PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CÀ MAU

MỤC LỤC

Phân tích khoản mục thu nhập

Vì vậy để tìm ra biện pháp tăng thu nhập thì cần phân tích các khoản thu nhập của các năm trước để có thể nhận thấy khoản thu nhập nào có thể phát huy thêm góp phần làm tăng tổng thu nhập chung của ngân hàng. Tổng thu nhập của ngõn hàng tăng liờn tục qua cỏc năm đó thể hiện rừ sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, cả về qui mô và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến là sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các năm. Năm 2005 thu nhập từ lãi đạt 382.827 triệu đồng tăng 92,37% so với năm 2004 nguyên nhân là do trong năm hoạt động tín dụng của ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả, ngân hàng còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ trong đội ngũ cán bộ tín dụng … do đó làm tăng thu nhập lãi cho ngân hàng.

Việc chuyển từ chuyên cạnh sang luân canh mới bắt đầu do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do môi trường còn quá mới vì vậy mà ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng năm 2006.

Phân tích khoản mục chi phí

Ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra khung lãi suất huy động hợp lí, trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn lại đưa ra lãi suất huy động khá cao mà NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau do đã kí thoả ước về thực hiện khung lãi suất với một số thành viên trong hiệp hội ngân hàng. Sở dĩ có được kết quả như thế là do sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo ngân hàng, trong năm ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng góp phần làm giảm tốc độ tăng của chi phí lãi suất. Khoản mục tiền lương tăng qua các năm do chỉ số giá cả tăng, thêm vào đó là mức lương tối thiểu cũng tăng lên để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người lao động vì vậy mà chi phí tiền lương của ngân hàng tăng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi suất.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có mặt ở khắp các huyện trong Tỉnh vì vậy mà công tác quản lí của ngân hàng khá phức tạp, chi phí quản lí và chi phí công vụ của ngân hàng tăng qua các năm để góp phần làm tăng chất lượng công tác quản lí của ngân hàng nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung.

Phân tích khoản mục lợi nhuận

Để thực hiện những công việc đó đòi hỏi ngân hàng cần phải bỏ ra một khoản chi phí vì vậy mà làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên tạo điều kiện cho công tác phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Qua chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và đóng góp vào ngân sách nhà nước. * Tóm lại: Khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm điều này cho thấy công tác quản lí của lãnh đạo ngân hàng khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ tăng chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2005.

Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối hàng năm đều tăng, ngân hàng có đủ nguồn tài chính để trích lập các quỹ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng trong tương lai.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH CÀ MAU QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006

Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

    Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó, các năm qua ngân hàng đã ngày càng củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm. Nguyên nhân do năm 2005 các ngân hàng thương mại cổ phần đưa ra biểu lãi suất huy động vốn cao chênh lệch nhiều so với các ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng làm cho công tác huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động rộng nên ngân hàng dễ dàng thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo đến khách hàng chính vì vậy mà công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được cỉa thiện và tăng trưởng cao hơn.

    Loại tiền gửi kỳ hạn này khá dài, năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, để đủ sức cạnh tranh trên thị trường mới một số doanh nghiệp trong tỉnh đã tiến hành cổ phần hoá kêu gọi vốn đầu tư vì vậy mà một số người đã rút tiền ra để đầu tư vào các doanh nghiệp này để có khả năng sinh lời cao hơn.Vì vậy làm cho tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng giảm vào năm 2006.

    Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN
    Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN

    Phân tích tình hình huy động vốn - phân theo thành phần kinh tế Nếu phân theo tiêu chí thành phần kinh tế thì vốn huy động của ngân hàng

      Tiền gửi trong dân cư đa số là nhằm để sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình.Sỡ dĩ số tiền nhàn rỗi trong dân cư của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng đã có những bước đều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Có được kết quả như thế là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt cuả ban giám đốc, sự nỗ lực của cán bộ trong ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay. Hàng năm tiền gửi của TCTD tăng trên 40%, có được kết quả này là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử… nên tạo nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD trên địa bàn.

      Tuy loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng loại tiền gửi này thường là tiền gửi không kỳ hạn, do đó chi phí lãi suất thấp có thể sử dụng một phần tiền gửi để đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng, đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.

      Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
      Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

      Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng – phân theo tiêu chí nội tệ và ngoại tệ

      Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm ra giải pháp để nâng cao công tác huy động vốn trong các TCKT để góp phần cải thiện và nâng cao công tác huy động vốn chung của ngân hàng. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng N0 với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến thủ tục….

      Ngân hàng cần có những giaỉ pháp thu hút vốn huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt Kiều về cho thân nhân trong tỉnh, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoại tệ tăng do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển….

      Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NỘI  TỆ VÀ NGOẠI  TỆ
      Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NỘI TỆ VÀ NGOẠI TỆ

      Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

      Tổng dư nợ/ Vốn huy động

      Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt. Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng cao.

      Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng mà không cần phải chờ đợi sự xét duyệt xin vay vốn của ngân hàng cấp trên do thiếu vốn trong hoạt động tín dụng.

      PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG

      • Nhân sự
        • Sản phẩm dịch vụ
          • Marketing 1. Điểm mạnh
            • Về tài chính

              - Hiện NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau có 369 cán bộ trong đó có 109 cán bộ quản lí điều hành chiếm 26,41% trong tổng số cán bộ tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học, được bố trí vào các vị trí quản lí của 19 điểm giao dịch trên địa bàn điều này cho thấy công tác tổ chức nhân sự của ngân hàng khá tốt. - Tuy trong những năm vừa qua, ngân hàng đã nghiên cứu thị trường và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình. - Tại ngân hàng chưa có nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, huy đồng bằng VND đảm bảo giá trị bằng vàng và USD trong khi đó ở các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Á Châu đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện nên ngoài việc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn còn ảnh hưởng đến dịch vụ cầm đồ tại ngân hàng làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

              Do NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam vì vậy mà ngân hàng chi nhánh muốn thay đổi thiết bị, trang bị thêm máy móc, xin vốn điều chuyển… đều phải xin ý kiến của ngân hàng cấp trên, ngân hàng cấp trên phê duyệt thì mới được thực hiện do đó ngân hàng chi nhánh không thể chủ động trong việc mua sắm tài sản gây khó khăn về tài chính cho ngân hàng.