Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp dọc hành lang quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    Nhìn chung, địa hình của các huyện thị, thành phố dọc HLQL 6 tại Sơn La có đặc điểm cao, dốc, hiểm trở và bị đứt gãy phức tạp, chia cắt mạnh song có sự phân hóa đa dạng, trong lòng địa hình ẩn chứa nhiều hang động đẹp, tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên độc đáo với những nét nổi bật và đặc trưng của vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và tổ chức các hoạt động KT - XH. Lưu vực sông Đà và sông Mã đã tạo cho vùng giống như những lòng máng khổng lồ, xung quanh là núi cao và cao nguyên, hình thành một vùng tự nhiên độc đáo với nhiều tiểu vùng khí hậu, đất đai và thực vật rừng phong phú, muôn hình muôn vẻ, thích hợp với việc phát triển kinh tế hàng hóa hướng tới thị trường, tiêu biểu cho vùng núi cao miền Bắc Việt Nam. + Các nhóm và loại đất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp là: nhóm đất phù sa, đất thung lũng dốc tụ, đất xám bạc màu, đất nâu đỏ trên đá mắcma bazơ trung tính và đá vôi, đất đỏ vàng phát triển trên phiến sét… Đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của vùng chỉ chiếm trên 10%, vì vậy khả năng mở rộng diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng và đa phần thích hợp cho cây trồng lâu năm hoặc xây dựng ruộng bậc thang.

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một bộ phận quân đội giải ngũ ở lại làm kinh tế và tiếp theo là đồng bào miền xuôi (nhất là đồng bào Thái Bình) được điều động lên xây dựng kinh tế mới, cộng với lực lượng kỹ thuật (giáo viên, y bác sĩ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật…) được bổ sung hàng năm đã làm cho thành phần dân tộc trong vùng có sự thay đổi cơ bản, góp phần to lớn vào việc mở mang dân trí, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa bàn dọc QL6 nói riêng và tỉnh Sơn La cũng như vùng Tây Bắc nói chung. Việc phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế, tận dụng các điều kiện trong và ngoài nước đã góp phần hình thành các đô thị, các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn tập trung trên địa bàn các huyện và tỉnh có tuyến QL 6 đi qua như: thành phố Sơn La với cụm công nghiệp thành phố Sơn La và vùng phụ cận, thị trấn Mộc Châu với cụm công nghiệp Mộc Châu, ngoài ra còn có các điểm công nghiệp đang được hình thành ở các thị trấn Thuận Châu, Mai Sơn và dọc QL 6. Đã có một số doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có thương hiệu như Liên doanh chè Mộc Châu (xuất khẩu sang Đài Loan, Nhật Bản), doanh nghiệp sữa Mộc Châu (thu tới gần 1000 tỷ đồng), nhà máy thủy điện Sơn La (năm 2013 phát hết công suất), nhà máy mía đường Mai Sơn (lãi năm 2011 là 130 tỷ đồng), công ty cao su Sơn La đã trồng được trên 5300 ha… Các sản phẩm nông sản chủ lực trên hành lang này đã có thương hiệu quốc gia, quốc tế như chè Mộc Châu, sữa Mộc Châu, gạo và tương lai là bông, cà phê… góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH tỉnh, vùng và đất nước.

    Hình 2.2: Tương quan nhiệt ẩm Sơn La năm 2013  ([1,2])
    Hình 2.2: Tương quan nhiệt ẩm Sơn La năm 2013 ([1,2])

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỌC HÀNH LANG QUỐC LỘ 6 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

      Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 với 35,6% năm 2012 và có xu hướng giảm tỉ trọng ngành trong cơ cấu GDP, tuy nhiên giá trị tuyệt đối tăng lên khá nhanh vì địa bàn nghiên cứu có nhiều điều kiện để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng và bước đầu đã được vùng khai thác có hiệu quả. Bước đầu, nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc, phụ thuộc vào tự nhiên, phương thức canh tác lạc hậu đã dần được khắc phục và chuyển dần sang nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã đạt được một số kết quả trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, tạo nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đặc trưng của vùng… Tuy nhiên, so với trình độ phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung thì sự phát triển này còn rất nhỏ bé và khiêm tốn. Là nhóm cây chủ lực, chiếm trên 70% diện tích trồng cây hàng năm, bao gồm lúa, ngô và các cây màu lương thực (khoai, sắn). Những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang nên diện tích cây lương thực của các địa phương dọc HLQL 6 tăng lên nhanh chóng, năm 2013 đạt 109 nghìn ha, chiếm gần 50% trong tổng diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thâm canh, đầu tư cho thủy lợi và tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho năng suất và sản lượng lương thực của vùng đã có bước tiến đáng kể. Lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 781 kg/người, cao hơn mức trung bình của tỉnh, vùng Tây Bắc và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Bước đầu, đảm bảo an ninh lương thực của vùng nói riêng và tỉnh nói chung theo quan điểm sản xuất hàng hóa và chủ động được trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, đồng thời tạo đà cho sự chuyển dịch trong nội bộ nhóm cây lương thực. Do sự phân hóa tương đối về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà các địa phương dọc HLQL 6 có sự khác biệt trong phân bố về diện tích và sản lượng lương thực có hạt. sản lượng), còn bình quân lương thực trên đầu người thì các huyện Yên Châu, Vân Hồ, Mộc Châu cao nhất với trên 1000 kg/người.

      Thêm vào đó, đồng bào trong tỉnh đã quan tâm đến việc sử dụng các giống lúa mới cho năng suất chất lượng cao, bên cạnh việc nhân rộng các giống địa phương có giá trị như nếp nương… nên năng suất và chất lượng lúa không ngừng tăng lên, từ 25,4 tạ/ha năm 2000 lên 33,3 tạ/ha năm 2013, năng suất đạt cao nhất trên địa bàn thành phố Sơn La với 56,4 tạ/ha, gấp 1,8 lần năng suất lúa trung bình của tỉnh, tiếp theo là Yên Châu, Mộc Châu. Hộ gia đình trong vùng có những đặc trưng riêng so với các vùng khác ở nước ta , đó là có 90% hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phần lớn là các hộ thuần nông của đồng bào dân tộc ít người với sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu hình thức canh tác lạc hậu, vốn đầu tư ít năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Trong tương lai, ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, ga và nước sẽ vẫn tiếp tục tăng tỉ trọng và giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện, ga, nước do sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy điện với thủy điện Sơn La và nhiều bậc thang thủy điện nhỏ khác nữa.

      Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản dọc HLQL6 giai đoạn 2000 – 2013 (%) [1,2]
      Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản dọc HLQL6 giai đoạn 2000 – 2013 (%) [1,2]

      ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỌC HÀNH LANG QUỐC LỘ 6 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

        - Phát triển sản phẩm nông sản thương hiệu quốc gia, quốc tế, trong đó đặc biệt phát triển Mộc Châu trở thành khu chuyên canh sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao, đạt thương hiệu quốc tế như chè, sữa, hoa quả và phát triển một số sản phẩm nông sản khác, cạnh tranh được trên thị trường như mía đường, cà phê, bông, mủ cao su, thịt gia súc, gia cầm… Xây dựng Sơn La trở thành đầu mối trung chuyển, giao lưu hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp của vùng Tây Bắc trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế và đồng thời hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với đồng bào các dân tộc, trong đó ưu tiên người nghèo ở vùng núi cao, vùng biên giới. - Tạo thêm nhiều việc làm mới trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào kĩ năng, tay nghề, trình độ quản lí và thu hút nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động, hiệu suất đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng nhớ đổi mới chính sách, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và xây dựng cụm tương hỗ, nâng thu nhập lao động khối ngành lên theo thời gian quy định. - Tập trung ưu tiên đẩy mạnh tiến độ phát triển sản phẩm chủ lực, gắn liền xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiờn tiến, từng bước hỡnh thành rừ nột cỏc khu cụng nghiệp, cụm cụng nghiệp, đồng thời phát triển nông nghiệp, dịch vụ tiềm năng, lợi thế và kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, điện, dịch vụ trọng điểm nhờ đổi mới chính sách, chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế trong khối công nghiệp – xây dựng để có sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và khu vực.

        - Tạo dựng sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch quốc gia, đặc biệt là du lịch tại Mộc Châu, đào tạo đại học và xây dựng Sơn La thành đầu mối trung chuyển, giao lưu hàng hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh, đồng thời phát triển thương mại nôi tỉnh, chú trọng nhu cầu cơ bản cho đồng bào các dân tộc cùng biên giới, vùng cao còn nghèo và chủ động chống buôn bán trái phép.

        PHẦN KẾT LUẬN