Chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý - Động lực phát triển kinh tế bền vững

MỤC LỤC

Cơ cấu đầu tư hợp lý

Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, với các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng, cơ sở và toàn bộ nền kinh tế, có tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hai loại cơ cấu trên, từ yêu cầu của chuyển dich cơ cấu kinh tế, của thực trạng cơ cấu đầu tư cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý là tất yếu khách quan và hết sức cần thiết, cấp bách và cần phải định hướng một cách khoa học.

Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư

Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư &cơ cấu kinh tế, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư

Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kì phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định.Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỉ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực do xuất phát điểm của ta quá thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.Để thoát khỏi tình trạnh yếu kém của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về chuyển dịch cơ cấu đầu tư

-Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ .Đầu tư còn là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nền kinh tế. Đầu tư còn giải quyết tình trạng mất cân đối về tình trạng phát triển giữa các vùng, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên,địa thế .của những vùng có khả năng phát triển, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Tình hình cơ cấu đầu tư ở Việt nam

    Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Nếu như trước 1990, nguồn vốn này được xem là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.Giai đoạn 1991- 1995 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong những năm tới ,xu hướng của nguồn vốn này là cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỉ trọng không có sự gia tăng đáng kể. Tính đến năm 207, cả nước có hơn 9500 dự án dầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí khoảng 98 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm).Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 83,1,tỉ USD.Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới,nhiều dự án sau khi hoạt động đã mở rộng qui mô sản xuất tăng vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 đến nay.Tính đến. Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư.Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên….

    Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu,chậm phát triển .Tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%).Vùng Bắc Trung bộ,Tây Nguyên,Tây Bắc Bộ cơ sở hạ tầng còn khó khăn nên không thu hút được đầu tư khiến cho chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng ngày càng gia tăng.

    Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thực hiện  (từ 2001-2005).
    Bảng cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn thực hiện (từ 2001-2005).

    Đánh giá chung về hiện trạng cơ cấu đầu tư ở Việt nam

      Vốn đầu tư đã tập trung cho phát triển nguồn nhân lực: giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các chương trình quốc gia, xoá đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai, bão lụt. Quản lý nhà nước về quy hoạch cũn nhiều yếu kộm mà biểu hiện rừ nhất là phõn cụng, phõn cấp khụng rừ ràng, thiếu một khung phỏp lý đầy đủ cho việc lập, phờ duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước; thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

      PHẦN BA : PHƯỚNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG HỢP LÍ

      Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu đầu tư &phương hướng thực hiện

        Phát huy lợi thế và tính cạnh tranh riêng của từng vùng về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí nguồn nhân lực trong mối liên kết chung tạo ra sức mạnh lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của các vùng.Tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn,trọng điểm,đồng thời phát triển thêm một số khu vực kinh tế , khu công nghiệp,khu chế xuất. - Đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước,đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ,đồng thời động viên mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của ngền kinh tế,những nganh có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển.Mục tiêu là kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,đồng thời phải giải quyết căn bản được các vấn đề xã hội, mở đường, hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tấ phi nhà nước, là lực lượng vật chất có hiệu quả để nhà nước thực hiện chính sách quản lí và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

        Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí

          -Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh các ngành công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình xử lý, thẩm định, cấp phép và quản lý nhà nước sau cấp phép đối với các dự án đầu tư nước ngoài theo hướng quy định rừ trỏch nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành trong rà soát, điều chỉnh quy định về đầu tư nước ngoài, phối hợp xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong xúc tiến đầu tư nước ngoài. -Miền Trung cần phải tập trung đầu tư phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt như: Hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế mở Chu Lai ( tỉnh Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và khu khuyến khích phát triển kinh tế -thương mại Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên- Huế), quy hoạch xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) để sau năm 2010 các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng.