Hiệu quả giáo dục văn học đường đối với sinh viên các trường đại học tại Hà Nội: Một nghiên cứu về hiệu quả và hiệu quả giáo dục

MỤC LỤC

Nghiên cứu về hiệu quả và hiệu quả giáo dục văn hoá học đường 1. Nghiên cứu về hiệu quả và hiệu quả giáo dục

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích..của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các điều kiện (nhân lực, tài lực và vật lực.) và các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động. Như vậy, có thể xem văn hoá tổ chức quản lý trong VHHĐ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh hưởng đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục tiêu quản lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức, đạt hiệu quả tốt nhất. Nhà trường là một tổ chức đặc thù. việc quản trị nhà trường là tổ chức, giám sát mọi hoạt động của nhà trường, trong đó hoạt động hoạt động dạy - học. là quan trọng nhất, tức là làm sao được hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục. Bản chất của tổ chức quản lý trong trường đại học là quá trình tác động có ý thức của chủ thể tới khách thể và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giá dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu với hiệu quả mong muốn. Trường đại học là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định nhằm đạt được mục tiêu xã hội đặt ra. Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất nhà trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường. Đồng thời trong nhà trường còn có các tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường. Thông thường thì quản lý nhà trường được thực hiện bởi các hình thức như tổ chức hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp tâm lý xã hội. Đó là những biện pháp quản lý cơ bản để chủ thể quản lý đạt được mục tiêu quản lý. Tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà vận dụng các biện pháp quản lý phù hợp, nhằm xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường. Sự vận động các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình, là tổng hòa các giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một không gian và thời gian xác định. Xây dựng môi trường văn hoá thực chất là xây dựng VHHĐ và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó. Môi trường văn hoá ở trường đại học có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và quá trình xây dựng con người, trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,. phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung VHHĐ cần được tổ chức quản lý gồm:. - Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy. - Biểu tượng, các giá trị và truyền thống văn hoá của nhà trường - Niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân. - Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên - Nghi thức và hành vi, trang phục. Căn cứ vào các nội dung này , các trường xây dựng thành các quy định, nội quy cụ thể phù hợp với đặc điểm của trường. * Trong các mối quan hệ giữa các thành viên. Hiệu quả GDVHHĐ cho sinh viên không chỉ được đo bằng tiêu chí nhận thức hay thái độ tích cực đối với VHHĐ mà phải được biểu hiện thông qua tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của họ và các hoạt động xã hội khác của sinh viên. Nó bao gồm tính tích cực trong hoạt động học tập trang bị tri thức, chuyên môn nghề nghiệp và tính tích cực chính trị - xã hội trong rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa trong hoạt động xã hội và sinh hoạt đời thường, biểu hiện thông qua hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đa chiều trong nhà trường. Tiêu chí quan trọng nhất đánh giá VHHĐ của các thành viên trong nhà trường là những hành vi văn hóa. Dù nhận thức đúng đắn về VHHĐ, có thái độ khẳng định VHHĐ có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách mà không có những hành vi tương xứng thì khó có thể nói cá nhân hay tổ chức đó có VHHĐ. Chẳng hạn hành vi quay cóp, gian lận trong thi, kiểm tra là hành vi là hành vi xấu vi phạm VHHĐ; bao che sai lầm của bạn là đồng lừa; hỗn lỏo với thầy cô là không đúng v.v…, nhưng từ nhận thức đến hành vi là một khoảng cách rất xa. Quy định sinh viên, trang phục đến lớp phải sạch sẽ, gọn gàng, nghiêm túc; trong giao tiếp ứng xử với thầy, cô giáo phải tôn trọng, lễ độ; trong giao tiếp ứng xử với bạn học phải tôn trọng, thân thiện, hòa nhã. Trong học tập phải tự giác tuân thủ kỷ luật, nội quy, quy chế đào tạo và rèn luyện của nhà. trường, biết sắp xếp tổ chức quá trình tự học, tổ chức cuộc sống cá nhân khoa học và hiệu quả. Tham gia tích cực, có ý thức trách nhiệm trong đấu tranh với những hành vi, biểu hiện tiêu cực, vô văn hóa, các tệ nạn xã hội trong lớp, trong trường và nơi sinh hoạt. Tính tích cực trong hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên biểu hiện ý thức, trách nhiệm cao về nghĩa vụ công dân, mức độ thực hiện nghĩa vụ:. - Tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động xã hội do trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Vận động các thành viên khác tham gia vào các phong trào thi đua học tập, rèn luyện sinh viên. - Tham gia phong trào thi đua học tập rèn đức luyện tài, sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia các hội thi sinh viên sáng tạo, tham gia các câu lạc bộ nghề nghiệp. - Tự giác thực hiện và vận động các thành viên khác trong việc thực hiện đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước. - Tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động cộng đồng như sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo…. - Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội trong sinh viên, trong trường học góp phần làm lành mạnh trường học. Chất lượng GDVHHĐ là một thể thống nhất của tiêu chí tinh thần và tiêu chí thực tiễn được thể hiện trên ba mức độ từ thấp đến cao, theo con đường cung cấp tri thức, hình thành niềm tin, thái độ và sự tự điều chỉnh hành động thực tiễn. Trong đó mức độ tích cực hành động thực tiễn phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng là mức độ cao nhất của công tác GDVHHĐ. Phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không nói tục; không hút thuốc lá trong phòng học, phòng họp; không sử dụng điện thoại di động khi lên lớp, dự họp. Quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường. Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác. Trong giao tiếp với sinh viên và khách đến liên hệ công tác phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thớch, hướng dẫn rừ ràng, cụ thể cỏc quy định liờn. quan đến giải quyết công việc; không có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc;. không ngắt điện thoại đột ngột. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trái pháp luật, không tuyên truyền chống phá Nhà nước; không tham gia biểu tình, lập hội và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật. Không tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan;. cấm in sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy. Không tàng trữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, sử dụng, mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hóa chất độc hại trái phép trong khuôn viên trường. Phải để xe đúng nơi quy định; không để xe trong văn phòng, hành lang nơi làm việc, học tập, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường. Nhóm tiêu chí về sử dụng các ngồn lực cơ bản vào giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên. Trong GDVHHĐ, hiệu quả được xác định bởi sự tương quan giữa kết quả với mục đích và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Bởi vậy tiêu chí đánh giá HQGDVHHĐ không thể không tính đến chi phí các nguồn lực cơ bản đầu tư cho hoạt động GDVHHĐ bao gồm chi phí về nguồn nhân lực, chi phí về cơ sở vật chất và chi phí về thời gian. Tổng hợp các chi phí này càng thấp, càng hợp lý nhưng kết quả đạt được của hoạt động GDVHHĐ càng cao, thì khi đó HQGDVHHĐ càng lớn. a) Chi phí về nhân lực. Các khoa (mỗi khoa có trưởng khoa, các phó trưởng khoa, các giảng viên công tác tại khoa), các bộ môn (có tổ trưởng, tổ phó và các giảng viên), các phòng, ban chức năng (có trưởng phòng/ban và phó trưởng phòng/ban cùng các chuyên viên), các viện, trung tâm trực thuộc trường đại học, các đoàn thể bao gồm Công đoàn (có chủ tịch, phó chủ tịch và công đoàn viên là cán bộ, giảng viên, nhân viên), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (có Ban chấp hành Đoàn trường gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên), Hội sinh viên (có chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên)… Đây là những chủ thể GDVHHĐ cho sinh viên. Trong trường đại học, sự bố trí một cách hợp lý, khoa học về cơ cấu tổ chức các khoa, phòng, ban, tổ bộ môn.. , cán bộ, giảng viên ở từng bộ phận với sự phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng, cụ thể khoa học, hợp lý cũng là một yếu tố cú ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động GDVHHĐ, đến môi trường VHHĐ. giảng viên là những người trực tiếp đứng trên bục giảng với nhiệm vụ cao quý là trao truyền những tri thức chuyên môn và kiến thức xã hội, kỹ năng sống, thái độ sống tích cực cho sinh viên. Với vai trò, vị thế là chủ thể quá trình dạy - học, giảng viên là nhân tố có vai trò quyết định hàng đầu, trực tiếp trong việc giáo dục, xây dựng môi trường VHHĐ lành mạnh, ở các trường đại học. Khi bàn về giáo dục nói chung và giáo dục trong từng nhà trường nói riêng người ta thường chỉ quan tâm đến người dạy và người học mà quên rằng còn có một bộ phận tuy không trực tiếp tham gia quá trình dạy - học nhưng có vai trò nhất định trong các bộ phận cấu thành một đơn vị trường học, đó là cán bộ công nhân viên trong mỗi trường học, họ là những người phục vụ, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đào tạo của nhà trường. Cán bộ, nhân viên có thể là những người tham gia công tác quản lý mà không trực tiếp giảng dạy, có thể vừa giảng dạy vừa phụ trách một mảng hoạt động, một bộ phận nhất định trong cơ cấu trường học. Nhân viên có thể là những người làm những công việc chuyên biệt ở các khoa, phòng, ban, trung tâm hoặc bộ phận nhân viên bảo vệ, nhân viên môi trường.. có trách nhiệm gắn với công việc được giao và họ cũng tham gia vào quá trình giáo dục, xây dựng và thực hiện VHHĐ trong trường đại học được thể hiện qua chất lượng, hiệu quả công việc và ý thức, thái độ trong ứng xử với các thành viên trong trường đại học. Như vậy cán bộ, công nhân viên cũng là một nhân tố rất quan trọng góp phần vào quá trình GDVHHĐ cho sinh viên trong trường đại học. b) Chi phí về cơ sở vật chất.