MỤC LỤC
Các tác giả ngày càng quan tâm hơn đến “sự chân thật trong miêu tả hiện thực cuộc sống như nó tồn tại, dầu đó là một hiện thực của môi trường sinh hoạt hay hiện thực của những quá trình phức tạp trong tâm hồn con người… Có những tác phẩm trong đó tác giả không ngần ngại miêu tả những sự thật tàn nhẫn, cay đắng, không né tránh nêu lên những điều gai góc, phiền toái” [18, tr. Qua việc phân tích những tính cách và những số phận của nhiều nhân vật, các tác giả đã đưa ra bàn luận một vấn đề mang tính thời đại: Con người nên lựa chọn điều gì giữa một bên là chiến tranh tàn khốc, nơi con người có thể lập chiến công và một bên là cuộc sống bình dị, không có anh hùng trận mạc nhưng bù lại là sự bình yên trong tâm hồn.
Người kể chuyện lộ diện (overt narrator) là “anh, cô ta tự nhắc đến mình ở ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, người trực tiếp hoặc gián tiếp hướng đến người nghe, sẵn sàng biểu hiện thái độ thân thiện với người đọc bất cứ lúc nào cần đến (khi sử dụng chức năng diễn ngôn cầu khiến, thuyết phục…); người bày tỏ thái độ hoặc lập trường diễn ngôn hướng tới nhân vật và sự kiện, đặc biệt trong cách sử dụng các biện pháp tu từ, hình ảnh, những cụm từ định giá, sự biểu hiện để nói lên những chú giải triết học hoặc khớp nối trần thuật, là người có giọng điệu đặc trưng.” [9, tr. Lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất đặc biệt được thịnh hành trong tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XVIII, khi tiểu thuyết đang vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong văn đàn với các đại diện như: Voltaire, Diderot, Rousseau, Montesquieu, Swift, Defoe, Fielding, Goeth… “Nổi bật như một ưu thế đặc biệt trong các tiểu thuyết của thời đại là loại tiểu thuyết sử dụng ngôi kể thứ nhất trong văn bản tự sự, trong phạm vi trần thuật.” [13, tr.
Sang thế kỷ XX, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ II, “khi vấn đề đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết trở nên bức xúc trong không khí tìm tòi đổi mới thể loại và nghệ thuật nói chung, các nhà văn càng chú ý đưa ra nhiều thể nghiệm mới liên quan đến người kể chuyện và các điểm nhìn làm đảo lộn cách viết truyền thống” [15, tr. Nhưng rất có thể, những kỹ thuật tự sự lại không phải là mục đích chính của nhà văn mà thay vào đó, ông để điểm nhìn của nhân vật chính (cũng là người kể chuyện) thâu tóm toàn bộ với mong muốn nhân vật có thể bộc bạch hết những suy nghĩa của mình.
Ngay cả khi ở chiến trường Berlin trong thế chiến thứ hai, không gian chật hẹp lại xuất hiện thêm lần nữa: “Đơn vị của tôi, hay như người ta thường gọi bấy giờ, cơ nghiệp của tôi, bố trí ở Carthortx, một trong những vùng ngoại ô phía đông Berlin, còn bản thân tôi thì trú ngụ ngay gần đây, trong nhà của một bà Macta Kuyn nào đó, bé tí teo nhưng học đòi sang trọng, với hàng rào bằng gang đúc và những bậc tam cấp đồ sộ dẫn từ chiếc cổng kín suốt đến khung cửa lớn bằng gỗ sồi” [10, tr. Ngay từ những dòng đầu tiên của quyển hai, khung cảnh tráng lệ của thành phố Pari đã hiện lên và chiếm lĩnh bức tranh phong cảnh: “Tôi bước ra và say sưa nhìn hai dãy nhà Pari độc đáo chạy dọc hai bên đường, toàn những ngôi nhà bảy tầng với tầng mái như vầng trán hất ngược về phía sau, với những chấn song ban công bằng sắt như thêu ren và hằng hà sa số khung của, với những lều vải sặc sỡ của các hiệu cà phê và quán bia vỉa hè” [10, tr. Nếu như trong tập một cuốn tiểu thuyết, Kron chỉ đặc tả không gian riêng tư của Yudin thì sang đến tập hai, tác giả lại tập trung miêu tả không gian công cộng như: nhà ga, quảng trường, đại lộ, công viên, chợ… Đó là những nơi giao lưu, gặp gỡ của con người với nhau, là nơi nảy sinh những mối quan hệ, là nơi chia sẻ thông tin và cũng là nơi con người thực hiện quá trình xã hội hóa để là một bộ phận của cộng đồng.
– ngay cả chớnh tụi cũng khụng được rừ hoàn toàn, tụi cú thể chọn cho mình một người khác hay hơn, nhưng sự lựa chọn không phải lúc nào cũng thuộc về chúng ta, với sức công phá chỉ riêng mình hắn có, Vdovin thâm nhập vào quá trình tư duy của tôi, và tôi đã nghe thấy hắn” [10, tr. Khi nói về lòng tham quyền, Yudin đã thẳng thắn cáo buộc sự tham quyền của Vdovin: “Tôi không có ấn tượng xấu về những người có quyền đến mức cho rằng họ yêu thích sử dụng quyền lực hoàn toàn vì những sự ưu đãi nào đó tạo ra… Đi đâu xa làm gì, chính anh rất tham quyền [10, tr. Điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy tính đa thanh trong lời văn của Kron vì theo Bakhtin thì “hãy tưởng tượng ra một đoạn đối thoại giữa hai người, trong đó những câu đối đáp của người tiếp chuyện thứ hai bị bỏ trống, nhưng làm sao cho ý nghĩa chúng không bị suy suyển.
