MỤC LỤC
Theo kết quả nghiên cứu của chương trình hợp tác khoa học quốc tế Pháp - Việt VTGO – UMR CNRS-IRD “REGARDS” về đô thị hoá Hà Nội, NXB Bản đồ năm 2002, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của các huyện ngoại thành là 50%. Chưa có sự liên kết giữa Hà Nội và các địa phương trong vùng trong việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ cho nhiều đô thị trong vùng (khu xử lý chất thải rắn, nước thải, nghĩa trang, hệ thống cấp nước..). Quận Hai Bà Trưng giảm 456 ha, do việc cắt chuyển một phần để thành lập Quận Hoàng mai để Quận Hai Bà Trưng có thể quản lý địa bàn tốt hơn do đặc điểm về vị trí tự nhiên, và giao thông.
Theo số liệu điều tra của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện nay có 10 khu chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện sống của người dân ở đây rất đáng lo ngại. Chương trình hiện đại hoá nhà trường được thực hiện sâu rộng đã hình thành mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực ở tất cả các bậc học. Đường bộ Hà Nội phát triển đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa thành phố và bên ngoài : quốc lộ 1 từ phía nam; quốc lộ 6 , quốc lộ 32 từ phía tây- bắc, quốc lộ 5 từ phiá đông, đường từ sân bay Nội bài vào Hà Nội phía bắc.
- Cho đến nay (năm 2007) Thủ đô Hà Nội chưa có được một quy hoạch chuyên ngành, đồng bộ, toàn diện về phát triển giao thông vận tải được tôn trọng và đầu tư có hệ thống theo một chương trình đầu tư trọng điểm quốc gia tương xứng với vai trò, vị trí của Thủ đô. - Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông thấp, [28] các tuyến đường phân bố không đều: Quận Hoàn Kiếm có tỷ lệ đường giao thông đạt 12% so với diện tích đô thị, trong khi các quận còn lại tỷ lệ chỉ đạt 5%. Tuy nhiên, việc đầu tư cho lĩnh vực vệ sinh môi trường nông thôn vẫn còn hạn chế, hiện tại, thành phố vẫn chưa có các chính sách xã hội hóa cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, nên chưa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.
Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường, ngành Bưu điện Hà Nội đã nhanh chóng tiếp thu những công nghệ hiện đại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá thủ đô. Trong thời gian tới, với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ, nếu không có sự quản lý và đầu tư một cách hợp lý thì môi trường của Thủ đô chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống cư dân đô thị. Diện tích cây xanh đô thị : Thành phố Hà Nội được coi là thành phố có nhiều công viên, không gian xanh phong phú, sông hồ, cây cổ thụ bên đường, tạo nên sự khác biệt giữa Hà Nội với các thành phố khác.
Hơn nữa, vẻ đẹp đó đang bị đe dọa bởi quá trình phát triển đô thị mang đến những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan chung, như quảng cáo tràn lan, mạng lưới dây điện chằng chịt, v.v. Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội đã thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai theo hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất chuyên dùng, hình thành các quận mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Với quỹ đất hiện tại đã tỏ ra quá chật hẹp cho thủ đô thì quản lý sử dụng đất hiệu quả là điều kiện quan trọng đảm bảo các hoạt động kinh tế và tính bền vững về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các đô thị.
- Phương án xây dựng Hà Nội với vành đai xanh bảo vệ môi trường đòi hỏi phải xác định lại chỉ tiêu bình quân đất đô thị là 100m2/người, để có sự kết hợp hài hoà với lợi ích của cả vùng Thủ đô. Việc theo dừi quỏ trỡnh thực hiện quy hoạch chưa được quy về một mối, từ cấp phường đến cấp thành phố đều tham gia quản lý quy hoạch xây dựng, chính vỡ vậy việc quy trỏch nhiệm khụng rừ ràng.
Nếu xét về tốc độ và so với tiêu chuẩn của Việt Nam thì đây là thành tích rất to lớn trong 12 năm qua, nếu xem xét các vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa, ta có cảm nhận rằng Hà Nội đã đô thị hóa quá mức. Tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận, bản chất vấn đề là Hà Nội chưa có một chính sách đồng bộ cho quá trình đô thị hóa, các mặt tiêu cực của quá trình chưa được hạn chế và xử lý triệt để. Kinh tế của Thủ đô phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ : tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch đã được chú trọng : quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện, quy hoạch các ngành đã được xây dựng và phê duyệt. Qua phân tích tất cả các tiêu chí, từ dân số, kinh tế, CSHT, vấn đề nổi cộm ở đây là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị của Hà Nội còn nhiều bất cập, và đây cũng là vấn đề chung của Việt Nam. Trong quá trình đô thị hoá tốc độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị và chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển sản xuất đời sống, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông.
Đô thị hoá trên phương diện phát triển kinh tế và tăng dân số đô thị với tốc độ nhanh do hình thành các khu công nghiệp, mở rộng quy mô hành chính đô thị và sự di cư từ nông thôn ra thành thị tạo nên sức ép ngày càng lớn về tất cả các phương diện, trong đó đặc biệt là giao thông đô thị. Sự bùng nổ các phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe gắn máy cùng với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao làm cho tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Vấn đề giao thông đô thị đã được đặt ra từ nhiều năm nay và kinh nghiệm thực tế của các đô thị trên thế giới, nhưng Hà Nội vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.
Nhóm giàu có và khá giả sử dụng phần lớn thu nhập của mình cho học tập, chăm sóc sức khoẻ, và các vấn đề quan hệ xã hội, trong khi đó nhóm nghèo và cận nghèo dùng phần lớn thu nhập của mình để giải quyết nhu cầu tối thiểu của gia đình. Nguyên nhân sâu xa của nó là sự tăng trưởng kinh tế - xã hội cao và sự khác nhau về cơ hội của mỗi người tham gia vào các hoạt động sản xuất và mang lại thu nhập cho mình. Nguyên nhân trực tiếp là quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, thì cơ hội của mỗi người để tham gia vào các hoạt động sản xuất là khó có sự công bằng vì thị trường lao động chưa phát triển.
Ổn định quy mô dân số, giải quyết vấn đề môi trường, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tìm giải pháp phát triển bền vững cho thủ đô đang là một thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo và quản lý thành phố. Tốc độ đô thị hoá cao, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế và vấn đề tăng dân số, trong khi đó công tác quản lý mới chỉ tăng quy mô số lượng cán bộ, chưa có sự thay đổi về chất, tất cả điều đó làm cho thành phố hoạt động không hiệu quả, thiếu trật tự. Nền kinh tế thị trường đó biều lộ rừ những mặt trỏi của nú đú là sự phỏt triển không cân đối giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, sự chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội.