Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quyền khiếu nại hành chính về đất đai của công dân tại thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Các phương thức thực hiện quyền khiếu nại hành chính về đất đai và thủ tục hành chính thực hiện quyền khiếu nại hành chính về đất đai

Phương thức thực hiện quyền khiếu nại hành chính về đất đai Phương thức thực hiện quyền khiếu nại hành chính nói chung (tranh. chấp hành chính) và quyền khiếu nại hành chính về đất đai là cách thức công dân sử dụng để yêu cầu xem xét là quyết định hành chính, hành vi hành chính khi công dân cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tóm lại, phương thức thực hiện quyền khiếu nại hành chính mà các quốc gia qui định là phương thức thực hiện bằng thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính hoặc các chủ thể quản lý hành chính - chủ thể đã ban hành ra quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cấp trên của những cơ quan, chủ thể đó và phương thức thực hiện bằng khởi kiện ra cơ quan tài phán hành chính là tòa án thường hoặc tòa án hành chính.

Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân

Đồng thời, qua hoạt động xét xử, Tòa án sẽ thấy được những bất cập nhược điểm của hệ thống pháp luật trong việc bảo đảm quyền khiếu nại, từ đó có cơ sở kiến nghị với cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời hệ thống các qui định pháp luật về quyền khiếu nại, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính. Ngoài các quy định về bảo đảm trực tiếp quyền khiếu nại hành chính về đất đai của công dân, pháp luật, bảo đảm khác cũng phải được khẳng định, đó là chế tài pháp luật đối với cán bộ, công chức cũng như người khiếu nại và những người liên quan đến khiếu nại trong các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính về đất đai.

Phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện quyền khiếu nại hành chính về đất đai của công dân ở thành phố Đà Nẵng

Trong quản lý đất đai, nội dung khiếu nại hành chính chủ yếu tập trung vào việc: khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chiếm khoảng 70%); Khiếu nại các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (chiếm khoảng 20%); Khiếu nại các quyết định hành chính về cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm khoảng 10%). Đáng lưu ý là có một số phần tử lợi dụng tôn giáo, xúi giục, kích động lôi kéo những người đi khiếu kiện liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối, tụ tập, làm mất an ninh, trật tự trước trụ sở cơ quan nhà nước, đưa lên mạng với nội dung vu khống, sai bản chất, nhằm bôi xấu chính quyền làm cho một số dự án bị đình trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Pháp luật và thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân tại Đà Nẵng

Mặt khác, theo điểm c khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai không phân biệt quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp huyện hay của cấp tỉnh, đều quy định chung thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày; thời hiệu khiếu nại tiếp theo là 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, trong khi đó, tại Điều 63 và 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định: Thời hiệu khiếu nại lần đầu: không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện; không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Số lượng đơn này tiếp tục được các cơ quan chuyển về địa phương đề nghị xem xét, trả lời cho cơ quan chuyển đơn và người khiếu nại, do đó làm mất nhiều thời gian của cơ quan có thẩm quyền xử lý, ta ̣o cho người khiếu na ̣i tâm lý gửi đơn ở nhiều nơi, từ đó việc khiếu nại, tranh chấp không có điểm dừng.Cá biệt, có những trường hợp đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo giải quyết nhưng khi người khiếu nại không đồng ý và tiếp tục khiếu nại gây gắt thì vẫn lại được kiểm tra xem xét, giải quyết như đơn của bà Vũ Thiện Thu Hoài, Trú tại 52 Triệu Nữ Vương nối dài, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu; Đỗ Xuân Hiền, Trú tại tỗ 1 phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Đối với việc khiếu nại đúng hoặc có đúng có sai, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hủy toàn bộ hoặc hủy một phần, bên cạnh việc hủy bỏ kéo theo đó là xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức- chủ thể đã ban hành quyết định phải bồi thường thiệt hại cho công dân thì mới khắc phục được thiệt hại do quyết định, hành vi bị khiếu nại gây ra hoặc do bị thiệt hại trong quá trình công dân đi khiếu nại như tiền tàu xe đi lại, chỗ ăn, nghỉ..Tuy nhiên, cho đến nay, tại thành phố Đà Nẵng chưa có công dân nào được bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại gây ra (theo báo cáo Sở Tư pháp Đà Nẵng).

Qua giám sát, Đoàn ĐBQH đã có văn bản kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết dứt điểm một số trường hợp, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đơn cử như đơn của bà Nguyễn Thị Hoè, trú tại 404 đường Lê Duẩn, Tp Đà Nẵng có nội dung khiếu nại về việc UBND quận Thanh Khê không thi hành Bản án phúc thẩm số 07 ngày 08/8/2000 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có hiệu lực thi hành về xét xử vụ kiện Quyết định hành chính giữa bà Hoè với UBND quận Thanh Khê và khiếu nại việc các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương không xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với diện tích đường kiệt mà gia đình bà sử dụng ổn định từ năm 1955 đến nay.

Quan điểm nâng cao hiệu quả khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân ở Việt Nam hiện nay

Đảng coi kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hoạt động của mỗi cấp ủy, đơn vị, cán bộ, đảng viên.Vì vậy, trong việc xây dựng pháp luật về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, chúng ta cần đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cấp cơ sở, có những qui phạm về khen thưởng, xử phạt phân minh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng đồng quốc tế đang đặt ra những yêu cầu rất cụ thể, Việt Nam phải thừa nhận và tuân theo những nguyên tắc cơ bản của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, quyền khiếu nại, tố cáo.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của công dân

Để khắc phục tình trạng này, trong phát biểu của đại biểu Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong phiên thảo luận tại hội trường, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai sáng ngày 07/11/2012 đó chỉ rừ: “sẽ xõy dựng Tũa ỏn bốn cấp, trong đú cú tũa sơ thẩm khu vực, tức là Tòa án các cấp là sẽ không theo địa giới hành chính mà theo cấp xét xử, trong đó có Tòa sơ thẩm khu vực thì sẽ xét xử các loại vụ án trong đó có vụ án hành chính thì không còn gắn với chính quyền địa phương thì tính độc lập của Tòa án sẽ cao hơn. Bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo hướng: quy định trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc thi hành quyết định; nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định; trình tự, thủ tục thi hành quyết định; cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dừi, kiểm tra, đụn đốc việc thi hành quyết định; quy định cỏc biện phỏp bảo đảm việc thi hành quyết định, công khai quyết định và việc thi hành quyết định trên các phương tiện thông tin đại chúng, quy định chế tài đối với hành vi không thực hiện hoặc gây cản trở việc thi hành quyết định.