Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Huế

MỤC LỤC

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1

Cơ sở thực tiễn

Để phục vụ cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet, nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu các cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam như cổng thanh toán VASC Payment của công ty VASC, Payagte của Intercom, One Pay của công ty One Pay, Smarklink – MasterCard. (Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011) Các văn bản trên cùng nhiều văn bản liên quan đến thương mại điện tử và công nghệ thông tin khác được ban hành đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử nói chung và Internet Banking nói riêng. (Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011) Tốc độ phỏt triển của Internet Banking là một minh chứng rừ ràng cho nỗ lực ỏp dụng khoa học công nghệ từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể tận dụng kênh giao dịch trực tuyến để cung cấp thêm một số dịch vụ chuyên ngành khác như chuyển đổi ngoại tệ, đăng ký mở thư bảo đảm tín dụng (L/C), chuyển tiền ra nước ngoài, đăng ký sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác. Tính năng này giúp khách hàng ngồi tại chỗ với máy tính nối mạng là có thể kiểm tra số dư tài khoản và nhật ký chi tiêu của mình mỗi tháng mà không cần phải đến ngân hàng hoặc chờ thông tin từ ngân hàng gửi đến qua đường bưu điện. Một trong những cản trở đối với các NHTM trong việc cung cấp trực tuyến dịch vụ chuyển khoản ngoài hệ thống là mối lo về mức độ an toàn, bảo mật của khỏch hàng, cũng như năng lực của ngõn hàng lừi - “core banking” chưa đảm bảo.

Để phát triển lâu dài trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với sự xuất hiện của một loạt ngân hàng 100% vốn nước ngoài, có một hướng đi được khá nhiều ngân hàng trong nước lựa chọn là chinh phục thị trường khách hàng thành thị, có trình độ và phương tiện công nghệ thông tin hiện đại với mô hình Internet Banking. Để thay đổi thói quen sử dụng của khách hàng và nâng cao ý định sử dụng của họ đối với một dịch vụ còn khá mới mẻ như Internet Banking là một thách thức khá lớn đối với các ngân hàng đang triển khai kinh doanh dịch vụ tại thành phố Huế. Có thể kể đến những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai dịch vụ Internet Banking trên địa bàn thành phố như ngân hàng BIDV, ACB, Vietcombank, VietinBank, Techcombank…và tới nay đã có hàng loạt các ngân hàng tham gia vào thị trường này, gần đây nhất có thể kể đến sự xuất hiện của Eximbank.

Với vị thế là một người đi sau, khi quyết định triển khai kinh doanh dịch vụ Internet Banking (I2B) tại thị trường Huế cách đây 2 năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã gặp không ít những khó khăn trong việc canh tranh cung cấp dịch vụ với các ngân hàng khác trên thị trường cũng như thay đổi thói quen sử dụng của người dân thành phố. Ý thức được điều đó, VPBank luôn quạn tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại Corebanking trong việc quản lí ngân hàng, an toàn trong hoạt động như áp dụng hệ thống bảo mật ba lớp với các giao dịch trực tuyến, bao gồm tên đăng nhập, tổ hợp mã khóa mật khẩu 128 bit (do khách hàng lựa chọn) và mã số bảo mật “one time password-OTP”, thay đổi từng thời điểm, thông qua một thiết bị bảo mật đặc biệt do ngân hàng cấp cũng như đem lại nhiều tiện ích, dịch vụ mới cho khách hàng, lấy đó làm bàn đạp, tạo sự khác biệt, không thua kém các ngân hàng khác trên thị trường. Nếu như so sánh với các dịch vụ khác trong cùng hệ thống ngân hàng điện tử như ATM, SMS Banking, Mobile Banking, PhoneBanking… Internet Banking đang có rất nhiều tiểm năng để phát triển với số lượng người sử dụng Internet đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây cũng như với việc Internet đã xuất hiện hầu như ở mọi cơ quan, công sở và điều đặc biệt là các tính năng ngày càng được mở rộng để phù hợp hơn với yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Theo thông tin cung cấp từ ngân hàng VPBank cho biết nếu như với SMS Banking khách hàng thường chỉ thực hiện được các tính năng cơ bản như truy vấn số dư tài khoản, nạp tiền điện thoại hay chuyển khoản với số lượng tiền còn hạn chế thì với Internet Banking ngày nay khách hàng có thể thanh toán với hạn mức lớn mà không cần phải đến ngân hàng. Chương này đã nêu lên một cách tổng quan về vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa các lí thuyết và thực tiễn có liên quan về dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung cũng như Internet Banking nói riêng về các khía cạnh như khái niệm, các loại hình của ngân hàng điện tử hay các lợi ích và rủi ro, điều kiện phát triển và tình hình cung cấp dịch vụ Internet Banking của các NHTM Việt Nam và thành phố Huế. Trên cơ sở đó nội dung quan trọng nhất của chương là tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân từ hệ thống lí thuyết các mô hình nghiên cứu có liên quan.

Bảng 1.3: Các văn bản thuộc Hệ thống Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin
Bảng 1.3: Các văn bản thuộc Hệ thống Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin

Giới thiệu về dịch vụ Internet Banking I2B của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng-Chi nhánh Huế

Đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế phải kể đến khoản thu nhập lãi thuần với tốc độ tăng bình quân trong cả 3 năm là 39,2%. Nhìn chung trên hầu hết các mặt đều có sự tăng trưởng, cho thấy hiệu quả của ngân hàng ở nhiều mảng hoạt động, trong đó có những phát triển tích cực như lãi thuần từ các hoạt động khác, với mức tăng trưởng lần lượt 65,6% và 36,7% trong các năm 2011 và 2012. Các khoản lãi khác như lãi từ hoạt động dịch vụ hay lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tuy có sự tăng giảm thiếu ổn định qua các năm nhưng nhìn chung sự sụt giảm này là không đáng kể và nguồn thu từ các khoản mục này cũng có sự đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế.

Qua đó có thể thấy năm 2012 dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng VPBank vẫn có những bước phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và đều khắp ở các hoạt động chính, tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn và mang lại cơ hội sinh lời cao. Có thể nói những thành công trong 3 năm qua của VPBank - Chi nhánh Huế xuất phát từ các chương trình tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, đầu tư vào công nghệ, kiểm soát khá tốt rủi ro, mở rộng kinh doanh, đa dang hóa sản phẩm… chính điều đó đã giúp ngân hàng không ngừng gia tăng lợi nhuận và có được những bước đi vững vàng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.