Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Nhật

MỤC LỤC

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở Công ty gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất (BHXH, BHYT, KPCĐ) và được tập hợp vào TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp ở Công ty thanh toán theo sản phẩm. Tiền lương CNSX = Số lượng sản phẩm x Đơn gía tính theo sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn tiền lương.

PHIẾU TIỀN LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM

Tổng tiền thanh toán (1)+(2): 1.736.640 đồng

    Theo phiếu tiền lương khoán sản phẩm của tổ cán A, Phân xưởng I, loại sản phẩm thép Φ12 hoàn thành là 14.472kg. Để tính lương cho bộ phận CNSX, hàng tháng xưởng trưởng sẽ tiến hành bình công theo bảng chấm công của từng người trong phân xưởng mình để xác định số công nhân của mỗi ngày trong phân xưởng. Cuối tháng căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán chia lương sản phẩm, lập Bảng thanh toán tiền lương theo Bảng chấm công của các tổ, đưa lên Kế toán tổng hợp lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.

    Trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế ở từng tổ, phân xưởng theo phiếu tiền lương khoán sản phẩm. Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Trong khoản mục này bao gồm nhiều chi phí không có tính xác định cụ thể hay nói cách khác không thể hiện kết quả cụ thể sau khi đã chi, nên đây là một khoản mục chi phí rất khó quản lý cũng dễ bị thất thoát.

    + Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương; BHXH, BHYT nhân viên phân xưởng, quản lý phân xưởng; tiền ăn ca, độc hại…. + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty Cổ phần công ngệ VIỆT – NHẬT sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

    Các loại chi phí sản xuất chung này phân bổ cho từng phân xưởng theo sản lượng sản xuất thực tế trong tháng của phân xưởng đó. CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGỆ VIỆT NHẬT 26B Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.

    BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 12/2007
    BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 12/2007

    SỔ CÁI

    Đối tượng tính giá thành

    Do quy trình sản xuất sản phẩm Công ty là quy trình sản xuất liên tục, khép kín, khi đưa nguyên vật liệu vào có thể cho ra ngay sản phẩm hoàn thành.

    SỔ CÁI TÀI KHOẢN

    HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGỆ VIỆT – NHẬT

      Công ty Cổ Phần Công ngệ Việt – Nhật có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh thép hơn 10 năm, đã tạo dựng và duy trì được một số khách hàng nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm, chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường. Chiến lược của Công ty là từng bước chiếm lĩnh thị trường bằng cách: nghiên cứu và vận dụng chính sách bán hàng phù hợp với từng thời điểm để đưa ra chính sách giá cả cạnh tranh, chính sách khuyến mại hợp lý nhất và các chính sách hỗ trợ. Để có thể mở rộng thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm thép cùng loại của các nhà sản xuất thép khác ở trong nước cũng như thép Trung Quốc, chiến lược mà Công ty đưa ra là nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng thời có chính sách cạnh tranh về giá cả, chính sách bán hàng và hỗ trợ khách hàng hợp lý nhất.

      Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Do vậy việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những công việc cần thiết của Công ty, đặc biệt trong giai đoạn Công ty vận hành dự án đầu tư mới, tình hình sản xuất kinh doanh đang trên con đường tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

      Yêu cầu của việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là sự hoàn thiện trong các khâu từ việc xác định đối tượng, phương pháp đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế, em xin mạnh dạn đề xuất mốt số ý kiến với hy vọng trong một chừng mực nào đó góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Để phù hợp hơn với đặc điểm về quy mô quy trình công nghệ và loại hình sản xuất, cũng như đáp ứng yêu cầu và trình độ quản lý cao hơn của Công ty thì việc chi tiết hơn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là cần thiết.

      Cụ thể, thay vì hạch toán chi phí sản xuất theo nơi sản xuất sản phẩm là các phân xưởng, Công ty nên hạch toán theo nhóm sản phẩm ở từng phân xưởng và tính giá thành cho từng nhóm sản phẩm hoàn thành theo đơn vị tính được quy định là tấn. Sản phẩm của Công ty là thép cán nóng các loại, được sản xuất ở hai phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất các loại thép khác nhau, được phân loại thành các nhóm theo đặc điểm trong khi sản xuất là số lần cán, chẳng hạn nhóm sản phẩm D9, D10, Φ10 số lần cán trong bước cán thép là 19, nhóm Φ12 là 17 lần,. Nguyên vật liệu sản xuất loại sản phẩm nào nên được hạch toán riêng trên tài khoản chi tiết đó nhằm phục vụ cho việc quản lý được kịp thời mà không nên hạch toán chung cho các loại sản phẩm sản xuất trong cùng phân xưởng như hiện nay.

      Nếu làm như vậy ta thấy rằng khi tính giá thành đơn vị thành phẩm cho mỗi nhóm sản phẩm sẽ không được chính xác lắm vì với mỗi loại nhóm sản phẩm khác nhau cần số lần cán khác nhau, giờ công hoàn thành là khác nhau, đơn giá tiền lương khác nhau. Căn cứ vào các Phiếu lương khoán sản phẩm, ghi Sổ chi tiết TK 622, và cú thể lập Bảng tổng hợp Phiếu lương khoỏn để tiện theo dừi và tập hợp chi phí tiền lương theo nhóm sản phẩm ở từng phân xưởng. Với cách thực hiện như trên thì kế toán sẽ không biết trường hợp nào có tăng hay giảm chi phí sản xuất chung ở phần sản xuất loại thành phẩm nào, nên nhà quản lý sẽ không chủ động trong việc hạ giá thành loại thành phẩm đó.

      BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM
      BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM