MỤC LỤC
Khi thực hiện việc mua trái phiếu, người mua trái phiếu được xem như đã cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền và trái phiếu là bằng chứng thể hiện liên hệ giữa người cho vay (người mua trái phiếu) và người đi vay (tổ chức phát hành trái phiếu), và nó được xem là một loại chứng khoán nợ. - Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá: Là loại trái phiếu mà người sở hữu trái phiếu phải trả cho người phát hành một số tiền bằng đúng mệnh giá trái phiếu để có được trái phiếu đồng thời người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được một cam kết chi trả lãi định kỳ và nhận lại số vốn gốc bằng đúng mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn từ người phát hành.
Chính vì vậy, việc phát hành trái phiếu cần có những điều kiện nhất định, cần có cơ chế giám sát việc sử dụng đồng vốn huy động này để tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích phát hành và sử dụng không hiệu quả. Chính phủ tham gia thị trường trái phiếu, cung cấp hàng hóa ra thị trường thông qua phát hành trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu. công trình) nhằm huy động vốn từ các tổ chức và các tầng lớp dân cư phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.
Các chủ thể này bao gồm các nhà đầu tư, các định chế tài chính trung gian, các tổ chức định mức tín nhiệm, cơ quan thanh toán, bù trừ và lưu ký, nhà quản lý thị trường… Quy mô tham gia của nhà đầu tư phải đủ lớn có như vậy lãi suất đặt thầu mới mang tín đại diện cho thị trường. Các văn bản pháp luật quy định về các yêu cầu phát hành trái phiếu, cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu; trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trên thị trường; xử lý các tranh chấp; hình thức thanh toán, đối tượng tham gia đấu thầu.
• Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng phát hành cổ phiếu rộng rãi sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh… thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt động, hệ thống kế toán – kiểm toán, định mức tín nhiệm… Điều này đặc biệt quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách rộng rãi và niêm yết trái phiếu của mình trên sở giao dịch chứng khoán.
Thị trường trái phiếu Malaysia là một trong số những thị trường trái phiếu phát triển hơn ở trong khu vực: cả về sự gia tăng quy mô thị trường, hoạt động phát hành và giao dịch TPDN, TPCP năng động, việc giới thiệu các công cụ tài chính mới (ví dụ như các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản) và những tiến bộ của hệ thống luật pháp là những điều đáng ghi nhận trong nền kinh tế năng động này. Chính phủ Malaysia triển khai các biện pháp tạo tính thanh khoản như: chính sách bảo hiểm cho các TPCP; thực hiện công cuộc tự do hóa lãi suất; công bố công khai kế hoạch thực hiện đấu giá TPCP và thực hiện các biện pháp để cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho thị trường như: hệ thống thanh toán bù trừ; hệ thống đấu thầu tự động; hệ thống công bố thông tin trái phiếu… Bên cạnh đó các công ty xếp hạng tín nhiệm được thành lập và hoạt động ở nhiều nước.
Về lạm phát và lãi suất: Trong những tháng đầu năm 2008, lạm phát Việt Nam tăng cao đã buộc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam phải tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển rất nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng.
Cách thức chào bán này có nhiều ưu điểm: (i) cho phép tổ chức phát hành thăm dò nhu cầu thị trường và điều chỉnh giá chào phù hợp thông qua việc trao đổi 2 chiều với nhà đầu tư; (ii) giá trái phiếu phản ánh đúng nhu cầu thị trường vì được xác định dựa trên đăng ký chính thức và phản hồi từ nhà đầu tư; (iii) tổ chức phát hành có thể chào bán và bán trái phiếu cho đối tượng nhà đầu tư có lựa chọn. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hầu như chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng cổ phần Gia Định, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)….
• Thứ hai: Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển đó là thị trường trái phiếu chưa có đường cong lãi suất chuẩn: Thực tế tại các nước có thị trường trái phiếu phát triển cho thấy, đường cong lãi suất có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà phát hành (hạn chế rủi ro), các nhà đầu tư (xác định được giá theo thị trường, quyết định đầu tư trên cơ sở phân tích được rủi ro của khoản đầu tư cũng như lợi tức thu được) mà còn rất có ý nghĩa đối với các nhà trung gian (phát triển các công cụ phát sinh và tạo lập thị trường qua các giao dịch mua bán có kỳ hạn và giao dịch tương lai). Hiện nay thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn chủ yếu là do chưa có cơ chế định giá theo thị trường một cách đáng tin cậy, lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa hoàn toàn được hình thành trên các nguyên tắc thị trường theo quan hệ cung cầu mà vẫn có lãi suất chỉ đạo, khối lượng phát hành các trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa đa dạng về chủng loại, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ tuy đã được xây dựng theo quý và theo năm,.
Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam là một bộ phận trong sự phát triển thống nhất của thị trường tài chính, trên cơ sở phối hợp đồng bộ với các thị trường bộ phận khác nhằm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt: tạo nên một thị trường trái phiếu sôi động, minh bạch và chuyên nghiệp; thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức như Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, công ty tài chính… Hình thành một hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp, tạo lập thị trường cho trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Đối với thị trường TPDN: Hiện có hai văn bản mới ảnh hưởng đến thị trường TPDN, đó là Nghị định 52/2006/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và Luật chứng khoán điều chỉnh việc phát hành trái phiếu ra công chúng, để thúc đẩy thị trường TPDN, các cơ quan Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm đưa Luật và Nghị định sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Hiện nay thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn chủ yếu là do chưa có cơ chế định giá theo thị trường một cách đáng tin cậy, lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa hoàn toàn được hình thành trên các nguyên tắc thị trường theo quan hệ cung cầu mà vẫn có lãi suất chỉ đạo, khối lượng phát hành các trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa đa dạng về chủng loại, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ tuy đã được xây dựng theo quý và theo năm, nhưng việc công bố thông tin còn chậm.
Mô hình nhóm phân tích (Áp dụng cho việc đánh giá xếp hạng một nhà máy sản xuất ô tô Nhật Bản).