Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng các dịch vụ ngân hàng của NHTMCP Công Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHTM CôngThương Việt Nam

Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại 1 Ngân hàng thương mại

NHTM trước hết là một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ tiền tệ, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Ở góc độ rộng hơn, Peter .S.Rose định nghĩa ngân hàng nói chung như sau: “ngân hàng là một tổ chức tài chính cung cấp các danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, đồng thời thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Trong khi nhiều người tin rằng các ngân hàng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì trên thực tế ngân hàng đã phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

 Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thành các khoản vay (cấp tín dụng) để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác. Hoạt động trung gian của NHTM sẽ diễn ra: (i) nếu có một mức chênh lệch dương giữa thu nhập dự tính từ việc cho vay đối với nhóm “thâm hụt” và chi phí dự tính mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động từ nhóm “thặng dư” và (ii) nếu có một tương quan dương giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động.

Dịch vụ ngân hàng của NHTM

Khác với các ngành sản xuất vật chất, chất lượng sản phẩm được quy định theo một tiêu chuẩn nhất định, nhưng đối với ngành dịch vụ rất khó có thể xác định tiêu chuẩn cố định cho một loại dịch vụ, và thông thường người ta cũng chỉ có thể tiêu chuẩn hoá dịch vụ ở một góc độ nhất định nào đó, vì dịch vụ phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tiếp xúc, sự tác động qua lại giữa bên cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. Có quan điểm cho rằng, dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, nhận tiền gửi,..), các hoạt động khác như (chuyển tiền, thu uỷ thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán,..). Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm cho đến thời điểm hiện tại đều quan niệm rằng tất cả các hoạt động tín dụng, nhận tiền gửi, chuyển tiền,..được cung ứng bởi ngân hàng đều được coi là dịch vụ ngân hàng, theo đó người ta định nghĩa như sau:. Dịch vụ ngân hàng được hiểu theo thông lệ quốc tế đó là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an toàn, đem lại nguồn thu phí cho các tổ chức cung ứng dịch vụ. S Rose thì dịch vụ ngân hàng được phân loại thành 2 loại khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như khả năng cung ứng của ngân hàng. a) Dịch vụ truyền thống của ngân hàng.  Cung cấp dịch vụ tương hỗ và hỗ trợ: do NHTM cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng sản phẩm đầu tư (investment products) đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp với kỳ vọng thu nhập khả quan hơn tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tuy nhiên rủi ro cao hơn.

 Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: NHTM cung cấp dịch vụ bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành), cung cấp công cụ Marketing chiến lược,. các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng. Bên cạnh đó, NHTM cũng tham gia sâu vào thị trường bảo đảm, hỗ trợ cho các khoản nợ được phát hành bởi Chính phủ và công ty phát hành nhằm giúp khách hàng có thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vay khác. c) Dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hàng đầu thế giới.  Quá trình thực hiện dịch vụ ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh: hoạt động của ngân hàng luôn được giám sát chặt chẽ nhất bởi vì sự đổ vỡ của ngân hàng sẽ kéo theo sự đổ vỡ và làm tê liệt toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế trong khi đó việc khôi phục lại các hoạt động này không dễ dàng, đồng thời lại rất tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc, ngoài ra mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng dựa chủ yếu vào mức độ tín nhiệm lẫn nhau.

Phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại

 Tính cạnh tranh giữa các dịch vụ ngân hàng rất cao: các NHTM sử dụng nguyên liệu chính trong hoạt động kinh doanh là “tiền” - loại nguyên liệu có tính xã hội có tính xã hội hoá và tính nhạy cảm cao do vậy chỉ cần sự thay đổi nhỏ về lãi suất (đầu vào và đầu ra) cũng sẽ tác động đến việc dịch chuyển của khách hàng từ ngân hàng này sang ngõn hàng khỏc. Điều này càng được thể hiện rừ nột hơn khi một trong số cỏc NHTM phát triển được dịch vụ thu hút được sự ưa chuộng của xã hội thì ngay lập tức sau đó, các NHTM khác cũng sẽ tạo ra dịch vụ tương tự để cạnh tranh trong khi đó để tạo được một sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải tốn rất nhiều thời gian dài nghiên cứu ứng dụng và triển khai đối với sản phẩm.  Nâng cao và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng hiện có, theo đó các dịch vụ của ngân hàng sẽ được phát triển theo chiều sâu và ngày càng nâng cao chất lượng hoàn thiện các tính năng sẵn có để giảm thiểu sai sót, tạo sự hài lòng và đáp ứng các kỳ vọng của người sử dụng cũng như giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Vì vậy, phải tăng cường thiết lập mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, tăng cường thu hút khách hàng, tư vấn cho khách hàng, từ đó không ngừng mở rộng khối lượng đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Sau nữa là phải có cán bộ tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết và có kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có thái độ phục vụ khách hàng tốt, tạo được niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao ở mức cao nhất.

Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, NHTMCPCT đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đồng thời không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Để có được những thành công với các bước phát triển, tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế, NHTMCPCT cũng trải qua ít nhiều thăng trầm phát triển cùng kinh tế đất nước. NHTMCPCT đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trước sức ép của Hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là Hội nhập kinh tế toàn cầu.

Từ khi thành lập NHTMCPCT luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin đổi mới hoạt động ngân hàng theo hướng hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp nhiều tiện ích, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, đồng thời cũng chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh đối. - Tính từ năm thành lập (1988) đến nay NHTMCPCT đã được tặng thưởng: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 04 Huân chương Lao động hạng Nhất, 22 Huân chương Lao động hạng Nhì, 121 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công hạng ba, 03 tập thể được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, 333 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 08 Cờ thi đua của Chính phủ, 20 Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và hàng ngàn bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành v.v.

Bảng 2.2: mạng lưới hoạt động của NHTMCPCT
Bảng 2.2: mạng lưới hoạt động của NHTMCPCT