MỤC LỤC
• Phân tích dữ liệu và lý giải: Đưa ra ý nghĩa từ việc tìm hiểu và so sánh dữ liệu văn bản, kết hợp với đưa ra ví dụ thực tế với các thông tin định lượng, tiến dần đến sự am hiểu sâu xa hơn về dữ liệu, trình bày dữ liệu, và thực hiện việc lý giải ý nghĩa bao quát hơn của dữ liệu. • Xác nhận tính chính xác của các phát hiện: Nhận diện và thảo luận một hay nhiều chiến lược sẵn có để kiểm tra tính chính xác của các phát hiện thông qua việc kiểm tra lại nguồn thụng tin, so sỏnh với nguồn dữ liệu từ thực tế, làm rừ sự thiện lệch mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra đồng thời trình bày những thông tin tiêu cực hay không nhất quán đối với chủ đề.
• Ghi chép dữ liệu: Sử dụng ghi chú viết tay để ghi nhận thông tin trong cuộc phỏng vấn định tính. Việc ghi nhận tài liệu văn bản và tài liệu nghe nhìn có thể dựa vào ghi chép phản ánh thông tin về văn bản hay các tài liệu khác cũng như các ý tưởng chính trong tài liệu.
BCTC của DN phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm. Trường hợp đặc biệt, một DN có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch. Trường hợp này DN cần phải nờu rừ:. a) Lý do phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm, và. b) Các số liệu tương ứng nhằm để so sánh được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phần thuyết minh BCTC có liên quan, trong trường hợp này là không thể so sánh được với các số liệu của niên độ hiện tại. Trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn một DN sau khi được mua lại bởi một DN khác có ngày kết thúc niên độ khác, có thể được yêu cầu hoặc quyết định thay đổi ngày lập BCTC của mình. Trường hợp này không thể so sánh được số liệu của niên độ hiện tại và số liệu được trình bày nhằm mục đích so sánh, do đó DN phải giải trình lý do thay đổi ngày lập BCTC. 2.2 Yêu cầu trình bày báo cáo tài chính trung thực hợp lý. b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu. c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN. DN phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì DN phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:. a) Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;. • Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN;. • Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;. • Trình bày khách quan, không thiên vị;. • Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;. • Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. • Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được DN áp dụng trong quá trình lập và trình bày BCTC. Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể, DN cần xem xét:. a) Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan;. b) Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và CP được quy định trong chuẩn mực chung;. c) Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những qui định này phù hợp với các 2 điểm trên.
(b) Các số liệu trình bày trong BCTC là không so sánh được một cách hoàn toàn. Thông thường, DN chuẩn bị BCTC cho một năm kế toán, tuy nhiên, vì lý do thực tiễn, một số DN lựa chọn lập cho 52 tuần. Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:. a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc. b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì DN cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh.
• IAS: Trong một số trường hợp đặc biệt, cho phép việc không áp dụng các yêu cầu chung nhằm đảm báo BCTC được trình bày trung thực và hợp lý, khi Ban Giám đốc DN thấy rằng việc tuân thủ theo các quy định chung sẽ làm sai lệch BCTC. Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên BCĐKT hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của DN.
IAS cũng như các tài liệu kế toàn quốc tế không đưa ra khái niệm DT tài chính mà đưa ra cỏc khỏi niệm cụ thể và rừ ràng hơn là DT hay thu nhập lói tiền vay, cổ tức và tiền bản quyền các khoản thu nhập này có chung đặc điểm là phát sinh từ việc sử dụng tài sản của DN từ một người khác do vậy người sử dụng tài sản phải trả lãi vay (sử dụng tiền), bản quyền (cho việc sử dụng bản quyền) và cổ tức cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần. CP vay tiền có thể bao gồm: (a) lãi tiền vay, (b) khoản khấu hao chiết khấu hoặc phụ trội liên quan đến việc vay tiền, (c) khấu hao các phí phụ trợ phải gánh chịu trong mỗi liên hệ đến việc sắp xếp vay tiền, (d) CP tài chính trong việc thuê tài chính được được ghi nhận theo IAS 17 thuê tài sản và (e) chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc vay ngoại tệ trong phạm vi liên quan đến việc điều chỉnh CP lãi suất tiền vay.
Có thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp của một nước, đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán, mà các chuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung khái niệm này không được có bất cứ quy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm đó. Như vậy “mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 90%” [1] theo phát biểu của ông Bùi Văn Mai – nguyên Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán - BTC trong lần trả lời phỏng vấn, nghĩa là tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa VAS với IAS (IFRS).
Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế. Do đó, VAS được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam.
Cuộc họp tháng 09/2009 tại Mỹ, nhóm các nước G-20 đã xác nhận lại cam kết thúc đẩy việc hội tụ hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường chủ yếu nhằm tăng cường tính thích hợp của thông tin trình bày trên BCTC. Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành 5 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06); Công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9); Các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20): Tổn thất tài sản (IAS 36).