MỤC LỤC
- Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…). Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học.. - Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu.. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng.. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây. - Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin?. Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin:. - Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin. - Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2. - Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình cầu).
- Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông tin di truyền. - Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ dàng tách nhau ra trong quá trình tái bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và phiên mã (truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể).
+ Phần không có nhân có thể chuyển động, nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng trưởng và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân có khả năng điều khiển hoạt động của tế bào. - Co nguyên sinh: khi môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào( chênh lệch áp suất thẩm thấu), nước từ tế bào sẽ đi ra ngoài, làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co lại, màng sinh chất nhăn nhúm.
- Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. - Diễn biến: NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. - Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên nhiễm sắc thể (một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử của mẹ).
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau. - Trong quá trình bắt đôi, các NST của cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau→ hoán vị gen, do đó tạo ra sự tái tổ hợp các gen→cơ sở xuất hiện tổ hợp gen mới → cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
SINH HỌC VI SINH VẬT
- Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon). - Kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng( nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là CO2) Câu 13. Hô hấp là gì? So sánh đặc điểm giữa hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men?. Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men. Khái niệm - Là quá trình oxi hóa chất hữu cơ. - Nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn…. - Là quá trình phân giải cacbohydrat để thu năng lượng cho tế bào. - VK phản nitrat hóa, vk phản lưu huỳnh hóa…. - Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất. của oxi Cần oxi Không cần oxi Không cần oxi. Chất nhận electron cuối cùng. - Phân tử chất hữu cơ - Diễn ra trong TBC Sản phẩm. CO2, H2O, năng lượng nhiều hơn. Rượu, axit lactic,…, năng lượng ít. Năng lượng thu được từ 1 mol glucozo. Trình bày nội dung và cánh tiến hành làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt? VÌ sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?. * Nội dung và cách làm sữa chua:. * Sữa chua đang ở trạng thái lỏng trở thanh sệt vì: acid lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm nên casein protein trong sữa) bị kết tủa.
- Virut không có các enzim dành cho chuyển hóa vật chất và năng lượng, không có riboxom, cũng như bất kỳ bào quan nào thực hiện tổng hợp protein → không có khả năng tự sinh sản, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào. - Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Nhờ đó đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử loài người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên. Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước.
+ Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra).