MỤC LỤC
Khi các lớp rác đã đầm nén xong và gò rác đạt được độ cao thích hợp thì phủ một lớp đất hoặc vật liệu tương tự khác dày khoảng 10 – 15 cm. Sự quyết định áp dụng phương pháp vận hành bãi phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp, phụ thuộc vào khả năng tiếp cận vùng đổ của phương tiện đổ rác và thiết bị đang được sử duụng tại bãi.
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến Compost vì nó quyết định thành phần quần thể vi sinh vật (ban đầu là nhóm mesophilic và sau đó là nhóm thermophilic chiếm ưu thế), ngoài ra nhiệt độ còn là một chỉ thị để nhận biết các giai đoạn xảy ra trong quá trình ủ Compost. Trong quá trình chế biến có sự tham gia của nhiều loại vi sinh vật khác nhau như nấm, vi khuẩn, khuẩn tia (actinomycetes) đôi khi còn có tảo …. Hầu hết hoạt động của vi sinh trong quá trình chế biến Compost có đến 80 – 90% là do vi khuẩn. Một trong những yêu cầu sản xuất Compost là phải hạn chế đến mức tối đa các loài vi sinh vật gây hại có trong sản phẩm, do đó để đảm bảo tiêu chuẩn tiêu diệt mầm bệnh, trong lúc vận hành chế biến Compost cần đảm bảo nhiệt độ để có thể tiêu diệt hết mầm bệnh. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy rác bao gồm cả đơn bào và đa bào, đặc biệt là vi khuẩn, nấm, men và actinomycetes là các loại vi sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phân hủy rác. Thông thường vi khuẩn là các đơn bào, bao gồm các dạng hình cầu, que và xoắn. Công thức hóa học của vi khuẩn là C5H7NO2. Nấm là các cơ thể đa bào, không quang hợp, có kích thước tương đối lớn và rất dễ dàng phân biệt chúng với khuẩn roi hoặc actinomycetes. Hầu hết các loại nấm có khả năng phát triển ở môi trường có nồng độ nitơ, pH và độ ẩm thấp. Cơ chế trao đổi chất của nấm là hiếu khí, chúng phát triển trong những sợi dài bao gồm các đơn vị tế bào có nhân được gọi là “hyphae”, và cú bề rộng dao động từ 4 đến 20àm. Men là những tế bào nấm không thể hình thành trong những sợi dài, và vì vậy chúng là đơn bào. Một số men tạo tế bào có dạng hình elip kích thước chiều dài từ 8 đến 15àm và chiều rộng từ 3 đến 5àm, một số khỏc cú dạng cầu cú đường kớnh dao động từ 8 đến 12àm. Actinomycetes là những vi sinh vật mang tính trung gian giữa vi khuẩn và nấm. Cả hai quá trình kị khí và hiếu khí đều được sử dụng để xứ lý rác. Trong quá trình xử lý, để bảo đảm duy trì và tăng trưởng cho vi sinh vật, phải bảo đảm các yếu tố cần thiết về nguồn carbon, hydrô, ôxy, nitơ, phospho, các muối vô cơ, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng, cũng như các điều kiện về môi trường như pH, nhiệt độ, độ ẩm. Dựa vào khoảng nhiệt độ để vi sinh vật phát triển tối ưu, chúng được chia ra thành ba loại chớnh nhử sau:. Trong những năm gần đây vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ tối ưu 70-75 oC cũng đã được tìm thấy và hứa hẹn nhiều triển vọng xử lý với tốc độ và hiệu quả xử lý cao. Qui trình xử lý rác bằng phương pháp sinh học hiếu khí đã đưọc áp dụng mạnh mẽ và hai thập kỷ trước đây, nhất là trong những nhà máy sản xuất phân hữu cơ. Ví dụ về công nghệ này cho đến nay cũng còn được áp dụng ở nhiều nơi và ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi hệ thống xử lý hiếu khí cũng mới chỉ ngưng hoạt động cách đây 5 năm. Đối với quá trình hiếu khí, lượng oxy cần thiết được tính theo công thức:. CaHbOcNd va CwHxOyNz biểu diễn thành phần mole của chất hữu cơ đầu và cuối của quá trình. Khi quá trình hiếu khí xảy ra hoàn toàn, tức là toàn bộ chất hữu cơ bị khoáng hóa thành CO2, H2O và NH3 thì phương trình trên có dạng như sau:. Lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn NH3 thành NO3 được tính theo công thức:. Đối với quá trình kị khí, phản ứng xảy ra như sau:. CaHbOcNd và CwHxOyNz biểu diễn chất hữu cơ đầu và cuối của quá trình. Khi quá trình kị khí xảy ra hoàn toàn, tức là toàn bộ chất hữu cơ bị khoáng hóa thành CH4, CO2, và NH3, thì phương trình phản ứng trên có dạng như sau:. Công nghệ xử lý kỵ khí được áp dụng phổ biến nhất trong các hệ thống xử lý bùn dư từ các nhà máy xử lý nước và nước thải và mang lại hiệu quả xử lý rất cao đồng thời cho phép thu hồi khí methane làm nguồn năng lượng. Không khí ở môi trường xung quanh được cung cấp tới khối Compost để vi sinh vật sử dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng nhiệt. Nếu không được cung cấp khí đầy đủ thì sẽ tạo thành những vùng kị khớ beõn trong khoỏi Compost gaõy muứi hoõi. Để cung cấp không khí cho khối Compost có thể thực hiện được bằng cách đảo trộn và thổi khí. Áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không cần máy nén. Ngoài ra các cửa sổ của hầm ủ cũng sẽ đủ cho làm thoáng, chỉ cần đảo cửa sổ mỗi ngày một lần hoặc nhiều ngày một lần. Nên đảo trộn một lần một ngày hoặc nhiều lần một ngày. Kích thước hạt là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm và tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí sẽ xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với Oxi, do đó có thể làm tăng tốc độ phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định. Hạt có kích thước quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp, ức chế tốc độ phân hủy. Còn hạt quá lớn sẽ có độ xốp cao, làm cho sự phân bố khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình chế biến Compost. Là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến Compost. Độ xốp thay đổi tùy theo thành phần của chất thải rắn. Độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển Oxi nên hạn chế giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ Compost. Còn độ xốp cao có thể làm cho nhiệt độ trong khối ủ Compost thấp, không đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh. 8) Các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên cũng có thể gặp một số vấn đề xảy ra nếu như sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiều hợp chất hữu cơ, kết quả là sẽ tạo ra những Aldehydes và Acide hữu cơ có thể làm tăng thêm mức độ ô nhiễm hoặc sự Ôxy hoá những dẫn xuất hữu cơ có chứa Sulfure, Phosphorus hoặc Halogens sẽ tạo ra những chất gây ô nhiễm không mong muốn nhử SO2, HCl, HF, Phosgena2. Nguoàn: George Tchobanoglous, Hilary Theisen, Rolf Eliassen Solid Wastes, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo 1977 Số liệu công bố ở Hoa Kỳ cho thấy nhiệt phân một tấn rác đô thị cho phép thu hồi được 2 gallons dầu nhẹ (light oil), 5 gallons hắc ín và nhựa đường, 25 pounds ammonium sulphate, 230 pounds than, 17.000 feet khối khí và 133 gallons chất lỏng.
Chi phí đầu tư và vận hành cao, hạn cheỏ trong vieọc kiểm soát khí thải có chứa dioxin, ít hiệu quả đối với rác mà thành phần hữu cơ chiếm ưu thế, rác có độ ẩm cao. Nguồn: Đánh giá, đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn tỉnh Tiền Giang Sở Tài Nguyên - Môi Trường Tiền Giang II.3.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các phương án.
Nhận thức rừ điều này, nhiều cụng nghệ xử lý hiện nay đó chỳ trọng tới việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động môi trường từ các chất thải thứ cấp. Nguồn: Đánh giá, đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn tỉnh Tiền Giang Sở Tài Nguyên - Môi Trường Tiền Giang Dựa vào các đánh giá so sánh ở trên và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, tác giả lựa chọn đề xuất phương án 1 để xử lý chất thải rắn cho huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng ..) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn có thể tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axid amino butyric.
SO2, NO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. Ôxít cacbon (CO) là một loại khí độc do nó có cảm ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu tạo ra CacboxyHemoglobin làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể.
Hiện tại, Ban quản lý chợ Thị Trấn Tân Hiệp có một đội xe chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển chất thải từ huyện ra bãi chứa rác. Các xe thô sơ (ba gác) thu gom rác từ các hộ gia đình, các đường nhỏ mà xe lớn không vào được, các khu công cộng… Xe tải vận chuyển rác tiếp từ các điểm hẹn lấy rác trong huyện (04 điểm hẹn chính) ra bãi đổ.
Hiện nay, nhân sự có 12 người chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển rác vào bãi đổ.
Hệ thống sông Tiền: Phân bố về phía Nam của huyện có mật độ sông rạch cao, hệ thống kênh mương nội đồng tốt , hướng nước ngọt quanh năm và mang lại phù sa bồi đắp từ Sông Tiền đưa vào thông qua các sông rạch chính như: Sông Phú Phong , sông Rạch Gầm , rạch Xoài Hột, rạch Bến Chùa và kênh Nguyễn Tấn Thành…… với đặc điểm như vậy nên vùng này có nhiều thuận lợi trong việc tươí tiêu , phục vụ sản xuất đặc biệt là việc hình thành vùng nguyên canh cây ăn quả. Các đơn vị công nghiệp hoạt động chủ lực trong khu công nghiệp hiện nay gồm: Nhà máy bia Foster’s Tiền Giang, Nhà máy chế biến gạo Việt Nguyên (Vinarice), Công ty sản xuất - thương mại Tân Mỹ, Cảng Mỹ Tho, Nhà máy thức ăn gia súc CP Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Công ty Badavina, Xí nghiệp may Nhà Bè, Công ty TNHH Việt Phú,… Các đơn vị này đều đã được thẩm định báo cáo ĐTM nhưng việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn chậm, trong khi đó tất cả các loại nước thải đều được thải thẳng vào nguồn nước sông Tiền.
Theo quy định về thiết kế bãi chôn lấp thì thời gian hoạt động của một hố chôn không vượt quá 3 năm, ở đây tác giả chọn thời gian hoạt động của mỗi hố chôn là 2 năm, thời gian hoạt động của toàn bãi chôn lấp là 10 năm (bãi rác sẽ được quy họach mở rộng thêm nếu có nhu cầu sau đó). Khí sinh ra từ bãi rác là một nguồn gây nguy hiểm, không an toàn nếu không được phát tán hoặc thu gom để chuyển thành nguồn năng lượng khác, vì nó dễ gây cháy nổ và ngạt thở đối với người hay động thực vật ở bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh.