MỤC LỤC
Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Huế và từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu cho Ngân hàng. Nghiên cứu mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu NAVIBANK thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu của NAVIBANK.
2 Chính thức Định lượng Điều tra qua bảng câu hỏi Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được sử dụng bằng phương pháp định tính để phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp các nhà quản trị của Ngân hàng Nam Việt và các khách hàng thường xuyên sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Tiến hành kiểm định One Sample T-Test để kiểm định giá trị trung bình của các mẫu liệu nó có sự khác biệt giữa tần suất quan sát và tần suất chuẩn nào đó dựa trên lý thuyết.
Phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các biến quan sát có tác động đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu. Tiến hành phân tích hồi quy để xác định các nhân tố có mức độ tác động cao đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu của ngân hàng.
Cụ thể: Giá trị thương hiệu của một ngân hàng không chỉ là cung cách phục vụ người gởi, người vay, độ an toàn trong thực hiện giao dịch, sự tín nhiệm về bí mật giao dịch, hệ thống màng lưới thuận lợi cho tiếp cận khách hàng…mà còn là số lượng và hình thức các sản phẩm, tiện ích của ngân hàng đó phục vụ nhu cầu của khách hàng như thế nào. Để tăng cường hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không những phải tạo ra dư luận xã hội, tạo hình ảnh của doanh nghiệp, huấn luyện nhân viên bán hàng biết cư xử và niềm nở trong giao tiếp mà còn phải duy trì tốt mối quan hệ với những người trung gian, người tiêu dùng và công chúng có tiếp xúc với doanh nghiệp.
Dù đa số các NHTM thay đổi thương hiệu đều thuê công ty nước ngoài tư vấn, nhưng không ít thương hiệu đã đổi vẫn na ná nhau, nhiều logo ngân hàng thiếu sự sáng tạo (phổ biến logo hình đồng tiền), thậm chí có hệ thống nhận diện thương hiệu có màu sắc giống thương hiệu của ngân hàng ngoại, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng thay vì liên tục thay đổi thương hiệu hay chi hàng tỷ đồng để quảng bá thương hiệu, các NHTM nên chú trọng đến những chương trình giới thiệu phổ cập các tính năng, các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hoặc khuyến cáo những vấn đề người dân cần biết khi giao dịch ngân hàng. Xây dựng thương hiệu chỉ đạt hiệu quả tối đa khi kèm theo nó là văn hóa doanh nghiệp, giá trị đạo đức của ngân hàng trong việc tham gia tích cực các chương trình xã hội…Đặc biệt, trong bối cảnh hệ thống NHTM đang trong lộ trình tái cơ cấu, người gửi tiền có tâm lý ngại giao dịch với NHTM nhỏ mà ưu tiên giao dịch với NHTM lớn, có uy tín.
NAVIBANK định hướng trở thành một trong những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động kinh doanh theo mục tiêu, định hướng mà hội đồng quản trị ( HĐQT), tổng giám đốc đề ra, NAVIBANK chi nhánh Huế luôn quan tâm, chú trọng hơn đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đang có và thực hiện chính sách tuyển dụng thêm lực lượng nhân sự trẻ với trình độ chuyên môn đầu vào cao hơn, phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng. Đạt được thành quả này là do trong những năm qua, chi nhánh luôn có sự cố gắng trong công tác điều hành, quản lý, và có chính sách huy động vốn từ ban lãnh đạo ngân hàng, nhân viên, khách hàng với sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ tiên tiến, hiện đại, bên cạnh đó ngân hàng còn có nội lực lớn mạnh.
Sau khi tiến hành kiểm định, kết quả cho ta thấy rằng: biến “Thông tin về khuyến mói rừ ràng và đỳng đắn” và “Quà tặng khuyến mói hấp dẫn và cú giỏ trị cao” đều cú giỏ trị sig>0.05 chưa có ý nghĩa về mặt thống kê để bác bỏ H0, tức là trong phạm vi mẫu điều tra ta chấp nhận mức độ đồng ý với các ý kiến này là bằng 4: khách hàng đánh giá cao hoạt động khuyến mãi của ngân hàng về các thông tin khuyến mãi mà ngân hàng cung cấp rất rừ ràng, chớnh xỏc và giỏ trị của cỏc quà tặng khuyến mói lớn và hấp dẫn. Bên cạnh đó, có 4 biến con lại của nhóm hoạt động khuyến mãi có kết quả kiểm định giá trị sig<0.05, trong phạm vi mẫu điều tra có cơ sở để bác bỏ H0 , chấp nhận H1 : mức độ đồng ý với các ý kiến trên dưới mức 4 (đồng ý) (vì giá trị t ứng vói các biến này có giá trị <0) điều đó cho thấy rằng: hoạt động khuyến mãi ở ngân hàng hấp dẫn và được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ nhưng vẫn chưa nâng cao uy tín cho thương hiệu ngân hàng NAVIBANK nói chung và NAVIBANK chi nhánh Huế nói riêng. Với kết quả kiểm định KMO là 0.883 >0.5 và P-value của kiểm định Barlett là 0.000 <0.05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó. b) Phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các biến quan sát có tác động đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK.
Với tiêu chuẩn chọn lựa một biến để đưa vào mô hình là xác suất của thống kê F ≤ 0.05 và tiêu chuẩn để đưa một biến ra khỏi mô hình là xác suất của thống kê F ≥ 0.10, qua 05 bước thực hiện, phương pháp Regression Stepwise chọn ra 05 nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK đó là: điện thoại viên lịch sự, nhiệt tình và có hiểu biết; hoạt động xã hội nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng; phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp cận; chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương hiệu ngân hàng; giao dịch qua điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp thời. Sự đổ vỡ hàng loạt của các thương hiệu ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua đã rút ra một bài học lớn cho các ngân hàng muốn trụ vững để có thể song hành cùng nền kinh tế vượt qua điểm uốn của chu kỳ suy thoái là “các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cần xây dựng thương hiệu của ngân hàng mình phải có điểm khác biệt, độ nhận diện cao và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc vừa xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng” và đây cũng là định hướng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng Nam Việt trong thời gian tới.
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng triển khai hoạt động PR về ngân hàng mình đến khỏch hàng nhằm mục đớch làm cho khỏch hàng hiểu rừ hơn về ngõn hàng mỡnh đang sử dụng các dịch vụ, nhận thấy được ưu điểm của ngân hàng cũng như biết được lợi ích của ngân hàng đem lại và tạo được ấn tượng tốt giúp tác động đến khả năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng cao hơn. Marketing trực tiếp thu hút rất nhiều nhà làm marketing bởi nó mang về những hiệu quả tích cực đó là nó có thể được đo lường một cách trực tiếp các thông tin thị trường, các phản hồi trực tiếp của khách hàng, tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng… Chính vì vậy, ngân hàng nên tập trung phát triển hơn nữa hoạt động này để tạo dấu ấn mạnh trong tâm trí khách hàng. Bởi vì các tiêu chí này có mức độ tác động mạnh đến việc đánh giá chung của khách hàng về thương hiệu NAVIBANK nên ngân hàng cần có những khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên của mình về kĩ năng giao tiếp qua điện thoại, thư từ,…kĩ năng giải đáp thắc mắc, xử lí các tình huống giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả và việc thể hiện sự hiểu biết, lịch sự như thế nào để khỏch hàng hiểu rừ hơn và cú niềm tin hơn đối với ngõn hàng.