MỤC LỤC
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hộ chủ nghĩa HCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai..), sau đó tổng kết và Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt Nam, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM nhà nước (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng phát triển VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 39 NHTM cổ phần đô thị và nông thôn, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn tại VN và 01 Quỹ tín dụng nhân dân.
Đứng trước một sân chơi lớn với sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập vào WTO và tận dụng giai đoạn chứng khoán bùng nổ cuối năm 2007, các ngân hàng TMCP Việt Nam tranh thủ phát hành cổ phiếu để tăng vốn để thu về sự chênh lệch giá trị lớn và học hỏi các kinh nhiệm quản lý tiên tiến, chuyên nghiệp từ các cổ đông nước ngoài trong thành phần cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam. Với xu hướng nói trên trong năm 2008 và một số năm tới, các NHTM CP tiếp tục có sự bứt phá, vươn lên mạnh mẽ trong cạnh tranh, còn các NHTM Nhà nước tiếp tục bận bịu quá nhiều với việc cổ phần hoá cũng như những lực cản khác, nên sẽ tiếp tục bị "hụt hơi" trong cuộc đua trên thị trường tài chính – tiền tệ, ít nhất là ở địa bàn TP.HCM.
Theo đó, các tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép thành lập, hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định tại danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng kèm theo Nghị định này, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải tăng vốn điều lệ cho đủ bằng mức vốn pháp định. Tuy nhiên đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ tháng 12 năm 2008 và những tín hiệu tăng trưởng nóng của tín dụng trong nước sau gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ, ngày 10 tháng 08 năm 2009, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 15/2009/TTNHNN quy định về tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt nam trừ các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. So với quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng tại Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 457/2005/QĐNHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thông tư đã quy định cụ thể về các nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng và cách xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của tổ chức tín dụng.
Độ sâu tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng rất đáng kể, thể hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dư nợ/GDP ngày càng tăng. Bên cạnh các chỉ số tài chính thể hiện tốc độ phát triển và độ sâu tài chính của hệ thống ngõn hàng trong năm 2007, chỳng ta cũng thấy rừ tớnh cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ở khía cạnh khác như mức độ sôi động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của các NHTM cũng khá gay gắt, thể hiện ở việc các đơn vị đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. HCM chỉ trong tháng 10 đã có hơn 20 chi nhánh ngân hàng, phòng và điểm giao dịch được mở).
Song song đó ngân hàng nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để bình ổn thị trường tiền tệ như: đặt ra mức huy động trần lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng, phát hành tín phiếu bắt buộc, khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% trong năm 2008 sau khi tăng quá nóng cuối năm 2007. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định có quy mô rất khiêm tốn trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, cũng tính đến hết năm 2007 tổng số tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác là 840 tỷ đồng, gấp 5 lần mức 168 tỷ đồng hết năm 2006; trong khi đó, tiền gửi và huy động từ khách hàng chỉ đạt 417 tỷ đồng, tăng rất chậm so với mức 332 tỷ đồng năm trước. Khi có những biến động trên thị trường tiền tệ, như: Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng thương mại phải mua một khối lượng lớn tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng thương mại cho vay chủ yếu là ngân hàng thương mại Nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn, tiến hành thu hồi nợ và hạn chế hay ngừng cho vay ra, làm cho các ngân hàng thương mại thiếu hụt tạm thời thanh khoản.
Tuy nhiên nếu bỏ qua những đặc thù trên, những hạn chế vốn có thì các ngân hàng thương mại đã đạt được những thành tựu vượt bật trong những năm vừa qua, những nỗ lực không ngừng để đưa nền tài chính của nước ta càng hoàn thiện hơn trong xu thế hội nhập cạnh tranh gay gắt và góp phần làm hoàn thiện hơn các chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nước.
Tính thống nhất trong điều hành các chính sách liên quan còn hạn chế như điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất; chính sách tham gia của các ngân hàng, tổ chức tín dụng vào thị trường vốn; chính sách đầu tư gián tiếp; cải cách doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; quản lý nợ công…Quy mô thị trường vốn còn nhỏ khi nguồn cung cấp vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế cho thị trường chưa nhiều. Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và gắn với niêm yết thị trường chứng khoán; thúc đẩy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà soát để có thể bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các công ty mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Để đảm bảo cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả, các nhà hoạt định chính sách cũng cần quan tâm đến các điều kiện sau: các cổ đông phải được khuyến khích hoạt động một cách độc lập và uy tín; cổ phần phải được chuyển nhượng rộng rãi và tỷ lệ nắm giữ tối đa là 510%, và sự cân bằng về tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông lớn để tránh tình trạng thông tin nội gián hay mâu thuẫn về quản trị.
Nguyên tắc cơ bản của điều hành kinh tế vĩ mô là phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và giữa các công cụ của chính sách tiền tệ; xử lý phù hợp mối quan hệ giữa lãi suất tín dụng với tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là cán cân thương mại; quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia; bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng. Từ những cơ sở lý luận mang tính khái niệm nêu trong chương 1 và tình hình thực tế trong công tác quản lý vốn nói chung ở các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong chương 2, tôi xin được kiến nghị các giải pháp cũng như các gợi ý chính sách trong cách bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có tại các đơn vị là các ngân hàng thương mại cổ phần và các cơ quan quản lý kinh tế, các nhà tạo lập chính sách, điều phối thị trường tài chính…trong chương 3 của đề tài. Những kiến nghị nhắm vào các công tác quản lý ở bản thân các ngân hàng vì đây là những giải pháp mang tính chủ động trong điều kiện cụ thể, đặc thù của nền tài chính Việt Nam và các ngân hàng phải nổ lực học hỏi và áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, hiệu quả từ những nền tài chính đã phát triển từ những thực tế tại các ngân hàng của mình vì không ai khác ngoài bản thân các ngân hàng hiểu được tình hình hiện tại như thế nào.