏi khi tính toán chỉ tiêu này cần kết hợp với kỹ thuật chiết khấu dòng tiền để quy đổi mức lợi nhuận ở các năm trong tương lai về hiện tại (do đặc điểm 1 đồng thu được trong tương lai luôn nhỏ hơn 1 đồng ở hiện tại) với một lãi suất chiết khấu hợp lý. Trong một số trường hợp, một dự án/phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao theo hạch toán trên báo cáo kế toán nhưng không có đủ tiền để trả nợ vay, trái lại có những trường hợp kết quả kinh doanh không có lợi nhuận nhưng DN vẫn có đầy đủ nguồn tiền để trả nợ gốc cũng như lãi vay đầy đủ, đúng hạn.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống kho dữ liệu này vẫn chưa hình thành, do đó tác giả tạm sử dụng các chỉ số trung bình ngành do các NHTM xây dựng, về lâu dài để bảo đảm tính chính xác, các chỉ số trung bình ngành này vẫn cần phải lấy từ nguồn số liệu tổng hợp của cả nước. – Chỉ tiêu 22: báo cáo tài chính trong kỳ đã được kiểm toán hoặc cơ quan thuế, cơ quan chủ quản kiểm tra xác nhận: tối đa 6 điểm; gửi đầy đủ, chính xác báo cáo tài chính theo định kỳ đến ngân hàng: tối đa 4 điểm.
Tổng số điểm tối đa-tối thiểu sau khi quy đổi theo trọng số tương ứng của phần đánh giá DN lần lượt là 262 điểm-12 điểm và của phần đánh giá khoản vay lần lượt là 262 điểm-0 điểm. Nhóm BB: Nhóm khách hàng này có tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh bình thường, có một số mặt mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của mình, tuy nhiên một số chỉ tiêu chưa đạt được như nhóm khách hàng A.
Phần bù rủi ro tín dụng: Khi xem xét cho vay, NHTM (mà cụ thể là bộ phận tín.
Do đó, ứng với thời gian vay của từng khoản vay cụ thể thì BLR có thay đổi theo sự thay đổi của phần bù rủi ro kỳ hạn. Như vậy, một khách hàng có thể sẽ có nhiều mức lãi suất áp dụng khác nhau ứng với từng khoản vay cụ thể.
Các khách hàng truyền thống đặc biệt, các ngành nghề đang nằm trong quy hoạch phát triển của địa phương, tỉnh hay cho vay hỗ trợ khắc phục khó khăn (lũ lụt, thiên tai), cho vay ngân sách tỉnh, cho vay theo chỉ định của Chính phủ có thể áp dụng lãi suất thấp hơn với mục đích hỗ trợ DN, hỗ trợ chính quyền thực thi chính sách trên địa bàn. Trong thị trường cạnh tranh cao, bên cạnh việc xác định lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp được rủi ro và đạt lợi nhuận mục tiêu theo mô hình phân tích rủi ro tín dụng, NHTM còn đưa ra các chính sách lãi suất đi kèm như chính sách thâm nhập thị trường, chính sách cạnh tranh, chính sách duy trì mối quan hệ hay chính sách thắt chặt tín dụng.