MỤC LỤC
Nếu sự định giá cho sản phẩm tạo ra sự chênh lệch cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đồng thời đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường, sản phẩm sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, thu hút được nhiều khách hàng, qua đó tăng doanh số bán hàng và sẽ có được thị trường lớn trên thị trường. Bởi vậy việc định giá cao, giá thấp, giá thế giới, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, đặc tính của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loai, hay mục đích của doanh nghiệp, cũng như trên từng phân đoạn thị trường liên quan đến chu kỳ sống của sản phẩm..Vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh chính xác cần phải đánh giá thêm tiêu chí khác thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm như.
- Xuất khẩu: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bao gồm những yếu tố bên ngoài như nhu cầu thị trường, liên kết ngành, môi trường cạnh tranh và những công cụ tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các biện pháp nhằm xây dựng “sức mạnh” hay “tính vượt trội” cho hàng hoá so với đối thủ khác. Các chiến lược phối hợp quốc gia, chính sách thương mại trong việc hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường nước ngoài như chính sách thuế, chương trình tín dụng, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại- tìm kiếm khách hàng, khuyến khích và ưu đãi đầu tư ra nước ngoài.
Chúng ta có thể đánh giá sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan giữa doanh nghiệp ta và đối thủ hiện tại về thị phần hàng hóa chiếm lĩnh hiện tại, về môi trường sản xuất, về tiềm năng..Nếu mọi yếu tố trên mà đối thủ cạnh tranh hiện tại tốt hơn thì sản phẩm của doanh nghiệp kém sức cạnh tranh hơn và ngược lại. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe dọa có thể do sự biến động của nền kinh tế ( tăng trưởng hay suy thoái ), sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước, cán cân cạnh tranh thay đổi..Nếu như việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt, các chiến lược cấp ngành đề ra có thể nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xảy ra.
Có thể nói việc Trung Quốc có được vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ đó là do, Trung Quốc đã tận dụng được các lợi thế so sánh như về: nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú..và đã biến các lợi thế so sánh đó thành lợi thế cạnh tranh, Trung Quốc bên cạnh việc có nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động, bên cạnh việc khai thác nguồn tài nguyên rừng phong phú đồng thời tiến hành việc sản xuất vùng nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, cắt giảm được chi phí mua nguyên liệu từ bên ngoai. Bởi vậy cần phải cần phải tiến hành các biện pháp để liên kết đuợc mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nguời nông dân trực tiếp trồng rừng, như việc tiến hành giao rừng cho các doanh nghiệp và nông dân quản lý, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, và người nông dân chăm sóc, quản lý..tất nhiên với sự hỗ trợ của nhà nuớc.
So với thị trường trường Hoa Kỳ thì các sản phẩm chế biến từ gỗ trên thị trường Nhật là lớn hơn rất nhiều, đủ các loại mặt hàng, còn trên thị trường Hoa Kỳ chỉ tập trung vào một số mặt hàng như: thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất..Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất quan trọng, đầy tiềm năng, lâu dài đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, bởi vậy ta sẽ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng đồ gỗ Việt Nam qua một số mặt. Mặt hàng xuất khẩu, Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng, gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp, thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ gỗ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng bao gồm 5 chủng loại sản phẩm chính: đồ gỗ nội thất, bàn ghế ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút..) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi..) những sản phẩm này đã có mặt tại 120 quốc gia và tập trung ở ba thị trường chủ yếu: Mỹ, EU, Nhật Bản.
Cũng vì có tiềm lực mỏng và yếu nên đa số các doanh nghiệp này vẫn làm gia công đặt hàng cho nước thứ ba, sản phẩm xuất khẩu còn thiếu chủng loại, chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất và đặc biệt là trang trí phòng ngủ chiếm tỷ lệ quá ít, mẫu mã chất lượng thua xa các sản phẩm cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Khoảng 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải xuất khẩu qua trung gian, nguyên nhân đơn giản là do phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nhà nhâp khẩu và người tiêu dùng Nhật đặt ra, đặc biệt là chứng chỉ ISO (có khoảng 80% các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có chứng chỉ ISO).
Để chuẩn bị cho sự phát triển cua ngành trong những năm tới, Bộ thương mại, hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp trong nước cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong việc định hướng phỏt triển của ngành một cỏch rừ ràng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, bộ cũng cần căn cứ vào những thế mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước, lấy đó làm cơ sở cho việc ra kế hoạch phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mạic ho các doanh nghiệp, duy trì và mở rộng thị trường, tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu; Có những biện pháp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí, đứng ra tổ chức cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất các mặt hàng mũi nhọn; Phát huy tối đa khả năng của mọi doanh nghiệp thông qua phong trào thi đua yêu nước toàn ngành động viên mọi nguồn lực và các cơ sở sản xuất cùng tham gia.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ nội thất cũng cần thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến của hiệp hội, thường xuyên giữ liên hệ với hiệp hội để có thể tiếp nhận thông tin mới một cách nhanh chóng và có những hướng điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật, tăng kim ngạch, tăng thị phần là mục tiêu quan trọng của hiệp hội. Đây là một bộ phận có trách nhiệm lựa chọn những cách thu thập thông tin hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp, sàng lọc các thông tin do các bộ phận bên ngoài thu thập đưa về, và quan trọng hơn cả là phải có khả năng phân tích để biến những thông tin tạp nham đó thành những cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo ra ưu thế cho mình trên thị trường Nhật. Để có nguồn vốn đầu tư mới cho máy móc, các doanh nghiệp trong nước cùng sản xuất một lĩnh vực ngành hàng nào đó có thể hợp tác với nhau để tạo ra nguồn vốn lớn, bởi những công nghệ hiện đại hiện nay có giá trị rất cao, nếu chỉ dựa vào nội lực của bản thân doanh nghiệp thì cả nước ta cũng không có mấy doanh nghiêp có khả năng đầu tư.
Ông Ende của VFTN nói rằng trở thành thành viên của mạng lưới VFTN sẽ mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành viên, đồng thời doanh nghiệp còn có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng trong mạng lưới mang tính toàn cầu này bên cạnh mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường sống cho cả thế giới. “Việc thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu là để chủ động nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ đang tăng trưởng nóng trong nước, giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào cho các nhà chế biến gỗ xuất khẩu nhờ nhập khẩu tập trung, thay vì nhập khẩu nhỏ lẻ như lâu nay”, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vietfores, giải thích.