Anh sợ rằng những sự giao du với đời sống bên ngoài không những không giúp ích gì mà còn làm mất thời gian vàng ngọc: “Khi dọn đến ở, tôi có một ước mơ duy nhất, tự giam mình trong tháp ngà và làm sao chỉ thu hút sự chú ý của dư luận đến bản thân càng ít càng tốt” [10, tr. Là một người nghiên cứu về sự già trước tuổi ở con người dưới tác động của những lo toan trong cuộc sống, lẽ ra Yudin cần thâm nhập sâu vào cuộc sống, tìm hiểu và gặp gỡ nhiều người để tìm ra nguyên nhân của sự già trước tuổi. Yudin đã thực sự ngạc nhiên khi nghe bạn mình bàn luận về các loại nấm: “Cái mà nhiều người quen gọi là nấm gỗ, thực ra không phải nấm, mà chỉ là thân có quả của nó còn bản thân cây nấm thì phá hoại thân cây từ bên trong” [10, tr.
Trong tác phẩm, nhà văn cũng đưa ra hình mẫu của một nhà khoa học lý tưởng, đó là giáo sư Uspensky: “Ông là một nhà bác học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng đã đạt đến tất cả những vinh quang mà một bác học có thể có và hoàn toàn xứng đáng với những vinh quang ấy, một nhà sinh lý học có ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực phát triển bản thể ở Liên xô và trên thế giới. Nhà văn cũng khẳng định lại giá trị đạo đức cần thiết nhất đối với người làm khoa học: “Kinh nghiệm của một nhà thực nghiệm nói với tôi rằng sự khách quan trước hết là khả năng thoát ra khỏi những quyền lợi thiết thân gẫn gũi để phụng sự chân lý hoặc là ít ra giữ mình ở một ranh giới mà nếu vượt qua khỏi khả năng tuyển chọn cuả ý thức, chúng ta sẽ biến thành định kiến” [10, tr. Họ coi dịch vụ của mình là sự ban phát của chế độ xã hội chủ nghĩa: “chúng tôi là những nhân vật tin cẩn của nhà nước, anh chỉ là một cá nhân thôi, chúng tôi ở đây là để thực hiện những nghĩa vụ của mình chứ không phải để chiều những mong muốn của anh, anh ở đây không có quyền lực gì, phàn nàn gì chúng tôi chỉ vô ích, bởi cấp trên quan tâm đến chúng tôi nhiều hơn các anh” [10, tr.
Tuy hơn tuổi Yudin nhưng tính tình Alyosha vô tư, trẻ con: “Alyosha sống như một con chim nhỏ không ai ràng buộc, say mê đấy rồi chán ngán đấy, cái gì cũng vớ lấy nhưng chỉ hăng được nửa vời, ngay đến trả thi tối thiểu để trở thành nghiên cứu sinh cũng không chị làm.” [10, tr. Sau những lời sám hối, người kể chuyện luôn đưa ra những lời biện minh cho bản thân và lần này cũng vậy, anh ta an ủi lương tâm trước tình cảnh khốn khó của hai người bạn bằng những lời lẽ có vẻ rất thuyết phục: “Tôi thậm chí cũng không biết rằng chúng tôi sẽ gặp nhau, còn trước đó thì lại không hề có một cố gắng nào để tìm bạn bè và can thiệp vào số phận của họ. Chi tiết thể hiện rừ nhất lũng chung thủy với bạn bố của Alyosha là khi tìm được một chùm nấm gan – không chỉ là một loại nấm quý hiếm mà nó còn đang là tài liệu nghiên cứu khoa học của Alyosha, ngay lập tức anh đã quyết định mang về nhà đãi bạn, vì khi được rán lên, nó trở thành món ngon quý hiếm.
Tác giả đưa ra hai số phận khác nhau không nhằm mục đích nhận định sự đúng - sai trong việc chọn lựa hướng đi cho cuộc sống mà đơn giản và sâu sắc hơn, nhà văn đã đem đến cho độc giả cái nhìn đa chiều về hạnh phúc. Khi đến thăm vườn quốc gia, Yudin được chứng kiến cảnh sống bình dị nhưng chan chứa tình cảm của hai vợ chồng người bạn thân: “Đuxia vai gánh hai xô đầy thức ăn đang đi lại giữa những chiếc mỏng, cũn Alờchxõy thỡ đang hào hứng cầm thanh sắt gừ vào một tấm cửa lò treo trên cành cây, miệng gọi liên tục “Ôleska”, “Ôleska”… Khi nhìn hạnh phúc hai con người trước mặt, tôi thấy trong lòng một nỗi thú vị đến buồn bã, mà hai người này thì không thể nghi ngờ gì được, quả thật họ đang rất hạnh phúc… Alêchxây hét, trong giọng cậu ta chứa đựng nhiều niềm vui và lòng tốt, đến nỗi tôi cũng thấy vui lây” [10, tr. Tôi ồ lên ngạc nhiên và thích thú: củ cải đỏ và hành tươi trộn váng sữa, phó mát tươi, mật ong và cả món thịt bò hầm bốc khói trong đĩa gỗ - đấy là tất cả những gì mà tâm hồn bị văn minh thành phố dày vò của tôi đã hàng ngày khao khát” [10, tr.